Pages

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Trung Quốc im lặng về cuộc chiến 1979

Bia tưởng niệm chiến sỹ Việt Nam trong chiến tranh biên giới
Truyền thông Trung Quốc tỏ ra im ắng trước đợt kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới với Việt Nam, mà Bắc Kinh gọi là "chiến tranh tự vệ" còn Việt Nam gọi là "chiến tranh xâm lược".
Ngày 17/2/1979, quân đội Trung Quốc tấn công nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học", theo lời cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.


Thậm chí, các trang mạng xưa nay vẫn bị coi là dân tộc chủ nghĩa và hiếu chiến như Hoàn Cầu hay mạng quân sự Thiết Huyết cũng chưa đưa tin.
Tuy nhiên đúng dịp kỷ niệm 35 cuộc chiến tranh này, báo chí chính thống Trung Quốc chưa có một dòng nhắc nhở sự kiện.
Một nguồn tin nói với BBC rằng đây "có lẽ là quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc".
Trong khi đó, một báo điện tử Việt Nam - VnExpress, sáng thứ Sáu 14/2 đăng bài tựa đề 'Bấm35 cuộc chiến biên giới phía Bắc'. Báo PetroTimes cùng ngày cũng có bài 'Bấm1979 - Cuộc chiến không thể lãng quên'.
Một hôm trước đó, báo mạng Một thế gới cũng đăng loạt bài nói về chiến tranh biên giới 1979 nhưng gỡ bỏ sau vài tiếng đồng hồ.
Quan chức tuyên giáo Việt Nam đã bác bỏ liên quan.

'Mời Tập Cận Bình đi thăm'

Phóng viên Diệp Tĩnh Tư của BBC tiếng Trung nói cho tới giữa trưa ngày thứ Sáu 14/2, chỉ có tờ Minh Báo xuất bản bằng Trung văn, vốn được coi là của Đảng CS ở Hong Kong, là có bài đề cập tới cuộc chiến 1979.
Bài viết phản ánh việc Hội cựu chiến binh của những người từng tham chiến ở Việt Nam đang dự định tổ chức kỷ niệm 35 năm "chiến tranh tự vệ" ở Bằng Tường, thuộc Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Hội này kêu gọi các cựu chiến binh mặc quân phục có mặt trong lễ tưởng niệm sẽ diễn ra gần Hữu nghị quan trên biên giới Trung-Việt.
Theo Minh Báo, thông tin này đã khiến chính quyền lo lắng và đã có hành động ngăn chặn.
Chưa rõ sự kiện này có thể diễn ra hay không. Năm ngoái các cựu chiến binh Trung Quốc đã có lễ kỷ niệm khá hoành tráng.
Hội cựu chiến binh Trung Quốc nói tuy nhiều lính Trung Quốc đã thiệt mạng trong cuộc chiến với Việt Nam, "Trung Quốc chưa bao giờ tổ chức một lễ tưởng niệm chính thức". Lời kêu gọi cũng nói đây là hoạt động "phát huy tinh thần yêu nước" và "ghi nhớ sự hy sinh" của bộ đội Trung Quốc.
Cựu chiến binh Trung Quốc nhiều lần tuần hành đòi quyền lợi
Những người tổ chức bày tỏ nguyện vọng muốn mời Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân tới tham dự. Trong thời kỳ xảy ra cuộc chiến, ông Tập làm thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương và được nói đã tới thị sát trận địa, trong khi vợ ông, ca sỹ Bành Lệ Viện, đã từng biểu diễn úy lạo các chiế́n sỹ.
Cuộc chiến biên giới 1979 kéo dài tới 18/3 thì quân Trung Quốc mới rút đi.
Phía Việt Nam nói tổng cộng 60 vạn lính Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến biên giới, trong khi phía Trung Quốc nói con số 30-40 vạn.
Phía Trung Quốc nói quân lính Việt Nam chết và bị thương vào khoảng 50.000 - 70.000, lính Trung Quốc khoảng 20.000.
Phía Việt Nam thì trong một số bản tin hiếm hoi nói tiêu diệt hơn 30.000 lính Trung Quốc.
Tạp chí Time của Mỹ lại đưa ra con số khá khác biệt: ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi số bộ đội Việt Nam chết chưa tới 10.000 .
Các cựu chiến binh Trung Quốc đã nhiều lần tụ tập tuần hành để đòi cải thiện chế độ đãi ngộ đối với họ.

Báo Việt lại đưa tin

Hàng nghìn dân thường Việt Nam cũng thiệt mạng và thương vong trong cuộc chiến 1979, tuy không có con số thống kê chính thức.
Một ngày sau khi báo điện tử Một thế giới phải gỡ loạt bài về chiến tranh biên giới, tờ báo điện tử lớn khác là VnExpress chạy bài về sự kiện này.
Bài viết lược lại tiến trình cuộc chiến 30 ngày, bắt đầu từ bối cảnh rạn nứt trong quan hệ Việt-Trung những năm 1970.
Báo này nói dù từng nghe tuyên bố về ý định trừng phạt từ Trung Quốc trước đó "cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới".
Bài viết cho hay: "Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố".
Các báo lớn khác ở Việt Nam như Tuổi Trẻ hay Thanh Niên vẫn không thấy có bài nói về cuộc chiến 1979 dù lãnh đạo ngành Tuyên giáo khẳng định "tổng biên tập toàn quyền quyết định".

Không có nhận xét nào: