Pages

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Biển Đông : Ngoại trưởng Mỹ vận động « đóng băng » các hành vi khiêu khích

Hội nghị các ngoại trưởng thuộc khối Hội nghị Thượng đỉnh
Đông Á tại Naypyidaw (Miến Điện) ngày 10/08/2014.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Trọng Nghĩa
Tại Miến Điện, bất chấp các phản ứng thiếu thân thiện từ phía Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ đã tranh thủ các Hội nghị mà ông tham dự trong hai ngày 09-10/08/2014, để vận động các nước chấp nhận đề nghị đình chỉ mọi hành vi khiêu khích trên Biển Đông.

Sau khi nêu lên ý kiến về việc được gọi là « đóng băng/freeze » các hoạt động nguy hiểm tại Hội nghi Mỹ-ASEAN vào hôm qua, ông John Kerry đã nêu bật trở lại vấn đề này vào hôm nay, đặc biệt tại Hội nghị các Ngoại trưởng trong khối Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EAS.
Trong phát biểu trước các đồng nhiệm trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á – bao gồm 10 nước ASEAN, 3 nước Đông Bắc Á, Ấn Độ, New Zealand, Úc, Nga và Mỹ - Ngoại trưởng đã nhắc lại rằng mọi nước đều có nhiệm vụ bảo đảm quyền tự do hàng hải và sử dụng vùng biển trong tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.
Trong tình hình căng thẳng hiện nay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đề nghị : « Một phương pháp đơn giản có ý nghĩa : Tự nguyện và cùng nhau đóng băng mọi loại hoạt động ‘gây phức tạp hoặc làm tranh chấp leo thang’ ».
Đối với Ngoại trưởng Mỹ, đề nghị này không có gì mới, mà nguyên tắc đã từng được Trung Quốc và ASEAN đồng ý cách nay hơn 10 năm, trong bản Tuyên bố về các Ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, do đó không hề gây tổn hại cho lợi ích của các nước.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, nếu các bên tranh chấp xác định được cái gì là hành động gây căng thẳng hoặc thay đổi thực tế trên hiện trường, và nhất trí với nhau trên việc đình chỉ những hành động có liên can, điều đó hỗ trọ cho việc thực hiện bản DOC năm 2002.
Ngoài ý kiến về sự cần thiết phải đình chỉ các hành vi khiêu khích, ám chỉ thủ phạm là Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ còn nêu bật nhu cầu tuân thủ luật quốc tế, trong đó có UNCLOS mà Mỹ chưa phê chuẩn nhưng vẫn tôn trọng.
Đối với ông John Kerry, mọi đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông đều phải phù hợp với UNCLOS – « dù đó là đường 9 đoạn của Trung Quốc hay là những cái gì khác ». Theo ông Kerry, tất cả các bên – chứ không riêng gì Trung Quốc - đều phải làm rõ các yêu sách chủ quyền của mình, vì chính sự thiếu mơ hồ trong với các tuyên bố ở Biển Đông đã tạo ra tình trạng bất ổn.
Về phía Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã yêu cầu các nước ngoài ASEAN là không nên xen vào tình hình Biển Đông. Đối với Trung Quốc, nội dung bản DOC đã đủ sức giúp các nước xử sự với nhau tại vùng Biển Đông, và mọi ý kiến thay đổi đổi nào khác đều có thể có hại cho cả Bắc Kinh lẫn ASEAN. cũng như ASEAN.

Không có nhận xét nào: