Pages

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

CHUYÊN GIA QUỐC TẾ VÀ DƯ ÂM CHUYỆN GIÀN KHOAN – Bùi Anh Trinh

1Chuyên gia Úc, giáo sư Carl Thayer, Học viện Quân sự Úc
Trong một bài viết mang tựa đề 4 Reasons China Removed Oil Rig HYSY-981 Sooner Than Planned” ( 4 nguyên do rút giàn khoan sớm hơn dự định ) giáo sư Carl Thayer cho rằng TQ quyết định rút giàn khoan vì 4 lý do :
(1) Hoàn thành tác nghiệp : Dựa theo tuyên bố của công ty dầu khí TQ China National Petroleum Corporation đăng trên Globall Times
(2) Tránh bão : Dựa theo bản tin của hãng truyền thông Xinhua ngày 16-7-2014
(3) Áp lực chính trị và ngoại giao của Hoa Kỳ : Dựa theo bài viết của Bonnie Glasser,chuyên viên phân tích của Center for Strategic and International Studies (CSIS),  đăng trên The New York Times.
(4) TQ tránh đẩy CSVN ngã hẳn về HK :  Dựa theo nhận xét của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Việt Nam của Hoa Kỳ.

Cả bốn lý do trên đây đều bị dư luận bác bỏ :  (1) Sự kiện rút trước thời hạn chứng tỏ tác nghiệp chưa hoàn thành chứ không phải là hoàn thành.  (2) Trước khi lên lịch hoạt động cho giàn khoan thì TQ phải biết mùa nào là mùa bão. (3) Nếu sợ áp lực của HK thì TQ đã không kéo giàn khoan tới.  (4) Nếu sợ CSVN ngã về HK thì TQ cũng đã không kéo giàn khoan tới.  Phản ứng của CSVN là chẳng đặng đừng bởi vì Luật Biển 2012 của CSVN xác nhận Hoàng Sa là của Việt Nam cho nên họ sẽ phải làm một điều gì đó,  chứ nếu không thì mất mặt lắm.
Dĩ nhiên trước khi quyết định đưa tàu ra cản phá thì CSVN đã nhắm dựa vào thế lực nào.  Nghĩa là họ đã ngã hẵn về phía HK ngay từ đầu.  Nếu không ỷ vào hậu thuẩn của HK  thì CSVN sẽ không dại gì đưa tàu ra cản phá.  Cùng lắm thì họ chỉ la làng mà thôi.
Chuyên gia Hoa Kỳ, giáo sư Zachary Abuza, đại học Boston
Ngày 4-8-2014 Tiến sĩ Zachary Abuza, một chuyên gia về VN của HK đưa ra bài viết : Vietnam buckles under Chinese pressure”( Việt Nam bị đè dưới áp lực của Trung Quốc”), đăng trên Asia Times Online.  Ông cho rằng TQ rút giàn khoan là do thỏa thuận ngầm giữa TQ và đảng CSVN.  Giáo sư Carl Thayer đã tóm lược 4 ý chính của bài viết :
(1)  Abuza cho rằng Trung ương ĐCSVN đã họp vào tháng 6/2014 và quyết định “lên án sự gây hấn và xâm lấn của TQ”. *( Carl Thayer bác bỏ chuyện này,  không có một bằng chứng nào nói về cuộc họp Trung ương vào tháng 6, chỉ có cuộc họp Đại hội Trung ương vào ngày 8-5-2014 ).
(2)  Ngày 18-6-2014 Ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì đến Hà Nội.  Abuza cho rằng trước đó CSVN hy vọng ông ta đến để xuống giọng hòa giải,  nhưng tuyên bố sau đó của ông ta chúng tỏ ngược lại;  ông ta tuyên bố “TQ làm bất cứ điều gì ngoại trừ hòa giải”.  Và cảnh báo một cách thẳng thắn rằng “TQ sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ các giàn khoan”. Nghĩa là cho tới lúc này Bắc Kinh vẫn cứng rắn. *( Giáo sư Jonathan London bác bỏ vì không có bằng chứng về những lời tuyên bố của DKT ).
(3)  Abuza cho rằng trước khi Dương Khiết Trì đến HN thì Bộ chính trị ĐCSVN có 10 người quyết định kiện TQ, còn 6 người không muốn kiện.  Nhưng sau khi DKT ra về thì có 6 người muốn kiện và 10 người không muốn kiện. *( Thayer và Jonathan bác bỏ vì không có bằng chứng )
(4)  Sau khi DKT ra về ( ngày 21-6 )  thì BCT của ĐCSVN quyết định hoãn kiện TQ về việc giàn khoan đã vi phạm Nguyên Tắc Ứng Xử Trên Biển Đông (2002).  Đồng thời BCT cũng quyết định hoãn chuyến đi Mỹ của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. *( Jonathan bác bỏ;  không có bằng chứng về quyết định thôi kiện,  và cũng không có bằng chứng hoãn chuyến đi của PBM là vì Hà Nội sợ TQ ).
Chuyên gia Hoa Kỳ, giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu Honolulu
Ngược lại với quan điểm của Abuza, Giáo sư Alexander Vuving, chuyên gia về China và Thế giới, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu An ninh Châu Á- Thái Bình Dương, tại Honolulu/ Hawai.  Giáo sư Vuving đưa ra bài viết “Did China Blink in the South China Sea ?” ( Phải chăng TQ thua trên Biển Đông? ):  đăng trên “The National Interest” :
(1)  Vuving cho rằng ngay khi giàn khoan mới được kéo tới, phía HN đã liên lạc với TQ và được TQ trả lời rằng : a/ CSVN phải chấm dứt hành động cản phá giàn khoan. b/ CSVN phải rút lại tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa ( Luật biển 2012 ). c/ CSVN không được kiện TQ về vụ giàn khoan. d/ CSVN không được liên minh với HK. *( Hoàn toàn không có bằng chứng, có lẽ Vuving lấy thông tin từ các nguồn tin mà ông cho là đáng tin cậy tại VN, tức là các nhà báo tự do hoặc các nhà đối kháng có uy tín ).
(2)  Cũng theo Vuving thì CSVN đã thôi kiện TQ và hoãn chuyến đi HK của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, nhằm tạo điều kiện cho TQ có hành động đáp ứng là xuống thang khủng hoảng.  Sau đó TQ đã rút giàn khoan. *( Carl Thayer và Jonathan London đã bác bỏ giả thuyết này ).
(3)  Vuving cho rằng bề ngoài của hành động rút giàn khoan có vẻ như là một thỏa thuận ngầm giữa Bắc Kinh và HN.  Tuy nhiên Vuving không tin đó là sự thực, bởi vì với thành quả đó thì hai bên có thể trở mặt lật lọng một cách dễ dàng; không ai dại gì tin nhau như vậy.  Vuving cho rằng Hà Nội chỉ theo Bắc Kinh một phần nào thôi.  *(Tức là bác bỏ giả thuyết mà chính ông đã đưa ra trong mục 2).
(4)  Vuving cho rằng khi tiến hành kế hoạch đưa giàn khoan vào Biển Đông thì TQ đã tính trước mức độ phản ứng của HN cho nên họ sẽ tiến hành từ từ như vết dầu loang, làm sao đừng để cho HN đi tới phản ứng chống lại quyết liệt.  Nhưng không ngờ là cuối cùng HN đã phản ứng tới mức muốn liên minh với HK và các nước liên quan trên Biển Đông  *( Đây chỉ là đoán chứ không có bằng cớ nào cho thấy TQ thực sự bất ngờ trước phản ứng của CSVN.  Trái lại, chắc chắn TQ phải tính trước là CSVN sẽ dựa vào thế lực nào để chống lại giàn khoan và chống lại Bắc Kinh ).
(5)  Để kết luận Vuving cho rằng lâu nay HK , CSVN và các nước liên quan trên Biển Đông đã tự ấn định một mức giới hạn cho các hành động leo thang của Bắc Kinh, hễ dưới mức đó thì có thể chấp nhận được;  nhưng vụ giàn khoan đã vượt mức ấn định của HK và các nước liên quan.  Do đó hành động rút giàn khoan có nghĩa là Bắc Kinh biết rằng họ đã đụng tới mức giới hạn.  Cho nên Bắc Kinh đã chớp mắt trước. ( Chữ Blink có nghĩa đen là chớp mắt, cũng có nghĩa bóng là “thua”, xuất phát từ trò chơi thi đua ý chí của người Âu :  Hai người ngồi yên nhìn thằng vào mắt nhau, hễ ai chớp mắt trước là thua ).
Tất cả 5 mục nói trên của Vuving chỉ là giả thuyết của riêng ông ta, những giả thuyết này rất khó có thể chấp nhận.  Còn 4 mục của Carl Thayer đã bị thực tế bác bỏ.  Và 4 mục của Abuza đã bị Carl Thayer và Jonathan bác bỏ.
Có một mẫu số chung là cả ba ông đều chằm hăm vào bàn cờ giữa CSVN-TQ mà cố tình không nhìn sang bàn cờ giữa HK-TQ.  Trong khi đó rất nhiều dấu hiệu cho thấy bàn cờ HK-TQ mới là bàn cờ chính của sự kiện giàn khoan :
- Trước khi đưa giàn khoan tới Hoàng Sa thì TQ bắt buộc phải đề phòng HK sẽ phản ứng ra sao,  chứ họ không đặt nặng việc CSVN sẽ phản ứng ra sao.  Và chắc chắn họ cũng đã tính trước là vụ giàn khoan sẽ trở thành lớn chuyện đúng vào thời điểm diễn ra cuộc họp thương lượng về kinh tế hằng năm giữa HK và TQ tại Bắc Kinh vào giữa tháng 7.
- Về phần CSVN thì trước khi đưa tàu ra cản họ cũng đã nhắm tới hậu thuẩn của Hoa Kỳ, họ thừa biết thực lực của mình so với thực lực của TQ,  nhất là về khoản chi phí tài chánh cho hoạt động cản phá ( Hao tiền tốn của rất nặng so với chi phí tài chánh khổng lồ của TQ.  Chi phí tài chánh của TQ khoảng 1 triệu USD cho một ngày ).  CSVN coi trận chiến giàn khoan chỉ là trận chiến tranh cân não giữa TQ và HK, trong khi đó họ chỉ là một đạo binh trong các đạo binh của trận chiến, gồm cả đạo binh của HK và Philippin.
- Quả nhiên, khi cuộc khủng hoảng giàn khoan đến cao điểm thì cũng là lúc diễn ra cuộc họp thương lượng kinh tế hằng năm giữa HK và TQ từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 7 năm 2014.  Đặc biệt trong cuộc họp thương lượng kinh tế lần này ( lần thứ 6 ) lại có sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng HK (?).
- Cuộc họp kết thúc ngày 10 thì ngày 14 đặc sứ Evan Demeiros của Tổng thống Obama đến Hà Nội gặp Tư lệnh Biển Đông Nguyễn Chí Vịnh (?).
- Ngày hôm sau, ngày 15,  Tư lệnh Hải Quân Hoa Kỳ đến Bắc Kinh gặp Tư Lệnh Hải quân TQ.
- Tối hôm đó TQ âm thầm rút giàn khoan.
Có phải 3 ngài chuyên gia Quốc tế nhận được thông tin từ người VN trong nước rồi tin, rồi giải đoán mà không thèm so lại với bàn cờ HK-TQ.  Cả ba bài viết đều chỉ rõ nguồn gốc thông tin là từ những lời mách của các chiêm tinh gia trong nước ( nhà báo tự do ) hoặc là các ông học trò con cháu cán bộ bự CSVN ( du học sinh ).  Nhưng những người này rất dễ bị mắc lừa bởi các tin mật đàm rỉ tai của CSVN.  Hà Nội cố tình tung tin dõm để gây hỏa mù, đánh lạc hướng tìm hiểu của người dân trong nước.
Không lẽ các chuyên gia quốc tế non tay nghề đến độ cũng bị CSVN bịp với cách bắn tin dõm cho “ăng ten” của các chuyên gia ?  Hay là chính các chuyên gia cũng muốn bịp ?  Bởi vì ít ra họ cũng phải so lại với bình luận của TV và báo chí Quốc tế trước khi họ tung ra nhận xét của mình;  trong khi dư luận Quốc tế luôn cho rằng bàn cờ Biển Đông là bàn cờ giữa HK và TQ.
BÙI ANH TRINH

Không có nhận xét nào: