Pages

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Tuyển “công chức” theo quy trình này... chế độ CS tự nó sẽ chết













Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Trừ 4 nước Cộng Sản, tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới, thi tuyển công chức cho đất nước không có tiểu chuẩn “đảng phái” trong hồ sơ dự tuyển. Nhân tài chứ không là chính khách vì thế “đảng phái” lại càng không có lý do để hiện diện trong nội dung đua tranh.

Với quy trình tuyển chọn nhân tài công chức cho đất nước càng công khai minh bạch, khắt khe bao nhiêu thì việc dùng “ô dù” đảng phái hay nhờ cậy quan hệ hoặc “dùng tiền mua ghế” sẽ bớt bấy nhiêu tới độ hầu như không có cơ hội thực hiện.

Từ đó người trúng tuyển sẽ có khuynh hướng trân trọng thành quả đạt được sau quá trình nỗ lực hoàn thiện năng lực không ngừng của bản thân. Và cũng chính vì thành quả từ “so bó đũa chọn cột cờ” đáng tự hào đó mà việc phiêu lưu vào tham ô, nhũng lạm sẽ bớt đi.

Chúng ta hãy tham khảo bài viết của anh Võ Văn Dũng thuộc Viện Đại học Tổng hợp Passau (Cộng hòa liên bang Đức) khái quát về qui trình tuyển chọn một “công chức” rồi so với công chức “CS Automatic” của “đảng ta” để hiểu tại sao 2/3 thế kỷ (70 năm) CH/XHCN/CSVN vẫn là con trâu chậm uống nước đục, luôn ở sau thiên hạ trên đường đua phát triển, dù mang tiếng là một quốc gia có nhiều “tiến sĩ” nhất khu vực và lại cũng là quốc gia tham nhũng hàng đầu.

“Tôi xin chia sẻ quy trình tuyển chọn giáo sư (một công chức) cho Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trường đại học Tổng hợp Passau (thành phố Passau, Cộng hòa liên bang Đức) mà tôi có dịp theo dõi.”

“So bó đũa chọn cột cờ” 

Hai vòng cân não.

Khi Viện nghiên cứu Đông Nam Á cần tuyển một giáo sư (công chức) để mở rộng nghiên cứu, hợp tác với các nước Đông Nam Á, đồng thời giảng dạy tại viện, viện đã thông báo tuyển dụng rộng rãi trong cả nước. Trong thời gian gần hai tháng rưỡi, viện nhận được tất cả 27 hồ sơ dự tuyển.

Sau vòng xem xét hồ sơ, 20 bị loại chỉ còn 7 “thí sinh giáo sư” được chọn vào vòng hai và được mời đến thuyết trình, trả lời phỏng vấn với hội đồng khảo thí tuyển dụng.

Hội đồng khảo thí có 10 người, gồm nhiều thành phần: một giáo sư của viện, ba giáo sư khối xã hội của Trường đại học Tổng hợp Passau, một giáo sư từ trường đại học khác (giáo sư này phải từng hợp tác nghiên cứu với viện, sự hiện diện của vị này nhằm giám sát, đánh giá cách làm việc của viện có minh bạch không trong việc chọn ứng viên), một người từ phòng nhân sự của Trường đại học Tổng hợp Passau để giám sát quy trình tuyển chọn, một người giám sát yếu tố cân bằng giới trong tuyển dụng, một nghiên cứu sinh của viện và hai sinh viên năm 2 ngành nghiên cứu Đông Nam Á của Trường đại học Tổng hợp Passau.

Như vậy, hội đồng khảo thí tuyển dụng này vừa có “người trong nhà” vừa có “khách”, vừa có người dạy (các giáo sư) vừa có người học (nghiên cứu sinh, sinh viên). Thành phần đặc biệt nhất trong hội đồng tuyển dụng này có lẽ là những nghiên cứu sinh, sinh viên - những người rất có thể sẽ học tập và nghiên cứu cùng “thí sinh giáo sư” sẽ được tuyển dụng.

Những đánh giá của họ cũng sẽ thể hiện mong muốn, kỳ vọng tìm được người thầy phù hợp nhất. Khi người học càng được trao quyền để lựa chọn người dạy ngay từ ban đầu thì có lẽ những than phiền về chất lượng đào tạo liên quan đến người thầy sẽ có xu hướng giảm.

Chưa kể, viện còn thông báo rộng rãi mời những ai quan tâm đến việc tuyển dụng này đến tham gia theo dõi vòng phỏng vấn và phát biểu ý kiến. Tất nhiên, ý kiến của các “khán giả tự do” chỉ mang tính chất tham khảo nhưng chắc chắn vẫn sẽ phần nào tạo áp lực cho các ứng viên.

Trong vòng hai, mỗi ứng viên trình bày hai vấn đề: thứ nhất là đề tài khoa học họ đã hoặc đang nghiên cứu (20 phút), sau đó trả lời câu hỏi của hội đồng và khán giả; thứ hai là những ưu điểm của bản thân và những điều dự kiến đóng góp cho viện khi trúng tuyển (8 phút) và sau đó trả lời các câu hỏi.

Mỗi ứng viên có khoảng 60 hoặc 70 phút để hoàn thành tất cả phần trên.

Không khí buổi thi càng thêm “gay cấn” khi chính các ứng viên tự đặt câu hỏi như thách đố lẫn nhau, thậm chí phản biện đề tài của nhau.

Minh bạch vì chất lượng của năng lực. Sau khi kết thúc phần thi cân não trên, hội đồng sẽ đánh giá tỉ mỉ từng ứng viên dựa trên bảng điểm của từng thành viên trong hội đồng. Ý kiến, đánh giá của mỗi cá nhân đều được tôn trọng như nhau, dù khác nhau về học vị hay vị trí công tác.

Mục tiêu của hội đồng hướng đến là tìm ra được một người có năng lực phẩm chất tốt nhất, có khả năng đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển của giáo dục, một môi trường, động cơ tiến hóa văn minh xã hội.


Tham khảo xong bài viết, chắc ai trong chúng ta củng không dấu được một tiếng thở dài khi quay lại đất nước mình, nơi mà một anh “thiến lợn” chưa học hết cấp I (Đỗ Mười) cũng ngồi vào được cái ghế Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng (Thủ Tướng) rồi lại lên làm Tổng bí thư đảng, quyền lực bao trùm chỉ đạo luôn chính phủ của một quốc gia. Đỗ Mười hiện sinh năm 1917, nay gần trăm tuổi, sắp xuống lỗ vẫn còn níu kéo chức quyền khư khư ôm cái mão “Thái Thượng Hoàng” (cố vấn)!

Lê Đức Anh cũng thế, học hết lớp 5 đi cạo mủ cao su cho đồn điền Pháp kiếm sống vậy mà cũng leo lên tới chức Bộ trưởng Quốc phòng, rồi “Tổng thống” (Chủ tịch Nước) giống với Đỗ Mười. Lê Đức Anh cũng gần đất xa trời, sinh năm 1920, gần trăm tuổi nhưng vẫn còn “nhiệt tình cách mạng”, chưa chịu cởi long bào “Thái Thượng Hoàng”, dứt khoát phải cố sống để củng cố cho thằng con Lê Mạnh Hà đang là phó chủ tịch vào vị trí chủ tịch hay bí thư thành ủy thành Hồ...

Còn trước mắt sờ sờ, ông Nguyễn Tấn Dũng, một “y tá vườn” học chưa hết lớp 7 cũng nắm được chìa khóa tay hòm (thống đốc ngân hàng) rồi lết lên được ghế Thủ tướng 2 nhiệm kỳ, cai quản một chính phủ mà nợ của các tổng công ty quốc doanh nhà nước đã lên tới con số “không tưởng” 1.400.000 tỷ (một triệu bốn trăm ngàn tỷ đồng) (*). Tới đây thì hết muốn kể thêm nữa bởi... chóng mặt.

Một thực tế như là hiển nhiên, 70 năm qua dưới chế độ XHCN/CS các “công chức” từ hàng cá kèo cho tới chóp bu của “nhà nước, đảng ta” tất cả gần như là “sống lâu lên lão làng” chứ chẳng mấy khi thi tuyển chọn lựa tài năng gì ráo bởi với chế độ CS cần sự “trung thành” hơn là tri thức, họ ăn phải cái bã “chân lý” của sư phụ đại hán “Mao xến xáng”: Trí thức là cục “kít” của chế độ.


Hoàng Thanh Trúc

______________________________________

Không có nhận xét nào: