Phong cảnh các miền đất nước. Trang web của chính phủ Việt Nam. |
Phải nói là hiện nay, tương tự như tại nhiều nước trong khu vực, thậm chí trên thế giới, nhân tố Trung Quốc ngày càng đóng một vai trò đáng kể trong tăng trưởng của ngành du lịch một nước. Vấn đề đặt ra là lợi dụng thế mạnh đó, chính quyền Bắc Kinh đã không ngần ngại sử dụng du lịch thành vũ khí để chèn ép các nước láng giềng có tranh chấp với Trung Quốc. Chính vì thế mà sau sự cố giàn khoan HD-981, đã có một phong trào ủng hộ du lịch nội địa tại Việt Nam như một phương cách để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc.
Chính quyền Việt Nam như cũng đã hỗ trợ cho xu hướng này bằng một phong trào được mệnh danh là « Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam » để khuyến khích du lịch nội địa. Trên lý thuyết, việc khích lệ du lịch ngay tại Việt Nam là một hướng tốt. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, vấn đề là giới hoạt động du lịch phải có những nỗ lực cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Ngoài ra, bản thân chính quyền Việt Nam phải có một chính sách khuyến khích thích hợp, điều chưa được thể hiện rõ trong đường lối đang áp dụng.
Khách Trung Quốc : 25% khách quốc tế đến Việt Nam
Về tầm mức quan trọng của nhân tố Trung Quốc trong ngành du lịch Việt Nam, hãng tin Pháp AFP ngày 20/07/2014 ghi nhận rằng du khách Trung Quốc đã trở thành khối khách nước ngoài đông đảo nhất đến thăm Việt Nam, với cả triệu người, góp một phần không nhỏ cho doanh thu của ngành du lịch Việt Nam, vốn chiếm gần 6% GDP trong năm 2013.
Nhật báo Mỹ The New York Times trong bài phóng sự ghi ngày 21/07/2014 cũng ghi nhận rằng khách Trung Quốc chiếm khoảng một phần tư trong tổng số gần 4,3 triệu du khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, trong tháng Sáu, sau vụ giàn khoan HD-981, số khách Trung Quốc đã giảm hẳn, với tỷ lệ đáng kể là khoảng 30% so với tháng Năm trước đó.
Hãng tin Pháp AFP đã cho số liệu cụ thể hơn về đà sụt giảm của du khách Trung Quốc đến Việt Nam ngay sau sự cố HD-981 vào đầu tháng Năm. Trích dẫn thống kê chính thức, AFP cho biết là từ mức 216.659 người vào tháng Tư, du khách Trung Quốc đến Việt Nam chỉ còn là 194.018 trong tháng Năm, và 136.726 trong tháng Sáu.
Đà giảm này vẫn tiếp diễn trong tháng Bảy. Báo chí trong nước mới đây đã trích dẫn số liệu chính thức, theo đó vào tháng 07/2014, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tiếp tục giảm 28,8%, đó là chưa kể các thị trường có khách nói tiếng Hoa khác như Hồng Kông, Malaysia, Indonesia…
Bắc Kinh chuyên dùng du khách làm vũ khí thúc ép đối phương
Đối với hãng tin Pháp AFP, sự sụt giảm của lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam sau khi Hà Nội kiên quyết chống lại vụ Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 vào cắm trong thềm lục địa của Việt Nam là điều dễ hiểu vì Trung Quốc có truyền thống sử dụng du lịch quốc tế như là một biện pháp « trừng phạt » nhằm gây sức ép.
Hãng tin Pháp đã trích dẫn một bài nghiên cứu vào năm 2013 của giáo sư Tony Tse tại trường Quản lý Du lịch và Khách sạn ở Đại học Bách khoa Hồng Kông, theo đó « Du lịch hướng ngoại có thể được chính phủ Trung Quốc sử dụng như một hình thức tấn công ». Vị giáo sư này đã nêu bật ví dụ của Philippines và Nhật Bản – hai nước đã bị Trung Quốc tấn công bằng ngón đòn du lịch.
Đối với Việt Nam, bài báo của AFP nhắc lại việc Trung Quốc đã tung mức cảnh báo « vàng » đối với du lịch qua Việt Nam, khuyến cáo người dân không nên ghé Việt Nam sau những vụ bạo động bài Trung Quốc hồi tháng Năm.
Phóng sự của báo Mỹ New York Times cũng trích dẫn các chuyên gia trong ngành du lịch cho biết là khuyến cáo của chính quyền Bắc Kinh đã thúc đẩy hàng nghìn người Trung Quốc hủy bỏ các chuyến du lịch qua Việt Nam.
Khách Trung Quốc chi 300-700 đô la, khách Âu Mỹ chi 3000 đô la
Dĩ nhiên, số lượng du khách Trung Quốc sụt giảm đã gây thiệt hại cho doanh thu của ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, không nên nghiêm trọng hóa điều này vì ngành du lịch Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, nếu khai thác tốt sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc trong lãnh vực du lịch, qua đó hóa giải được vũ khí du lịch mà Bắc Kinh quen sử dụng để bắt nạt nước khác.
Một trong những hướng là phát huy sức hút của Việt Nam nhắm vào các thị trường Âu Mỹ, thay vì chạy theo thị trường Trung Quốc. Hãng tin Pháp AFP từng đưa ra một so sánh rất thú vị : Nếu du khách Trung Quốc bình quân chỉ ở Việt Nam 5 ngày, và chi tiêu khoảng 300 đô la khi đến bằng đường bộ, và 700 đô la khi dùng máy bay, thì một du khách châu Âu hay là Mỹ ở lại Việt Nam trung bình là 10 ngày, và chi đến 3000 đô la.
Một hướng khác đang được thúc đẩy để bù đắp vào lỗ hổng do du lịch Trung Quốc gây nên là phát huy du lịch nội địa đối với chính người Việt Nam. Số liệu chính thức của Việt Nam vào hạ tuần tháng Tám này xác nhận rằng du lịch nội địa tăng đều trong thời gian qua đã bù đắp cho đà sụt giảm của thị trường khách quốc tế (chủ yếu là khách nói tiếng Hoa). Doanh thu du lịch trong 7 tháng đầu năm 2014 do vậy đã tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Để hiểu rõ thêm về những gì mà du lịch Việt Nam cần làm để khỏi bị Trung Quốc khống chế trong lãnh vực này, RFI đã có cuộc trao đổi ý kiến với ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời câu hỏi của Thụy My, ông Nguyễn Văn Mỹ trước hết xác định xu hướng hiện nay liên quan đến nhân tố Trung Quốc trong ngành du lịch Việt Nam : Khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm trong lúc người Việt Nam cũng tẩy chay, bớt đi du lịch Trung Quốc
Về chủ trương của Trung Quốc đã bị vạch trần là dùng du lịch hướng ngoại (outbound) làm vũ khí thúc ép các nước khác, ông Nguyễn Văn Mỹ nêu bật một ví dụ về mưu toan của giới chức du lịch Trung Quốc, mượn du lịch để quảng bá đường lưỡi bò ngay trên lãnh thổ Việt Nam.
« Nhờ giàn khoan HD-981, du lịch nội địa Việt Nam phát triển »
Nhìn chung, việc người Việt Nam tẩy chay du lịch Trung Quốc, và nhất là việc Trung Quốc dùng du lịch thúc ép Việt Nam đã không khiến cho ngành du lịch Việt Nam bị khó khăn nhiều, và như các nhà quan sát khác, ông Nguyễn Văn Mỹ cũng ghi nhận tình hình du lịch nội địa tăng mạnh, giúp du lịch Việt Nam vượt khó. Ông nhận xét dí dỏm là nhờ giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, du lịch nội địa Việt Nam bắt đầu khởi sắc.
Vấn đề đối với ông Nguyễn Văn Mỹ, du lịch Việt Nam hiện lại đang đi ngược dòng, thay vì khuyến khích cái gọi là du lịch hướng nội – thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh gọi là inbound, thì chính sách hiện hành của Việt Nam lại mặc nhiên ưu tiên cho du lịch hướng ngoại (outbound). Điều này thể hiện qua một loại thuế suất 10 % đánh vào lĩnh vực inbound.
Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, kế sách lâu dài để phát triển du lịch Việt Nam là phải phát huy du lịch nội địa, và muốn khuyến khích lãnh vực này thì phải hạ mức thuế đánh vào du khách trong nước xuống còn 5% chẳng hạn.
Chính quyền Việt Nam như cũng đã hỗ trợ cho xu hướng này bằng một phong trào được mệnh danh là « Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam » để khuyến khích du lịch nội địa. Trên lý thuyết, việc khích lệ du lịch ngay tại Việt Nam là một hướng tốt. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, vấn đề là giới hoạt động du lịch phải có những nỗ lực cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Ngoài ra, bản thân chính quyền Việt Nam phải có một chính sách khuyến khích thích hợp, điều chưa được thể hiện rõ trong đường lối đang áp dụng.
Khách Trung Quốc : 25% khách quốc tế đến Việt Nam
Về tầm mức quan trọng của nhân tố Trung Quốc trong ngành du lịch Việt Nam, hãng tin Pháp AFP ngày 20/07/2014 ghi nhận rằng du khách Trung Quốc đã trở thành khối khách nước ngoài đông đảo nhất đến thăm Việt Nam, với cả triệu người, góp một phần không nhỏ cho doanh thu của ngành du lịch Việt Nam, vốn chiếm gần 6% GDP trong năm 2013.
Nhật báo Mỹ The New York Times trong bài phóng sự ghi ngày 21/07/2014 cũng ghi nhận rằng khách Trung Quốc chiếm khoảng một phần tư trong tổng số gần 4,3 triệu du khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, trong tháng Sáu, sau vụ giàn khoan HD-981, số khách Trung Quốc đã giảm hẳn, với tỷ lệ đáng kể là khoảng 30% so với tháng Năm trước đó.
Hãng tin Pháp AFP đã cho số liệu cụ thể hơn về đà sụt giảm của du khách Trung Quốc đến Việt Nam ngay sau sự cố HD-981 vào đầu tháng Năm. Trích dẫn thống kê chính thức, AFP cho biết là từ mức 216.659 người vào tháng Tư, du khách Trung Quốc đến Việt Nam chỉ còn là 194.018 trong tháng Năm, và 136.726 trong tháng Sáu.
Đà giảm này vẫn tiếp diễn trong tháng Bảy. Báo chí trong nước mới đây đã trích dẫn số liệu chính thức, theo đó vào tháng 07/2014, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tiếp tục giảm 28,8%, đó là chưa kể các thị trường có khách nói tiếng Hoa khác như Hồng Kông, Malaysia, Indonesia…
Bắc Kinh chuyên dùng du khách làm vũ khí thúc ép đối phương
Đối với hãng tin Pháp AFP, sự sụt giảm của lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam sau khi Hà Nội kiên quyết chống lại vụ Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 vào cắm trong thềm lục địa của Việt Nam là điều dễ hiểu vì Trung Quốc có truyền thống sử dụng du lịch quốc tế như là một biện pháp « trừng phạt » nhằm gây sức ép.
Hãng tin Pháp đã trích dẫn một bài nghiên cứu vào năm 2013 của giáo sư Tony Tse tại trường Quản lý Du lịch và Khách sạn ở Đại học Bách khoa Hồng Kông, theo đó « Du lịch hướng ngoại có thể được chính phủ Trung Quốc sử dụng như một hình thức tấn công ». Vị giáo sư này đã nêu bật ví dụ của Philippines và Nhật Bản – hai nước đã bị Trung Quốc tấn công bằng ngón đòn du lịch.
Đối với Việt Nam, bài báo của AFP nhắc lại việc Trung Quốc đã tung mức cảnh báo « vàng » đối với du lịch qua Việt Nam, khuyến cáo người dân không nên ghé Việt Nam sau những vụ bạo động bài Trung Quốc hồi tháng Năm.
Phóng sự của báo Mỹ New York Times cũng trích dẫn các chuyên gia trong ngành du lịch cho biết là khuyến cáo của chính quyền Bắc Kinh đã thúc đẩy hàng nghìn người Trung Quốc hủy bỏ các chuyến du lịch qua Việt Nam.
Khách Trung Quốc chi 300-700 đô la, khách Âu Mỹ chi 3000 đô la
Dĩ nhiên, số lượng du khách Trung Quốc sụt giảm đã gây thiệt hại cho doanh thu của ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, không nên nghiêm trọng hóa điều này vì ngành du lịch Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, nếu khai thác tốt sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc trong lãnh vực du lịch, qua đó hóa giải được vũ khí du lịch mà Bắc Kinh quen sử dụng để bắt nạt nước khác.
Một trong những hướng là phát huy sức hút của Việt Nam nhắm vào các thị trường Âu Mỹ, thay vì chạy theo thị trường Trung Quốc. Hãng tin Pháp AFP từng đưa ra một so sánh rất thú vị : Nếu du khách Trung Quốc bình quân chỉ ở Việt Nam 5 ngày, và chi tiêu khoảng 300 đô la khi đến bằng đường bộ, và 700 đô la khi dùng máy bay, thì một du khách châu Âu hay là Mỹ ở lại Việt Nam trung bình là 10 ngày, và chi đến 3000 đô la.
Một hướng khác đang được thúc đẩy để bù đắp vào lỗ hổng do du lịch Trung Quốc gây nên là phát huy du lịch nội địa đối với chính người Việt Nam. Số liệu chính thức của Việt Nam vào hạ tuần tháng Tám này xác nhận rằng du lịch nội địa tăng đều trong thời gian qua đã bù đắp cho đà sụt giảm của thị trường khách quốc tế (chủ yếu là khách nói tiếng Hoa). Doanh thu du lịch trong 7 tháng đầu năm 2014 do vậy đã tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Để hiểu rõ thêm về những gì mà du lịch Việt Nam cần làm để khỏi bị Trung Quốc khống chế trong lãnh vực này, RFI đã có cuộc trao đổi ý kiến với ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời câu hỏi của Thụy My, ông Nguyễn Văn Mỹ trước hết xác định xu hướng hiện nay liên quan đến nhân tố Trung Quốc trong ngành du lịch Việt Nam : Khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm trong lúc người Việt Nam cũng tẩy chay, bớt đi du lịch Trung Quốc
Về chủ trương của Trung Quốc đã bị vạch trần là dùng du lịch hướng ngoại (outbound) làm vũ khí thúc ép các nước khác, ông Nguyễn Văn Mỹ nêu bật một ví dụ về mưu toan của giới chức du lịch Trung Quốc, mượn du lịch để quảng bá đường lưỡi bò ngay trên lãnh thổ Việt Nam.
« Nhờ giàn khoan HD-981, du lịch nội địa Việt Nam phát triển »
Nhìn chung, việc người Việt Nam tẩy chay du lịch Trung Quốc, và nhất là việc Trung Quốc dùng du lịch thúc ép Việt Nam đã không khiến cho ngành du lịch Việt Nam bị khó khăn nhiều, và như các nhà quan sát khác, ông Nguyễn Văn Mỹ cũng ghi nhận tình hình du lịch nội địa tăng mạnh, giúp du lịch Việt Nam vượt khó. Ông nhận xét dí dỏm là nhờ giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, du lịch nội địa Việt Nam bắt đầu khởi sắc.
Vấn đề đối với ông Nguyễn Văn Mỹ, du lịch Việt Nam hiện lại đang đi ngược dòng, thay vì khuyến khích cái gọi là du lịch hướng nội – thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh gọi là inbound, thì chính sách hiện hành của Việt Nam lại mặc nhiên ưu tiên cho du lịch hướng ngoại (outbound). Điều này thể hiện qua một loại thuế suất 10 % đánh vào lĩnh vực inbound.
Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, kế sách lâu dài để phát triển du lịch Việt Nam là phải phát huy du lịch nội địa, và muốn khuyến khích lãnh vực này thì phải hạ mức thuế đánh vào du khách trong nước xuống còn 5% chẳng hạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét