Pages

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Vi Anh – Vụ Du Chính Thanh Đến VN


1Ông Du Chính Thanh là nhân vật đứng hàng thứ tư trong ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, và là một trong 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Nhà Nước TC, viếng thăm Việt Nam trong ba ngày kể từ 25/12/14 với tư cách đại diện cho Chủ Tịch Tập cận Bình của TC. Đại khái có hai luồng dư luận qua thời sự này. Ông đến để cố gắng hàn gắn quan hệ với Việt Nam sau một năm đầy căng thẳng do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ông đến để vận động Đảng CSVN đi đúng hướng với TC, tức là không ngã theo Mỹ, giải quyết mọi tranh chấp biển đảo theo nguyên tắc song phương. Nhưng dù theo chiếu hướng nào, thái độ và hành động của TC hạ cố sang VN cũng nói lên, đó là nhờ áp lực của quần chúng nhân dân VN, nhờ tinh thần bất khuất của dân tộc Việt, Đảng Nhà Nước CSVN, nhứt là Nhà Nước đã bắt đầu bảo vệ bờ cõi – bằng hành động cụ thể chớ không phải lời nói suông — nên TC mới đến VN thuyết phục như gần đây.

Ông Du Chính Thanh không phải là nhân vật cao cấp duy nhứt của Đảng Nhà Nước TC hạ cố đến VN từ khi VN tự tin, tự lực, tự cường phản ứng trước đà xâm lấn biển đảo của VN. Khi cuộc khủng khoảng giàn khoan do TC gây ra lên cực điểm, VN không lùi. VN ngoài biển tung gần hàng trăm tàu cảnh sát biển ra mặt này tâm lý chiến với TC và mặt kia phá đội hình của đoàn tàu trên 100 chiếc của TC. Trong nước công nhân VN biểu tình ở hai khu kỹ nghệ đốt hàng trăm nhà xưởng của TC, chết mấy công nhân TC, bi thương mấy chục, TC phải đưa tàu qua rướt mấy ngàn về. Dân chúng VN biểu tình, tẩy chay hàng hoá TC. Thượng Viện Hoa kỳ lần đầu tiên ra Nghị Quyết lên án và yêu cầu TC rút. Hồi Tháng 6, năm 2014 giữa lúc khủng hoảng giàn khoan lên cao độ Phó Thủ Tướng đặc trách ngoại giao của TC Dương khiết Trì, đến VN gặp Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng VN Phạm bình Minh. Nặng tình nhà, nợ nước người con trai của Phó Thủ Tướng Ngoại giao Nguyễn cơ Thạch, người chống TC áp đặt CSVN lệ thuộc TC trong hội nghị Thành đô bị TC buộc CSVN nặc lịnh từ dịch, phải ôm mối hận Thành đô chết xuống tuyền dài không tan.
Ngoại Trưởng Phạm bình Minh nhìn Ngoại Trưởng Dương khiết Trì, ánh mắt toé lửa. Tháng 7, TC rút giàn khoan. Tháng 10, ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trở lại Việt Nam và lần này cuộc gặp giữa ông với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh diễn ra trong một bầu không khí ít nặng nề như hồi tháng 6.
Và kỳ này Ô Du Chính Thanh là nhân vật lớn hơn Ô Dương khiết Trì về mặt Đảng sang VN là do những căng thẳng sau đang tái diễn. Tờ Vượng báo tại Đài Loan ngày 13/12/2014 loan tin và hình hai chiến hạm thuộc loại hiện đại, Đinh tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Việt Nam và chiến hạm Thường Châu của TC ngày 11 tháng 12 năm 2014 đã ở trong tư thế gờm nhau suýt khai hoả tại vùng biển gần Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), thuộc quần đảo Trường Sa.
Tại Toà Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (ITLOS), ở La Haye (Hoà Lan), Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nạp vào Toà bản “tuyên bố quyền lợi ” (statement of interest). Việt Nam công nhận thẩm quyền tài phán của toà và yêu cầu Tòa này khi xem xét đơn của Philippines kiện Trung Quốc, nên “quan tâm thích đáng” đến quyền lợi hợp pháp của VN. VN minh thị tuyên bố “Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra”.
Trong chuyến công du thứ ba của nhân vật hàng thứ tư của Bộ Chánh trị TC, Ông Du chí Thanh cho biết Ông được Chủ tịch Tập Cận Bình cử tới Việt Nam để “củng cố lòng tin giữa hai nước, và đưa quan hệ Trung – Việt đi đúng hướng”. Ông khẳng định là Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam theo một viễn cảnh lâu dài và với một cái nhìn chiến lược. Thông tin, nghị luận quốc tế cho biết. Một mặt TC có vẻ như đang tìm cách ngăn chận những tác động của những tranh chấp chủ quyển Biển Đông mà TQ đang gây ra cho quan hệ Việt – Trung. Tình hình căng thẳng này rất hại cho công cuộc giao thương của TC dối với VN. Biển Đông càng căng thẳng thì tâm lý chống Trung Quốc càng tăng mạnh, phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc cũng tăng. Và mặt khác Bắc Kinh cũng cố ngăn cản Hà Nội ngả theo Mỹ quá nhiều, và cố gắng kéo Hà Nội quay trở lại vòng ảnh hưởng của họ.
Đằng sau những chuyến đi của hai nhân vật cao cấp, Dương Khiết Trì và Du chính Thanh, người ta thấy TC dùng chiến thuật cổ lỗ sĩ của Mao Trạch Đông là vừa đánh vừa đàm.
Mặt này hàn gắn quan hệ với Việt Nam, mặt khác Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên Biển Đông, đặc biệt là qua việc lắp biển, xây đảo nhân tạo, làm sân bay trên quần đảo Trường Sa, biến thành như một quân khu của TC. Ngoài ra TC còn âm thầm lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng trời Biển Đông trùng lắp với không phận chung của nhiều nước Đông Nam Á, dĩ nhiên có của VN một phần lớn.
Và VNCS cũng không phải tay vừa, cùng CS nên quá rành đòn phép của CS. Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng nói huỵch toẹt, chúng ta vừa hợp tác vừa đấu tranh, để có hòa bình. TC cũng phải lo về thế lực quân sự của VN. Như đã biết có xung đột võ trang trong các tranh chấp Biển Đông Hải Quân và Không quân là hai binh chủng được sữ dụng trước.
Theo Tạp chí nghiên cứu quốc phòng Kanwa, tàu ngầm Việt Nam có hỏa tiễn đạn đạo loại 3M-14E Klub-S tầm hoạt động sát thương trên 280 km, từ Vịnh Cam Ranh có thể tấn công vào các tỉnh Hải Nam và Quảng Đông của Trung Quốc. Nga không bán cho TQ loại hoả tiễn này vì TQ thường hay ăn cắp kiểu, tái chế thiệt hại sáng quyền của Nga.
Ngoài ra VN có Ấn Độ là đồng minh chính trong khu vực, và trong lãnh vực tàu ngầm, Ấn Độ có thể giúp đỡ thêm cho VN, thậm chí còn tốt hơn Nga vì lẽ Ấn Độ có Không quân Việt Nam có thể sử dụng chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên vừa mua từ Nga. Theo kế hoạch, đến năm 2015, VN có tổng cộng 32 chiếc Su-30MK2.
Trong chánh trị ngoại giao cũng như trong tiếp nhân xử thế vì cúi xuống nên thấy người ta cao lớn. Bởi tự ti nên cứ lom khom.
Chính vì thái độ tiêu cực này của nhà cầm quyền VNCS đã làm cho quân Tàu Cộng cứ lấn lướt, lấy đảo, giành biển của đất nước ông bà Việt Nam để lại.
Bây giờ đã đến lúc Đảng Nhà Nước, đặc biệt Nhà Nước VNCS vứt bỏ tự ti mặc cảm đi, dẹp đi tánh ích kỷ chỉ nghĩ tới quyền lợi của Đảng, của cá nhân đảng viên mà quên quyền lợi quốc gia dân tộc, không để cho quân Tàu gậm nhấm bờ cõi, giang sơn gấm vóc VN. Trái lại dưới áp lực của chánh nghĩa bảo vệ giang sơn gấm vóc và với tinh thần bất khuất của quốc gia dân tộc Việt, nhà cầm quyền VNCS bắt dầu tự chủ phản ứng trên nhiều mặt quân sư, ngoại giao, pháp lý để tư cường. Và đó là lý do Dương khiết Trì, Du chính Thanh phải đi Hà nội./.(Vi Anh)

Không có nhận xét nào: