Pages

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Nga ngại tên lửa siêu thanh Mỹ đe dọa cuộc chạy đua vũ trang mới





Mô hình tên lửa siêu thanh "nâng-trượt"

Một số nhà phân tích nói do Nga ngại tên lửa siêu thanh Mỹ, nên một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Nga và Mỹ đang nóng lên, khi hai siêu cường quân sự lớn này vội vã phát triển tên lửa siêu thanh phi hạt nhân.

Mỹ đang dẫn đầu trong cuộc chạy đua vũ trang mới này, nên Nga ngại tên lửa siêu thanh Mỹ đe dọa lực lượng tên lửa hạt nhân của họ, theo các nhà phân tích nói với báo Moscow Times.


Họ nói việc Nga nhạy cảm với những đe dọa khả năng đánh chặn hạt nhân của họ, có thể khiến Nga hiểu lầm một cuộc phóng tên lửa siêu thanh là động thái mở đường một cuộc tấn công lớn.



Họ còn “cãi” rằng loại vũ khí này khá bất ổn, nên lực phát triển tên lửa siêu thanh còn hạn chế của Nga có thể làm bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai cường quốc.

Mỹ “chơi”tên lửa siêu thanh để đập khủng bố


Tên lửa siêu thanh được phát triển ở Mỹ, trong Chương trình Tấn công quy ước chớp nhoáng trên toàn cầu (CPGS) này:


Bộ Quốc phòng Mỹ muốn có khả năng tấn công những mục tiêu bằng tên lửa liên lục địa phi hạt nhân trong thời gian cực nhanh. 


Tên lửa này có thể phóng trúng bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới, trong vòng 1 giờ phóng và đạt độ chính xác cấp “tàn phá”. 


Ý tưởng bày bắt nguồn từ chiến lược chống khủng bố sau khi Mỹ bị không tặc tấn công ngày 11.9.2001. 


Đó là lúc Mỹ quyết định cần có khả năng tấn công các mục tiêu ngay sau khi phát hiện những mục tiêu này.


Cho đến nay, Mỹ đã chi 1 tỷ USD cho chương trình CPGS. Có thể phải chi thêm vài tỷ USD nữa để đạt được khả năng siêu thanh thật sự, theo nhà nghiên cứu James Acton của Chương trình chính sách hạt nhân thuộc quỹ Carnegie thúc đẩy hòa bình quốc tế.


Mô phỏng đầu đạn tên lửa siêu thanh sắp trượt
Ví dụ nổi bật nhất của vũ khí siêu thanh hiện đang được phát triển là vũ khí “nâng-trượt”:

Đó là những tên lửa được phóng lên một quỹ đạo nông hầu như không có trong bầu khí quyền, thay vì phóng tên lửa đó vào không gian trước khi nó lao tới mục tiêu.


Khi đạt đến một tốc độ siêu thanh, đầu đạn của tên lửa sẽ được bật ra, trượt tiếp tới mục tiêu. Vỏ tên lửa rớt ra, cho phép đầu đạn bật ra và lao trở lại khí quyển trái đất


Khi đầu đạn bắt đầu trượt, góc bay thấp của nó khiến địch rất khó phát hiện kịp thời để phòng chống.
Đó là một chi tiết mà lãnh đạo Nga thấy khó chịu.

Câu trả lời của Nga


Dù vũ khí siêu thanh vẫn còn giai đoạn phát tiển, chúng đã tạo ra triển vọng Nga có thể rút khỏi các thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân đã ký với Mỹ. 


Năm 2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh cáo: sự phát triển tên lửa siêu thanh có thể “làm tan vỡ tất cả những thỏa thuận trước đây về hạn chế và cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược, từ đó làm rối loạn sự cân bằng quyền lực chiến lược”. 


Nhưng từ đó, các thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga-Mỹ càng trở nên dễ lung lay hơn.


Tháng 7.2014, đỉnh điểm căng thẳng ở cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ nói bóng gió Nga vi phạm Thỏa thuận tên lửa tầm trung bình (INF) vốn được hai bên ký năm 1987 để cấm toàn bộ các loại tên lửa hạt nhân. 


Đến tháng 10.2014, Tổng thống Putin nói với báo Politika (Serbia) rằng ông xem việc phương tây cấm vận Nga (với cớ Nga can thiệp quân sự vào Ukraine, nhưng Nga phủ nhận) là một “âm mưu tống tiền”Nga. 


Hãng tin Reuters dẫn lời ông Putin còn nói:


“Phương Tây nên nhớ những nguy cơ xảy ra một cuộc cãi nhau giữa các cường quốc hạt nhân về sự ổn định chiến lược”.
Không thể có nhiều thông tin về tình hình chương trình tên lửa siêu thanh của Nga. 


Nhưng năm ngoái, lãnh đạo Tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga, ông Boris Obnosov nói:


Tập đoàn đang làm việc với hàng chục công ty, để sửa đổi một chương trình phát triển tên lửa siêu thanh.
Tập đoàn này sản xuất nhiều hệ thống tên lửa điều khiển của Nga.


Hồi đầu tháng 2, Tổng thống Putin ký một sắc lệnh sáp nhập nhà thầu quốc phòng Almaz-Antey (lớn nhất Nga) với nhiều công ty sản xuất vũ khí không gian nhỏ hơn. 


Dù việc này chẳng liên quan sự phát triển tên lửa siêu thanh, nó có thể là một tín hiệu Nga chú trọng hơn vào việc phòng chống tên lửa siêu thanh của Mỹ. 


Công ty Almaz-Antey từ chối bình luận.



Cửa hàng tập đoàn Almaz-Antey

Nỗi quan ngại của Moscow


Nhà phân tích Acton nói: cho đến nay, xem ra Mỹ chưa xoa dịu được nỗi quan ngại của Nga, rằng tên lửa siêu thanh chỉ để tấn công nơi lẩn trốn của khủng bố, chứ không phải nhắm vào Nga. 


Ông cho biết: “Nỗi lo lớn nhất của tôi, là Nga có thể hiểu lầm, rằng một cuộc tấn công siêu thanh của Mỹ vào một nước láng giềng là tấn công chống lại Nga”.


Vì loại tên lửa này không bay theo quỹ đạo đạn đạo,mà trượt đến mục tiêu, có nguy cơ Nga cho rằng Nga là mục tiêu tấn công. 


Điều đó có thể làm gia tăng căng thẳng quốc tế, thậm chí gây ra một cuộc phản công. 


Hiện không phải là thời gian đẹp cho chuyện đối thoại. Vài tuần qua, các chính khách Mỹ vận động chính phủ Tổng thống Barack Obama cung cấp vũ khí sát thương cho quân Ukraine chống quân ly khai ở miền đông, điều dẫn đến nỗi lo một về một cuộc chiến tranh “ủy quyền” giữa hai cựu đối thủ Chiến tranh Lạnh. 


Tiến sĩ Eugene Miasnikov, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu môi trường-năng lượng và kiểm soát vũ khí (ở Moscow) nói:
“Nga xem việc Mỹ phát triển tên lửa siêu thanh là một cách ngăn chặn khả năng đánh chặn của Nga”.


Ông nói khi nào hai bên còn bất đồng, bất kỳ chương trình siêu thanh nào của Mỹ cũng sẽ khiến Nga xem đó là sự đe dọa Nga.


Dù thế nào chăng nữa, loại vũ khí này chắc chắn sẽ dính líu đến quan hệ Mỹ-Nga, vì Nga xem chúng đe dọa lực lượng hạt nhân của Nga. 


Chuyên gia Acton nói:


“Lầu Năm Góc cần làm rõ họ cần vũ khí này để làm gì, và có những đề nghị cụ thể với Nga để hạn chế những nguy cơ khi triển khai chúng.


Về phía Nga, Moscow nên hồi âm theo tinh thần xây dựng”./Mai Hà (theo Moscow Times)/MTG

Không có nhận xét nào: