Pages

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ - TRUNG CỘNG SẼ PHÁT ĐỘNG CHIẾN TRANH Ở BIỂN ĐÔNG?

Qua câu chuyện thời sự: “TC sẽ phát động chiến tranh ở Biển Đông, chứ không phải ở đảo Senkaku?”. Mạng quân sự Sina ngày 23/1/2015, dẫn mạng “Quan sát quân sự Nga” ngày 20/1/2015 đã có những nhận định như sau:
[1] Khả năng liên minh giữa TC & Nga rất to lớn, bổ sung thêm hậu phương chiến lược của các nước trung gian như Kazkhstan, Mông Cổ. Trung Cộng có thể trực tiếp bắt tay giải quyết vấn đề của mình ở Thái bình Dương và sẽ không giới hạn ở đó.

[2] Trong 25 năm qua, thực lực Hải quân TC được tăng cường rõ rệt. Tính đến nay, TC đã có 26 tàu đổ bộ Type 072 (lượng giãn nước 4.800 tấn) – 3 tàu đổ bộ Type 071 (lượng giãn nước 20.000 tấn). Ngoài ra, đang chế tạo các tàu khu trục Type 052B – Type 052C – Type 051C – Type 052D và tàu hộ vệ Type 054A – tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 đạt tốc độ chưa từng có.
[3] Thực lực của lực lượng tàu ngầm cũng gây ấn tượng quan ngại sâu sắc.
[4] Không nên quên sự chuẩn bị quân sự của TC ở các đảo thuộc Biển Đông, hiện đang xây mới sân bay ở đó. Sau khi nhận thức được có thể không kịp thực hiện chương trình chế tạo tàu sân bay nội địa (chỉ tân trang tàu sân bay Varyag của Ukraine đã mất 10 năm mà chưa hoàn chỉnh 100%). Bắc Kinh quyết định biến các hòn đảo xa xôi thành “tàu sân bay không chìm” trên biển. Ngoài ra, thực lực của lực lượng hàng không bờ biển, QĐNDTQ luôn mạnh hơn lực lượng hàng không trên tàu.
PHÂN TÍCH NHỮNG NHẬN ĐỊNH KỂ TRÊN:
[1] THỰC TẾ LIÊN MINH NGA – HOA:
Với sức mạnh kinh tế, quân sự và áp lực về dân số vùng biên giới Nga – Hoa tạo ra sự lo ngại đáng kể thường xuyên cho điện Kremlin. Trước tiên, hãy so sánh đến tình trạng dân số ở miền đông SIBERIA, nơi chỉ có 6 triệu người Nga đang sinh sống mà đối diện ngay bên kia biên giới có tới 120 triệu người Hoa. Hơn nữa, sức mạnh về quân sự và kinh tế của TC đã phất lên mạnh mẽ áp đảo nền kinh tế đang tuột dốc của Nga. Ngay cả ở diễn đàn đa phương quan hệ Nga – Hoa không thể nói là bình đẳng. Trong khối BRICS, quy mô kinh tế của TC lớn hơn cả 4 nước kia cộng lại, các sáng kiến của tổ chức nầy, kể cả việc thành lập ngân hàng phát triển đều do sáng kiến của Bắc Kinh. Cho dù thúc đẩy một số phối hợp trong SCO, Nga vẫn phải ngồi chiếu dưới TC trong việc tranh giành ảnh hưởng tại các nướcTrung Á.
Theo GS Joseph Nye, liên minh Trung – Xô trước đây là sản phẩm của một Trung Cộng non yếu khi Thế chiến II vừa kết thúc, chiến tranh lạnh mới bắt đầu và cũng chỉ duy trì hơn 10 năm. Nhưng với TC đang trỗi dậy lớn mạnh ngày nay, quan hệ giữa hai nước càng không thể quá gần gũi. Lịch sử của một liên minh Nga – Trung thách thức phương Tây ít khả năng tái diễn.
Điện Kremlin rất lo ngại chiêu “gậy ông đập lưng ông” của Bắc Kinh, Putin cũng thừa biết bản chất tráo trở của “đồng chí” Tập Cận Bình, nên Nga đã từ chối bán máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22 cho Bắc Kinh. Theo tờ Hoàn Cầu của Trung Cộng và Wantchinatimes của Đài Loan dẫn lời một nhà phân tích thuộc tạp chí “Quan sát quân sự” của Nga, số ra ngày 03/1/2015 cho biết: “Gần đây Moscow đã bác bỏ yêu cầu của Tập Cận Bình mua máy bay Tu-22 để thay thế khoảng 100 máy bay ném bom đã quá lổi thời H-6 có từ thời chiến tranh lạnh.
Nếu chiến tranh “TRUNG – NHẬT” hoặc “TRUNG – MỸ” bùng nổ xảy ra, liệu Nga sẽ liên minh với Bắc Kinh chống lại Mỹ – Nhật?” Một câu trả lời dứt khoát của tôi là: “KHÔNG!”. Điện Kremlin sẽ “TỌA SƠN QUAN HỔ ĐẤU”, Nga sẽ mượn tay Mỹ và đồng minh tiêu diệt Trung Cộng dùm Nga, một hiểm họa tiếm tàng của Nga, chứ không phải Mỹ và Phương Tây. Một số nhà chuyên gia Nga cho rằng, tốt nhất là Nga nên duy trì trung lập giữa Mỹ & Nhật – Trung Cộng.
[2] SỨC MẠNH KINH KHỦNG CỦA QUÂN LỰC MỸ HIỆN NAY:
Xin liệt kê một vài loại vũ khí “siêu khủng” điển hình, để phục vụ cho chiến tranh của Mỹ, đang làm tan vở “GIẤC MƠ CHỆT” của Tập Cận Bình như sau:
(1) TÀU NGẦM TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO LỚP OHIO: Bất cứ phân tích nào đối với sự cân bằng quân sự giữa Mỹ – Nga đều phải bắt đầu từ kho vũ khí hạt nhân của hai nước nầy (TC là hạng ngồi chiếu dưới hai cường quốc Mỹ – Nga nên không đề cập tới). Hạt nhân răn đe chiến lược của Mỹ là “14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp OHIO” đã đem lại năng lực tấn công hạt nhân có khả năng sống sót mạnh nhất và lâu dài nhất cho Mỹ. Hàng năm, mỗi chiếc tàu ngầm có khoảng 68% thời gian trực chiến trên biển, mỗi lần trực chiến trên biển là 77 ngày và 35 ngày sau đó tiến hành bảo trì ở trong bến cảng.
Mỗi chiếc tàu ngầm mang theo 24 tên lửa đạn đạo “TRIDENT-II D5” và 4 quả ngư lôi MK48. Tên lửa đạn đạo Trident-II do công ty Lockheed Martin chế tạo để thay thế tên lửa Trident-I C4. Tên lửa này phân thành 3 lớp, sử dụng nhiên liệu đẩy thể rắn và dẫn đường tầm bắn trên 4.000 hải lý.
(2) TÀU NGẦM LỚP VIRGINIA: Theo Want Daily của Đài Loan, số ra ngày 20/5/2014 cho rằng, Bắc Kinh sợ tàu ngầm lớp Virginia trên các phương diện như tính khả năng tác chiến “săn ngầm”, tính tàng hình, ưu thế tấn công các tàu ngầm của TC dưới nước.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia vừa được hải quân Mỹ hạ thủy vào năm 2014 là loại hiện đại nhất thế giới, có khả năng phóng tên lửa hành trình, tấn công nhanh, có thể triển khai nhanh chóng lực lượng đặc nhiệm như TQLC tấn công các mục tiêu trên bờ. Tuy kích thước 115 thước, nhỏ hơn tàu ngầm lớp Ohio dài 170 thước, nhưng khi di chuyển dưới mặt nước với 40 km/giờ, trong khi tàu ngầm Ohio chỉ đạt vận tốc tối đa 32 km/ giờ. Nó có thể mang theo 40 tên lửa hành trình Tomahawk và 48 ngư lôi Mark chống tàu mặt nước và tàu ngầm. Ngoài ra, Hải quân Mỹ đang đóng thêm tàu ngầm lớp Virginia với tốc độ 2 chiếc/ năm.
(3) HKMH Gerald R. Ford là tàu sân bay thuộc thế hệ mới của thế kỷ thứ 21 được Hải quân Mỹ cho hạ thủy tại Norfolk ngày 10/11/2013, nó sẽ được lần lượt các tàu sân bay lớp Nimitz. HKMH Gerald R. Ford sẽ được đưa vào Hải quân Mỹ sử dụng vào năm 2016 để thay thế tàu USS Enterprise.
Tàu Gerald R. Ford có thể chứa 90 chiến đấu cơ, kể cả máy bay tiềm kích tấn công F-35B với 25 bãi đậu trên boong tàu. Phương tiện phòng không của tàu là các tên lửa ESSM với 2 bệ phóng, mỗi bệ phóng có 32 tên lửa. Tác chiến phòng không tầm gần có các tên lửa RAM. Hệ thống radar tối tân 2 dải tần DBR có nhiẹâm vụ phát hiện các mục tiêu của đối phương.
(4) Khu trục hạm tàng hình hiện đại nhất thế giới USS ZUMWALT (DDG-1000) đã hạ thủy vào ngày 12/4/2014, nó lượng giãn nước 14.564 tấn, dài 182,9 thước, rộng 24,6 thước, ứng dụng công nghệ tàng hình hiện đại. Tàu được trang bị 2 bệ pháo AGS 155 mm, bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP, với số đạn lên tới 750 viên, tầm tác xạ 154km. Bệ pháo nầy còn có thể phóng tên lửa dẫn đường tiêu diệt mục tiêu cách 101km, gấp 3 lần tầm bắn của các loại pháo hạm hiện đại.
DDG-1000 còn được trang bị 20 hệ thống phóng thẳng đứng MK 57, hệ thống tên lửa ESSM, ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk cùng với các hệ thống tên lửa chống hạm và đối hạm khác.
Theo một thông báo của Ngũ Giác Đài vào tháng 3/2014, tập đoàn Lockheed Martin được trao một hợp đồng trị giá 699 triệu USD để đóng 2 chiếc LCS (Littoral Combat Ship) là loại tàu tác chiến ven bờ, chống ngầm, chống thủy lôi ở khu vực ven bờ và một hợp đồng thứ hai được trao cho Austal USA trị giá 684 triệu để đóng thêm 2 chiếc LSC. Hiện nay, Hải quân Mỹ đã được trang bị 4 tàu LSC đang neo đậu tại cảng San Diego.
(5) MÁY BAY NÉM BOM TÀNG HÌNH B-2: Khi tình hình Ukraine căng thẳng, Mỹ đã điều động tới Châu Âu 2 máy bay B-2, nó truyền đi thông điệp cho nước Nga rõ ràng. Với trọng tải cực lớn làm cho máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit có ưu thế to lớn vượt trội so với các máy bay ném bom hiện có (như máy bay ném bom B-52). Vì vậy, nếu chiến tranh xảy ra giữa Mỹ-Nga hoặc Mỹ-Trung, chắc chắn máy bay ném bom tàng hình B-52 sẽ tham gia. Công ty Northrop Grumman công bố những chi tiết về máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 như sau:
• Đổ đầy nhiên liệu 167.000 pound (khoảng 75,7 tấn).
• Nó có thể bay khoảng 6.000 hải lý mà không cần tiếp tế nhiên liệu.
• Có khả năng mang theo 20 tấn vũ khí thông thường hoặc hạt nhân.
(6) MÁY BAY CHIẾN ĐẤU F-22 RAPTOR: Máy bay chiến đấu nầy được thiết kế tàng hình, tốc độ siêu âm, tính cơ động cao, 2 động cơ và cự ly hoạt động liên tục xa. F-22 Raptor thay thế máy bay chiến đấu F-15 đã lão hóa, nó có năng lực sống sót cao và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như: tác chiến không đối không và không đối đất, thu thập tin tức tình báo, theo dõi, trinh sát và tấn công điện tử. Đặc biệt, nó có thể đạt tốc độ 1,5 Mach trong tình hình không dùng tới buồng nhiên liệu phụ, những điều nầy đã tăng cường tính năng tàng hình của nó.Trong bất cứ xung đột nào với Nga hoặc TC, mục đích chủ yếu của máy bay F-22 đều là “phá cửa xâm nhập”, tạo địa vị ưu thế trên không của Mỹ. Là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-22 sẽ phát huy vai trò đặc biệt trên phương diện triệt hạ máy bay chiến đấu Su-35S của Nga.
Theo Dave Majumdar chỉ ra rằng: “Đối với bất cứ máy bay chiến đấu nào của Mỹ, máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đều là đối thủ cực kỳ nguy hiểm, nhưng máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Công ty Lockheed Martin là một ngoại lệ.” Nguyệt san SAPIO của Nhật số ra tháng 7/2014 đánh giá, 01 máy bay chiến đấu tàng hính F-22 có thể tiêu diệt 20 chiến đấu cơ dõm của TC và sau đó bay trở về căn cứ an toàn.
(7) MÁY BAY CHIẾN ĐẤU F-35 LIGHTNING II: là loại siêu tiêm kích xác định mức độ thích ứng và hiệu quả của loại tiêm kích tấn công kết hợp (joint strike fighters-JSF). Kể từ năm 2012 tới nay, Nhật Bản đã sở hữu 10 chiếc F-35. Tháng 4/2014, Nhật mua thêm 6 chiếc máy bay loại nầy. Tuy nhiên, Tokyo lên kế hoạch mua thêm chiến đấu cơ F-35B là loại chiến đấu cơ có khả năng đặc biệt cất cánh thẳng đứng như trực thăng, để sử dụng cho những tàu khu trục trực thăng IZUMO. Nếu được trang bị chiến đấu cơ F-35B, Izumo sẽ trở thành một tàu sân bay thực sự và tăng cường tính cơ động của Izumo. Hiện Nhật Bản sắp hoàn thành chiếc Izumo thứ hai.
Tin vui cho Tokyo là Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công chiến đấu cơ tiêm kích F-35B cất cánh và hạ cánh trên đường băng ngắn tại Căn cứ không quân Edwards – CA, nó rất thích hợp để sử dụng trên các HKMH hoặc tàu đổ bộ lớp WASP và Nhật Bản đang lên kế hoạch sẽ mua F-35B để trang bị cho các tàu khu trục trực thăng Izumo.
(8) Ngoài ra, vai trò và sức mạnh của máy bay tàng hình X-47B cũng sẽ là một sức mạnh đáng sợ của TC. Ngày 17/8/2014, máy bay tàng hình không người lái X-47B đã thực hiện cuộc cất cánh và hạ cánh thành công trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Kể từ khi bắt đầu thử ngiệm trên tàu sân bay, X-47B đã hoàn thành 8 lần cất cánh bằng máy phóng từ tàu sân bay và 30 lần cất cánh và hạ cánh kiểu touch and goes ( vừa chạm bánh xuống mặt boong và cất cánh ngay) và 7 lần hạ cánh thành công bằng móc hãm đà trên tàu sân bay USS George H.W.Bush và Roosevelt.
X-47B là sản phẩm của Tập đoàn Northrop Grumman thiết kế với hình dáng khí động học giống với mẫu B-2 Spirit được trang bị một động cơ phản lực F100-220U cho tốc độ cận âm cao Mach 0,9 với tầm bay gần 4.000km, có khả năng mang 2 tấn vũ khí trong thân.
(9) Trực thăng AH-64 Apache là trực thăng chiến đấu số 1 trên thế giới, sản phẩm của hãng Boeing được trang bị 2 chỗ ngồi, một pháo M230 cùng tên lửa và rocket ở cánh phụ. AH-64 có chiều dài 17,73 sải cánh 5,227 thước, vận tốc tối đa lên tới 297 km/giờ. Nó được trang bị hệ thống điện tử tối tân, hệ thống nhìn đêm của phi công, hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Vũ khí chính của Apache là Hellfire, một loại tên lửa với những hệ thống máy tính dẫn đường, đủ sức phá hủy nhiều xe tăng của đối phương.
(10) Ngoài ra, Mỹ còn có các loại bom “siêu khủng” phải kể đến như: Bom GBU-31 JDAM (Joint Direct Attack Munition) là loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom, hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS). Bom có thể ném từ độ cao 8km – 24km, bom thông minh chính vũ khí chủ yếu dùng cho chiến thuật DEAD (Destruction of Enemy Air Defences), triệt hạ hệ thống phòng không của đối phương. Tờ thời báo Hoàn Cầu của TC, số ra ngày 25/4/2014, cho biết: Mỹ hiện có 250.000 quả bom thông minh chuẩn bị tiến hành đại chiến với Trung Cộng.
(11) Những siêu vũ khí công nghệ tương lai của Hoa Kỳ đang thử nghiệm để hoàn chỉnh:
• PHÁO ĐIỆN TỬ: có khả năng bắn viên đạn ra khỏi nòng với vận tốc lên tới 9.000km/ giờ, nhanh gắp nhiều lần vận tốc của âm thanh. Với vận tốc như vậy, đầu đạn của pháo điện từ có khả năng xuyên thủng vỏ của các loại chiến hạm hay máy bay, đủ khả năng diệt mục tiêu trong phạm vi 200km. Trong tương lai, loại vũ khí nầy sẽ được lắp trên các chiến hạm để thay thế pháo và tên lửa truyền thống
• PHÁO LASER: Sau thời gian dài nghiên cứu thành công, Hải quân Hoa kỳ đã quyết định trang bị pháo laser cho tàu đổ bộ USS Ponce vào tháng 8/2014. Hiệu quả của nó ít tốn kém. Ngoài 32 triệu USD chi phí sản xuất toàn bộ, Hải quân chỉ mất khoảng 01 USD cho mỗi lần bắn.
• X-51WAVERIDER là chiến đấu cơ siêu thanh có khả năng bay nửa vòng trái đất trong vòng 60 phút. Giới quân sự Mỹ kỳ vọng sẽ đạt vận tốc Mach 6 tương đương khoảng 7.000km/giờ. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ đối phương, dễ dàng chọc thủng hệ thống phòng không dày đặc của kẻ thù.
• Trong năm 2014, nhà sản xuất vũ khí TrackingPoint tại thành phố Austin, Texas giới thiệu loại súng AR series 500, có khả năng tự tìm và tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 500 thước.
Theo trang Kyle Mizokami của tạp chí National Interest đánh giá: Không quân Mỹ vẫn là lực lượng không quân MẠNH NHẤT THẾ GIỚI. Sở hữu khoảng 5.600 máy bay đủ loại. USAF là lực lượng đầu tiên trên thế giới đưa các chiến đấu cơ tàng hình F-22 và F-35 vào phục vụ. Cũng theo Mizokami cho biết USAF đang lên kế hoạch mua khoảng 1.763 chiếc F-35 và 100 máy bay tầm xa. Mizokami đã kết hợp Không – Hải quân & TQLC của Hoa Kỳ xếp hạng nhất và nhì về sức mạnh không quân trên thế giới. Không quân Nga có khoảng 1.500 chiến đấu cơ và 400 trực thăng quân sự đứng vị trí thứ ba. Trung Cộng đứng hàng thứ 4 và Nhật Bản đứng hàng thứ 5 trên thế giới.
[3] CHIẾN LƯỢC CỦA TC BIẾN CÁC ĐẢO XA THÀNH TÀU SÂN BAY KHÔNG CHÌM:
(1) TRÊN ĐẢO HOÀNG SA: Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng trái phép một phi đạo cho các chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN nhằm mục đích phục vụ cái gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia”. TC đã làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng và phức tạp.
(2) TRÊN ĐẢO GẠC MA: Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho biết, tính toán của Bắc Kinh biến đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của VN thành cơ sở không quân, bằng cách gắp rút đổ thêm bê tông để biến thành đảo nhân tạo có diện tích bằng 17 sân đá banh (khoảng 1.700 m2). Toàn bộ hòn đảo có chiều dài 5.000 thước, rộng 400 thước. Cách Sài Gòn 830km, cách Manila 890km, cách eo biển Malacca khoảng 1.500km. Sau khi hoàn tất phi đạo dài 2.000 thước trên đảo Gạc Ma, các chiến đấu cơ Su-30, J-10, J-11 sẽ có khả năng vươn tới Malacca và vươn tới toàn miền Nam Việt Nam.
Các tên lãnh đạo Bắc Kinh chủ quan cho rằng, xây dựng cơ sở quân sự trên những hòn đảo xa xôi với những phi đạo cho chiến đấu cơ của họ là nó có thể trở thành tàu sân bay không chìm. Đây là tầm nhìn chiến lược “không qua khỏi đầu gối” của các chiến lược gia Bắc Kinh, nó chỉ đủ sức hù dọa VN, Philippines, Malaysia, Nam Dương và Brunei với tham vọng thống trị Biển Đông bằng đường lưỡi bò liếm hơn 80% diện tích Biển Đông.
Đừng quên rằng, những cơ sở quân sự trên những hòn đảo xa với phi đạo cho chiến đấu cơ, nó sẽ không trở thành “tàu sân bay” không chìm, mà nó sẽ thành “mục tiêu cố định” với kích thước quá nhỏ rất dễ dàng cho chiến đấu cơ của Mỹ xóa sổ trên bản đồ thế giới. Chỉ cần vài quả bom tinh khôn phá nát các phi đạo trên đảo là vô hiệu hóa lực lượng không quân TC trên các đảo nầy ngay lập tức.
Tập Cận Bình không che dấu tham vọng, “Giấc mơ Chệt” là biến Trung Cộng thành một cường quốc biển, hất lực lượng Hải quân Mỹ và ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi Châu Á – TBD hoặc chia đôi quyền lực với Mỹ trên Thái Bình Dương. Tập Cận Bình lấy cái gì để hất cẳng lực lượng Hải quân MỸ ra khỏi Châu Á – TBD? Chẳng lẽ, lấy tàu sân bay Liêu Ninh ra chọi với HKMH Gerald Ford của Mỹ chăng? Một bài viết gần đây đăng trên tờ Military-Industrial Corier ở Moscow cho rằng TC sẽ phải “nướng” khoảng 40% hạm đội hải quân của mình trong một cuộc tấn công, mới có thể đánh chìm một tàu sân bay như chiếc Gerald Ford.
Tuy nhiên, trong trường hợp tàu sân bay của Mỹ tiến vào vùng gần bờ biển Hoa Lục thì hải quân TC có triển khai 10 tàu hộ tống Type 056, 40 tàu tên lửa Type 022 để áp dụng chiến thuật “du kích chiến” trên biển chống lại tàu chiến Mỹ. Các loại tàu nầy đều có thể phóng tên lửa chống hạm như YJ-83 và C-803.
Tờ Military-Industry Corier ước tính rằng với chiến thuật đánh du kích trên biển đó, khoảng 30 – 40% tiềm lực hải quân của TC sẽ bị hủy diệt hoàn toàn chỉ để tiêu diệt được một tàu sân bay Mỹ, điều đó có nghĩa rằng với 3 tàu sân bay của Mỹ có thể làm cho hải quân TC “TRẮNG TAY”. Hải quân Mỹ với lực lượng tàu hộ tống và tàu khu trục hùng hậu trong đội hình tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ, những tàu tên lửa của TC sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt ngay sau khi phát động tấn công.
Theo thiển nghĩ của tôi, một khi Hải quân TC liều lĩnh phát động cuộc tấn công chọi với Hải quân Mỹ bị trắng tay, đây là cơ hội vô cùng thuận lợi cho Hải quân Nhật Bản nhập trận. Hải quân của TC sẽ không còn đủ tàu chiến để chận đứng cuộc tấn công của Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Còn biên giới Ấn – Trung ở phía Tây thì sao? Chắc chắn Ấn Độ sẽ không bỏ qua cơ hội bằng vàng nầy, Ấn Độ sẽ huy động toàn bộ lực lượng vũ trang mở cuộc tấn công toàn diện vượt biên giới vào lãnh thổ Trung Cộng, tái chiếm lại phần lãnh thổ ở phía Tây Himalaya, vùng khu vực biên giới Aksai và bang Arunachal Pradesh đã bị TC cưỡng chiếm trước đây. Con rồng giấy Trung Cộng rách tơi tả sau trận hải chiến với Mỹ, sẽ khó lòng vùng vẫy giữa 2 gọng kềm ẤN – NHẬT. Tập Cận Bình không phải không biết rằng, QĐNDTQ dù đã được nâng cao khả năng tác chiến suốt mấy chục năm qua, nhưng trên thực tế trình độ tác chiến của QĐNDTQ vẫn còn lạc hậu xa so với quân đội tiên tiến nhất thế giới, khoảng cách nầy ít ra từ 20 tới 30 năm.
Theo đánh giá của Ngũ Giác Đài hồi tháng 6/2014: “Không quân TC đang nổ lực hiện đại hóa với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử. Năng lực trên hàng loạt các phương diện như chiến đấu cơ, chỉ huy và kiểm soát, phương tiện gây nhiễu, tác chiến điện tử và thông tin số liệu đã được mở rộng và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với không quân phương Tây”.
Theo ông Samuel Perlo-Freeman – Viện Nghiên Cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm -(Stockholm International Peace Research Institute) tuyên bố rằng: “Mỹ mong muốn duy trì ưu thế kỹ thuật quân sự tuyệt đối trước Nga và TC, thêm vào đó Moskva và Bắc Kinh trong tương lai sẽ không có cơ hội để vượt qua người Mỹ trong lĩnh vực vũ khí.”
Theo ông Andrew Scobell – Công ty Research & Development – có trụ sở Arlington, Virginia, cho biết: “Không quân TC vẫn còn một số yếu kém còn tồn tại trên con đường hiện đại hóa, một trong số đó là không thể tự sản xuất động cơ máy bay chiến đấu phản lực. Hiện TC vẫn đang nhập hàng ngàn động cơ máy bay chiến đấu & vận tải của Nga và Ukraine, dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, một khi gặp bất trắc về yếu tố chính trị chắc chắn sẽ có những tác động xấu đến ngành công nghiệp chế tạo máy bay,” ông Scobell nói. “Những yếu điểm của ngành công nghiệp chế tạo động cơ máy bay và tên lửa không thể khắc phục trong một thời ngắn. Vì vậy, trong vài thập kỷ tới TC vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu máy bay chiến đấu và động cơ phản lực vector và một phần là tên lửa chiến thuật của Nga. Không quân TC đã có những tiến bộ lớn, nhưng vẫn chưa đạt tới trình độ tiên tiến nhất, họ vẫn còn một khoảng cách rất xa mới đuổi kịp Nga, đừng nghĩ đến việc so sánh với Mỹ.”
Nếu nói rằng: “Biển Đông là chiến trường chọn lựa Bắc Kinh”, tôi cho rằng nhận xét nầy không sát với thực tế. Biển Đông & Hoa Đông đối với Bắc Kinh chỉ là chiến trường cho một cuộc “CHIẾN TRANH CÂN NÃO”. Biển Đông là chiến trường lựa chọn của Washington chứ không phải của Bắc Kinh. Tôi xin dẫn chứng:
[1] Tiến sĩ Ian Ralby – giám đốc Điều hành tổ chức cố vấn an ninh I. R. Consilium – đã có bài viết lý giải tại sao Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến ở Biển Đông trên trang OPEDSPACE: “Khi TC tìm cách khẳng định sự kiểm soát đối với các quần đảo và các vùng tranh chấp, nước nầy muốn ngăn chận các tàu chuyến và máy bay quân sự của Mỹ bay qua Biển Đông. Điều nầy là không thể chấp nhận đối với Mỹ, vốn cho rằng Hoa Kỳ có quyền hợp pháp khi bay qua những vùng biển như vậy.
Rõ ràng, Biển Dông là khu vực xung đột và tranh cãi. Vấn đề TC tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn giữa TC và VN, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei. Hầu hết các vấn đề được đề cập liên quan tới tranh chấp Biển Đông là vấn đề lãnh thổ, quyền đánh bắt hải sản, quyền khai thác khoáng sản và kiểm soát các tuyến vận tải đường biển, đặc biệt là khi các tuyên bố chủ quyền lại liên quan tới các vấn đề lịch sử.
Tại sao Hoa Kỳ lại sẵn sàng tham gia một cuộc hải chiến với TC? Lý do đơn giãn là, nếu Bắc Kinh giành được quyền kiểm soát lãnh thổ tranh chấp, Bắc Kinh có thể chặn các tàu hải quân và máy bay quân sự tiếp cận hầu hết Biển Đông. Vì vậy, Mỹ đang hối thúc TC tuân thủ các tiến trình giải quyết tranh chấp của Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Bắc Kinh đã ký vào đó.
Theo UNCLOS, mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng tối đa là 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước đó. Các quốc gia có toàn quyền khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hải sản bên trong EEZ của nước mình. Nếu như Bắc Kinh giành quyền kiểm soát các lãnh thổ tranh chấp, Mỹ phải được Bắc Kinh cho phép mới được cho các tàu Hải quân hoặc máy bay quân sự của Mỹ đi qua hầu hết Biển Đông.
Sự di chuyển tự do của tàu chiến và máy bay quân sự qua Biển Đông có tầm chiến lược, chẳng những đối với Mỹ mà cả với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn quốc, Australia và Đài Loan. Đây là những lý do chính đáng để Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn… sẵn sàng liên minh với Washington tham chiến để bảo vệ điều đó.
[2] Sau khi được tin 300 các thành phần ly khai người Duy Ngô Nhĩ cấp tiến muốn thành lập một nhà nước Hồi giáo độc lập tại khu tự trị Tân Cương phía tây bắc Trung Cộng. Lực lượng này đang lén lút trốn khỏi đất nước, gia nhập lực lượng huấn luyện của IS và chiến đấu tại Iraq và Syria. Những người này cũng thiết lập các kênh liên lạc với IS, phát triển “kinh nghiệm thực tế chiến đấu” trước khi quay trở lại Hoa Lục.
AFP dẫn lời, chuyên gia chống khủng bố TC, các phần tử cấp tiến Tân Cương gia nhập IS qua 2 con đường: Trực tiếp sang Syria, Iraq và qua các chi nhánh của IS tại Đông Nam Á. Hiện IS vẫn chưa cho phép các lính mới tuyển mộ được biết đến “căn cứ chính”. IS sắp xếp chúng vào các đơn vị nhỏ nhiều nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Indonesia và Kyrgyzstan.
Vì vậy, ngày 24/1/2015, Tập Cận Bình khẩn trương chủ trì một buổi hợp Bộ Chính Trị gồm 25 thành viên cao cấp đưa ra tuyên bố, trong đó khẳng định: “Một số trong những thách thức và nguy cơ an ninh đối với TQ là chưa từng có và không thể dự đoán. Vì vậy, TQ cần phải luôn cảnh giác trước những nguy hiểm tiềm tàng”. Tờ Tân Hoa Xã dẫn lời tuyên bố của Bộ Chính Trị.
Bạo lực trong khuôn khổ đường biên giới cũng đã gia tăng lên trong năm qua, với ít nhất 200 người thiệt mạng trong hàng loạt cuộc đụng độ, tấn công khủng bố mỗi lúc một tinh vi hơn ở khu vực Tân Cương bất ổn và cả ở những nơi khác. ĐCSTQ cũng cảnh báo nguy cơ từ lực lượng khủng bố bên ngoài TQ, trong đó có tổ chức được gọi là “PHONG TRÀO HỒI GIÁO TURKESTAN (ETIM). Nhóm khủng bố trên được cho là đang tìm cách xâm nhập và phát động các cuộc tấn công đều khắp Trung Quốc. Mặt trận Tân Cương Hồi giáo – Tây Tạng – Nội Mông không phải những vùng mà ĐCSTQ dễ kiếm soát.
KẾT LUẬN:
Chiến lược gia thời Chiến Quốc NGÔ KHỞI có nói rằng: Ngày xưa, người ta muốn mưu đồ chuyện quốc gia đại sự, tất trước phải dạy trăm họ mà thân muôn dân. Có 4 điều bất hòa: (1) Bất hòa ở trong nước thì không thể ra quân. (2) Bất hòa ở trong quân thì không thể ra trận. (3) Bất hòa ở trong quân thì không thể tiến chiến. (4) Bất hòa ở chiến thì không thể quyết thắng.
Ông Lý Quang Diệu trong cuốn sách mới mang tên “Lý Quang Diệu nhìn thiên hạ” đã có những nhận định rất chính xác: “Nếu Trung Quốc bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh với Mỹ thì có thể xảy ra nội loạn, xung đột, gây rối loạn trật tự xã hội, theo đó Trung Quốc sẽ suy yếu và lần nầy có thể sa lầy rất lâu,” ông nói. “Người Trung Quốc biết họ còn cần tới 30-40 năm tới mới đuổi kịp các cường quốc khác trên thế giới. Kết luận của họ là, chỉ cần có thể duy trì hiện trạng, đừng chọc giận siêu cường quốc hiện tại và làm bạn với tất cả các nước, Trung Quốc chắc chắn ngày càng lớn mạnh.”
Nhưng, một câu hỏi được đặt ra là liệu ĐCSTQ còn tồn tại đến 30 – 40 năm không? Xin hãy đọc các tài liệu sau đây để các tên lãnh tụ ĐCSVN suy ngẫm:
[1] “HOW LONG CAN THE COMMUNIST PARTY SURVIVE IN CHINA”, Jamil Anderlini (Financial Times) nhận định: “Trong khi kinh tế phát triển chậm và sự bất mãn của giới trung lưu gia tăng, đây là vấn đề đang được hỏi không những ở nước ngoài mà ngay cả ở trong nước. Ngay tại Trường Trung ương Đảng, có cuộc thảo luận về điều không thể nghĩ đến: “SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN TRUNG QUỐC”. Bà Lin Zhe là GS của trường Đảng nầy đã cảnh báo rằng: “Vấn đề tham nhũng rất nghiêm trọng, như những nhà lãnh đạo cao cấp của TQ đã nói, nó có thể tiêu diệt ĐCSTQ và quốc gia nầy.”
Nhiều người trong và ngoài Đảng CSTQ lo ngại rằng, bằng cách chèn ép sự bất mãn của đại chúng, bằng những phương tiện đàn áp cổ điển, chính quyền mới một ngày nào đó ngủ dậy sẽ thấy đại chúng tràn ngập đường phố. Giáo sư Shen Zihua nói: “Tập Cận Bình và chính quyền này tạo cho Trung Quốc một cơ hội cuối cùng để thực hiện sự thay đổi xã hội thành hệ thống chính trị cởi mở hơn từ trong nội bộ của ĐCSTQ và trong hệ thống. Không có những cải tổ nầy, chắc chắn sẽ có cuộc bùng nổ xã hội.”
[2] “THE END OF HISTORY AND THE LAST MAN”, Fracis Fukuyama – nhà Nghiên cứu cao cấp tại Standford University – nhận định: “Mô hình chính trị của TQ không thể tồn tại được vì thành phần trung lưu ngày càng lớn mạnh – một thế lực thúc đẩy “DÂN CHỦ” ở khắp mọi nơi. Thế hệ mới tại TC rất khác biệt với thế hệ đã rời bỏ ruộng vườn trước đây và thúc đẩy đợt công nghiệp hóa đầu tiên – họ có trình độ học vấn cao hơn nhiều, giàu hơn nhiều và nhiều đòi hỏi mới như: không khí trong sạch hơn để thở, nước trong sạch hơn để uống, thực phẩm an toàn hơn để ăn và nhiều vấn đề khác không thể giải quyết được chỉ bằng phát triển kinh tế nhanh chóng.
Theo công ty tư vấn McKinsey, từng lớp trung lưu trên – phần đông dân số có lợi tức gia đình hằng năm vào khoảng 17,350 – 37,500 USD chiếm 14% số gia đình thành thị vào năm 2012, nhưng sẽ gia tăng 54% vào 10 năm tới.
[3] “STATECRAFT – STRATEGIES FOR A CHANGING WORLD” cựu Thủ Anh Thatcher nhận định : “Trung Hoa phải còn lâu lắm mới đạt được địa vị đại cường quốc về mọi mặt như: Kinh tế lẫn xã hội và trước sau chế độ Cộng Sản Tàu cũng sẽ thất bại như các chế độ CS đã suy sụp ở các vùng khác (In due course Communism will fail in China, as it has elsewhere) p.178. Nhật Bản và Ấn Độ là 2 cường quốc đứng thế quân bình lực lượng với Tàu ở Châu Á. Còn Âu Châu, sở dĩ tiến bộ trước tiên là vì, bà Thatcher dựa vào nhận định của J. Stuart Mill là biết chấp nhận đa phương tiến bộ và đa diện phát triển (plurality of paths for its progressive and many sides of development).
Cá nhân tôi dám khẳng định rằng: “Biển Đông là chiến trường lựa chọn của Washington chứ không phải của Bắc Kinh”. Đối với bọn lãnh đạo Bắc Kinh, Biển Đông đối với chúng chỉ là một chiến trường của cuộc “CHIẾN TRANH CÂN NÃO”, đường lưỡi bò phi pháp và vô lý chỉ liếm được lãnh hải của Việt Nam, chỉ vì tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN bất tài, vô dụng, tham nhũng, ăn hại đái nát… phải dựa vào Bắc Kinh để tồn tại “THÀ MẤT NƯỚC CHỨ KHÔNG MẤT ĐẢNG”. Cái ngu xuẩn vĩ đại nhất của 4 tên lãnh đạo Đảng ngu ngốc: Trọng, Sang, Dũng, Hùng là không chịu học bài học “LIÊN MINH CỦA ẤN ĐỘ” để thoát Trung, còn có thể giữ được nước và đảng…
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ.

Không có nhận xét nào: