Hằng năm, vào dịp 30 tháng 4, cõi lòng người dân Việt tỵ nạn Cộng sản khắp năm châu lại một lần thổn thức. Biến cố 30/4 năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, không những là khúc quanh trọng đại của lịch sử dân tộc, nó còn là một vết hằng sâu trong buồng tim mổi người dân Việt tại quốc nội cũng như hải ngoại. Đó là cơn hồng thủy đã bứng nhổ và cuốn trôi đi cơ nghiệp của một phần nhỏ nhân loại với quá trình chiến đấu kiên cường cho Tự Do, Dân Chủ và chống lại tội ác. Nó đã hủy diệt từng mảnh đời, giết chết từng hy vọng của tương lai. Nó là loại ác thần gieo định mệnh nghiệt ngã, xẽ từng con tim người sống, tạo phân ly, tan nát trên từng mái âm gia đình… Tác giả của đủ loại thảm cảnh mà dân tộc chúng ta đã và đang phải gắnh chịu một tập đoàn CSVN. Tưởng nhớ ngày 30/4 , mổi người chúng ta phải tâm nguyện để đừng vội quên đầu mối của khổ đau và bất hạnh này; đồng thời, cũng để tưởng niệm anh linh những người đã nằm xuống vì lý tưởng phục vụ tha nhân.
58.000 người Mỹ bỏ thây trong cuộc chiến Việt Nam, đã được nhân dân xứ này tỏ lòng tri ân, qua bức tường đá hoa nổi danh tại Washington DC. Khách thập phương, người bản xứ , quanh năm suốt tháng, đến nới đây chiêm bái linh hồn người quá cố; hằng ngày không thiếu những tràng hoa tươi bày trên bệ đá. Lòng tri ân đã thể hiện trọn vẹn để vinh danh người chết và làm ấm lòng người sống. Riêng đối với những vị anh hùng của Dân Tộc, gần gủi nhất là nhửng người đã chết vào những ngày cuối của cuộc chiến cũng như sau này, chúng ta chưa có một bức tường đá hoa để tưởng niệm, dù không ai có thể phủ nhận sự góp phần vô giá bằng cái chết cho cuộc đời tự do của chúng ta và thế hệ con cháu ngày hôm nay.
Ngược giòng thời gian trở về quá khứ của 27 năm về trước, không thiếu những gương anh dũng làm sáng ngời giá trị truyền thống và đạo đức Việt Nam. Dọc theo quốc lộ 1 đổ dồn về phương Nam, trong khoảng thời gian sôi bỏng nhất, trong cảnh tên bay đạn lạc của tháng 3 và tháng 4 năm 75, đã có bao gương quả cảm, hy sinh thân mình cho đồng loại của những tên tuổi vô danh về phiá dân chúng cũng như các đơn vị quân đội. Tử lệnh hàng giặc của Dương Văn Minh, vài giờ sau buổi bình minh ảm đạm ngày 30/4, đã gây ra bao cảnh huống bi hùng. Đã có bao người tuẩn tiết để vẹn toàn khí tiết, “ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục” ! Bên cạnh những tên tuổi đã đi vào sử xanh như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai… là một dọc dài tên họ mà chúng ta chưa hề biết đến. Người trung tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Đức (xuất thân khóa 11 trường VBQGVN) đã tự xử mình trên đường phố Sàigòn với đầy đủ quân phục trên người. Một gia đình dân đã kết thúc cuộc đời 8 sinh mệnh bằng một liều độc dược, trong buổi cơm chiều thường lệ. Một số đông binh sĩ cắc đơn vị ưu tú đã tập họp thành từng nhóm 5 hay 10 đồng đội, nở nụ cười ngạo nghễ trong tiếng hô “đảo đảo Cộng nô” và bình thản mở chốt lựu đạn để cùng chết trên hè phố thủ đô.
Giờ thứ 25 của cuộc chiến, tiếng súng bất khuất vẫn còn rền vang trên một số trận tuyến, rải rác khắp miền Nam. Nguyễn Văn Phát, thiếu tá quận trưởng quận Thạnh Trị, Ba Xuyên, đã cùng binh sĩ chiến đấu đến hết đạn rồi tự kết thúc đời bằng những khẩu súng cá nhân. Tại Chương Thiện, quân, dân toàn tỉnh đã anh dũng chiến đấu đến lúc cạn hết nguồn đạn dược lưu trử và khi Việt Cộng tràn vào được, chúng đã sát hại tại chổ trung tá Võ Ngọc Đường trưởng ty Cảnh Sát (xuất thân khoá 11 VBQGVN). Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng, vì niềm tin tôn giáo đã không thể tự xử, hiên ngang bước lên pháp trường, theo gương dũng liệt của các tiền nhân Yên Bái. Thiếu tá Nguyễn văn Bé, Nguyễn văn Tư ( cả hai cùng xuất thân khóa 19 VBQGVN) đã chữi thẳng vào mặt lũ vô nhân, đám cai tù Cộng sản, và nở nụ cười ngạo mạn, rẻ khinh, trước cái gọi là phiên tòa nhân dân với hai chiếc hòm gổ tạp chờ sẳn, vào một buổi chiều mưa ảm đạm nơi trại tù Suối Máu… Còn nhiều, và thật nhiều cảnh bi hùng tô thắm giòng sử dân tộc trong các trại tù, trên các đường phố đô thị và tận cáx xã, ấp vùng nông thôn, sau ngày CSVN cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.
Trước những cái chết đầy ý nghiã của bao anh hùng suốt đời đấu tranh cho Lý Tưởng Quốc Gia, Dân Tộc đó, chúng tôi xin thành kính thắp nén tâm hương cho người dưới mộ, đồng thời, cũng xin chia xẻ mối đau thương vô bờ đối với từng thân nhân của qúy vị này còn hiện tiền, vào ngày tang chung của dân tộc.
Trong hoàn cảnh và khả năng hạn hẹp, chúng tôi xin biểu tỏ lòng tri ân sâu rộng bằng cách Vinh Danh những người vị quốc vong thân vào dịp tháng Tư máu lệ này. Chúng tôi xin dựng lên một BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA BẰNG GIẤY MỰC này, nhưng gói trọn lòng thành của những người hậu tiến trong sứ mạng đem An Bình và Thịnh Vượng về trên quê hương . Chúng tôi cũng hy vọng BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA THÔ SƠ này sẽ là một hội chứng đầy vinh dự của một d6an tộc bất khuất trước tòa án lương tri của nhân loại và không bao giờ phôi phai trong tâm khảm thế hệ trẻ để họ có thể ngước mặt, hãnh diện đi trên con đường cha, anh đã hiến thân.
ĐN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét