Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Đầu năm nay, nhửng cuộc biểu tình chưa từng thấy đã được tổ chức tại Việt Nam, đất nước có một chế độ Cộng sản từng nổi tiếng là đã nghiền nát bất cứ hình thức bất đồng chính kiến nào.
Những cuộc biểu tình ấy là về sự gây hấn của Trung Quốc ở vùng Biển Đông.
Trung Quốc đang đòi hỏi một vùng đặc quyền kinh tế bao gồm hơn nửa diện tích khu vực biển và gần đây đã trở nên xung đột với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.
Tiến sĩ Bùi Trọng Cường
“Việt Nam đã kháng nghị khi các tàu Trung Quốc gây hư hại các cáp và thiết bị thăm dò vào ngày 26 tháng Năm trong khu vực 370km độc quyền hàng hải của Việt Nam” ông nói với tờ Epoch Times.
“Chính phủ Việt Nam cho biết là một sự cố tương tự lại diễn ra vào ngày 09 tháng Sáu, chê trách Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của mình” ông nói.
Tiến sĩ Bùi, một người tị nạn Việt Nam trước đây và hiện là cố vấn cho Chính phủ Queensland về các vấn đề đa văn hóa, nói ông nghi ngờ việc chế độ Việt Nam cho phép các cuộc biểu tình gần đây.
Ngày nay, việc biểu tình công khai là rất hiếm ở Việt Nam, đặc biệt là biểu tình chống lại Trung Quốc, một nước đồng minh cộng sản. Các cuộc biểu tình có sự xuất hiện của các quan tâm về chủ quyền để nhằm xoa dịu người Việt Nam, ông nói.
“Họ [Việt Nam và Trung Quốc] đang đóng trò” ông nói. “Có hôm, họ giả vờ như đang chiến đấu với nhau, hôm khác lại bình thường, không có gì”.
Từ khi ấy, các cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt trên khắp thế giới về vấn đề này đã được tổ chức, kể cả ở Úc.
“Chúng tôi đã cảnh báo mọi người về Trung Quốc và nói rõ cho người dân sinh sống tại Việt Nam được biết. Vấn đề khó khăn ở chỗ là họ không có cơ hội để được nói nhiều như chúng tôi ở đây”, Tiến sĩ Bùi nói.
Biển Đông
Không phải chỉ riêng người Việt Nam lo lắng về Biển Đông. Khu vực này hiện đầy ắp các tranh chấp lãnh thổ từ xưa và sức mạnh phát triển kinh tế trong khu vực, khiến các nguy cơ đang trở nên cao hơn.
Robert Kaplan, tác giả, nhà báo và là thành viên của Hội đồng Chính sách Quốc phòng Bộ Quốc phòng Mỹ, tin rằng Biển Đông đang định dạng trở thành một diễn đàn cho một kỷ nguyên xung đột mới trong thế kỷ 21.
” Châu Âu là một bức địa cảnh(landscape); Đông Á là thủy cảnh (seascape). Ý nghĩa đó, trải ra một sự khác biệt chủ yếu giữa các thế kỷ 20 và 21″ ông đã viết như thế trong diễn đàn trực tuyến của trang mạng Foreign Policy.
Biển Đông trải dài hàng nghìn cây số từ eo biển Malacca ở phía Tây-Nam đến eo biển Đài Loan ở phía Đông Bắc.
Các bên khiếu kiện chủ quyền lãnh thổ bao gồm Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Brunei, Singapore Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc, tất cả đều tranh giành những khu vực khác nhau của các eo biển.
Những khu vực tranh chấp bao gồm bãi Macclesfield do Trung Quốc, Đài Loan và Philippine tranh chấp; quần đảo Hoàng Sa, với các khiếu nại từ phía Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan; và hầu hết phần phía nam của nhóm đảo lớn hơn: quần đảo Trường Sa, đều cùng bị tranh giành bởi Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam và một phần bởi Philippine, Malaysia và Brunei.
Vào năm 1988, hơn 70 thủy thủ Việt Nam đã bị quân đội Trung Quốc sát hại trong một cuộc tranh chấp lãnh thổ ngoài khơi quần đảo Trường Sa.
Mặc dù được gọi tên khác nhau tùy theo quốc gia nào khẳng định chủ quyền của mình ở đấy, khu vực đường thủy rộng hơn được gọi là biển Nam Trung Hoa, hậu quả từ quyền lợi của Âu châu trong thế kỷ 16 trong việc coi đó như một tuyến đường thương mại đưa đến thịnh vượng của Trung Quốc.
Tầm quan trọng chiến lược
Ngày nay, tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế biển của Biển Đông là đáng kinh ngạc.
Với tầm hệ trọng cho thương mại 2 chiều, Biển Đông hiện là tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới, liên kết phía Đông Bắc Á đến Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư thông qua eo biển Malacca.
“Một phần ba của tất cả các giao thông hàng hải và hơn một nửa trọng tải hàng năm của các thương thuyền thế giới đi qua Biển Nam Trung Quốc” ông Kaplan viết.
“Số lượng dầu hỏa vận chuyển ngang qua Biển Đông, tiếp liệu cho các nền kinh tế lớn của Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, nhiều hơn sáu lần so với số lượng đi qua kênh đào Suez”.
“Số lượng này bao gồm gần hai phần ba nguồn cung cấp năng lượng của Hàn Quốc, gần 60% nguồn cung cấp năng lượng của Nhật bản, Đài Loan và khoảng 80% lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc”, ông Kaplan viết.
Theo Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd, 60% thương mại của Úc cũng phải đi ngang qua vùng Biển Đông.
Với đà gia tăng nhu cầu về nguồn năng lượng, các cuộc tranh chấp hàng hải có tính lịch sử đã tiếp tục trầm trọng thêm do việc phát hiện ra dầu khí trong khu vực.
Theo ông Kaplan, trữ lượng dầu ở mức khoảng 7 tỷ thùng, dầu và khí đốt tự nhiên ở mức 900 nghìn tỷ feet khối, nhưng ước tính trữ lượng tiềm năng còn nhiều hơn thế nữa.
Tiềm năng xung đột
Dù chẳng khó khăn gì để hiểu nhu cầu phải bảo vệ an toàn các nguồn cung cấp năng lượng của các nước, riêng chế độ Trung Quốc lại tiến hành các hành động hung hăng trong khu vực.
Các lực lượng Trung Quốc đã công khai khiêu khích Philippine, dựng nên các chướng ngại và tuần tra trong khu vực chủ quyền của Philippine và bị cáo buộc đã nổ súng vào ngư dân Philippines, hãng AFP đã đưa tin như thế hồi đầu năm nay. Trung Quốc cũng gây các sự cố tương tự với Nhật Bản và Indonesia.
Trung Quốc cũng lôi kéo tác động đến chương trình nghị sự trong khu vực, khăng khăng nhấn mạnh đến một cách giải quyết theo lối “chia ra để trị ” qua các cuộc đàm phán song phương chứ không đa phương.
Điểm yếu của cấu trúc khu vực để đối phó với tranh chấp là một mối quan tâm lớn về quốc phòng.
“An ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương không được bảo đảm bởi các cơ chế mạnh mẽ mà chúng ta chỉ dựa vào phương Tây”, ông Rudd cho biết trong một bài phát biểu trước sinh viên đại học ở Tasmania đầu năm nay.
Khi Trung Quốc ngày càng khoe cơ bắp của mình trong khu vực, các quốc gia Đông Nam Á ngày càng tìm kiếm sự tham dự của Mỹ. Hoa Kỳ đã đáp ứng theo qua việc tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung với một số quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố tại Hà Nội hồi đầu năm nay rằng Hoa Kỳ có “một quyền lợi quốc gia trong việc tự do hàng hải, mở cửa tiếp cận đến vùng hàng hải chung của Châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Nam Trung Hoa”. Bà kêu gọi một “tiến trình ngoại giao hợp tác lẫn nhau”.
Quy tắc ứng xử
Tuy nhiên, giải pháp cuối cùng phải đến từ trong khu vực và từ hiệu quả ấy, Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn đa phương lớn nhất khu vực, đã làm việc để giải quyết mối căng thẳng giữa Trung Quốc và ASEAN. Nhưng đã phải mất 20 năm.
“Mọi thứ không nhất thiết phải chậm chạp như thế này”, Tổng thống Indonesia Tiến sĩ Susilo Bambang Yudhoyono nói trong một bài phát biểu đến các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN họp tại Bali vào tháng Bảy.
“Chúng ta cần phải gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến thế giới rằng tương lai của Biển Đông là một tương lai lạc quan, dự đoán được và thu xếp được”.
Thật vậy, 10 nước thành viên ASEAN đã từng đồng ý với các chỉ hướng trên một Tuyên bố ứng xử tại các cuộc họp ở Bali năm 2002, nhưng các nhà phân tích và một số quốc gia thành viên đã bày tỏ sự không hài lòng.
“Nghe có vẻ ấn tượng, nhưng sẽ hầu như không có tác động gì đến những nguy cơ của các sự cố trên biển,” ông Rory Medcalf, nhà cựu ngoại giao Úc và là một phân tích gia về thông tin tình báo của Viện Lowy cho biết.
“Chúng ta đang nghe loại bàn luận ngoại giao mơ hồ rỗng tuếch – nhưng đấy không phải là một cách ứng xử thích hợp”.
Phát biểu trên đài phát thanh ABC, ông Rudd cho biết một giai đoạn thứ ba của các cuộc đàm phán sẽ phát triển được một cung cách ứng xử chi tiết hơn cho khu vực.
“Đó là phần tiếp theo của công việc và do từng được nói chuyện với các đồng nghiệp ASEAN, tôi nghĩ họ đã sẵn sàng xăn tay áo vào nhiệm vụ quan trọng tiếp theo này để gìn giữ hòa bình và an ninh trong khu vực rộng lớn hơn của chúng tôi”, ông nói .
Nguồn: Epoch Times
http://www.x-cafevn.org/node/2607
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét