Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia (trái) tiếp đồng nhiệm Mỹ Leon Panetta tại Bali, Indonesia, 23/10/2011
REUTERS
Qua việc bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, trên đường công du châu Á, ghé thăm Indonesia, Hoa Kỳ muốn khẳng định quyết tâm trở lại khu vực Đông Nam Á.
Trọng tâm vòng công du châu Á lần này của tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc, với chủ đề chính là hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Thế nhưng chặng ghé Bali (Indonesia) vào hôm nay, 23/10/2011 của ông Leon Panetta lại rất được quan tâm trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á đang chờ đợi Hoa Kỳ khẳng định thêm quyết tâm hiện diện hùng hậu trong vùng để cản bớt tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo chương trình dự kiến, trong cuộc gặp gỡ với đồng nhiệm Indonesia Purnomo Yusgiantoro tại Bali, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đề cập đến việc tăng cường trở lại hợp tác quân sự giữa hai bên từng bị gián đoạn từ một hơn thập niên qua. Theo một viên chức bộ Quốc phòng xin giấu tên, ông Panetta sẽ thảo luận với phía Indonesia về « quan hệ quân sự song phương Mỹ-Indonesia, vốn đã phát triển mạnh mẽ trong vài năm nay », cũng như tình hình khu vực.
Như để nhấn mạnh trên tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ quân sự Mỹ - Indonesia, nhân chuyến ghé Bali, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng sẽ được chính tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tiếp kiến.
Thông điệp gởi ASEAN : Mỹ vẫn là cường quốc Thái Bình Dương của thế kỷ 21
Khi ghé Indonesia, ông Panetta không chỉ nhắm mục tiêu thúc đẩy quan hệ quân sự song phương với chính quyền Jakarta, mà còn muốn xác định trở lại quyết tâm của Washington là dấn thân sâu hơn nữa vào toàn thể vùng Đông Nam Á mà quan hệ với Indonesia là một thành tố quan trọng.
Tại Bali, tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tiếp xúc với đồng nhiệm 10 nước ASEAN đang họp tại đây trong khuôn khổ hội nghị thường niên ADMM của họ. Trong tình hình nhiều các quốc gia Đông Nam Á đang quan ngại trước mối đe dọa đến từ các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp và mơ hồ của Trung Quốc, và cần đến sự hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng, ông Leon Panetta đã tung ra ngay một tín hiệu trấn an.
Trả lời các phóng viên báo chí ngay trên chuyến bay đưa ông đến Bali, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác định : « Tôi có một thông điệp rõ ràng để chuyển đến họ : Hoa Kỳ vẫn sẽ là một cường quốc quan trọng ở Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI, chúng tôi sẽ duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ và sẽ là một lực lượng hùng hậu để bảo đảm hoà bình và thịnh vượng trong vùng ».
Theo các nhà quan sát, cuộc gặp giữa các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với đồng nhiệm Hoa Kỳ tại Bali hôm nay chắc chắn sẽ phải đề cập đến hồ sơ nóng bỏng hiện nay : Tình hình căng thẳng nẩy sinh từ các hành động quyết đoán của Trung Quốc để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông, đặc biệt là đối với Việt Nam và Philippines trong những tháng qua.
Trước tình hình căng thẳng đó, Hoa Kỳ một mặt xác định lập trường không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền giữa các nước, nhưng một mặt khác kêu gọi các bên thông qua một bộ quy tắc ứng xử thực thụ. Một điểm quan trọng khác từng được Washington nhắc đi nhắc lại : Đó là cần phải bảo đảm quyền tự do đi lại trong khu vực vốn bao gồm các tuyến hàng hải rất quan trọng của thế giới.
Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quân sự với Indonesia
Trong địa hạt song phương Mỹ - Indonesia, sau 12 năm bị gián đoạn vì các vi phạm nhân quyền trầm trọng của lực lượng đặc biệt Kopassus của quân đội Indonesia dưới thời nhà độc tài Suharto, quan hệ quân sự giữa hai bên bắt đầu được cải thiện dần dần bắt đầu từ năm 1998, khi chế độ Suharto sụp đổ.
Bước đột phá là vào tháng Bảy năm 2010, khi người tiền nhiệm của ông Panetta là Robert Gates thông báo nối lại hợp tác với lực lượng Kopassus một cách « hạn chế và dần dần từng bước ». Chuyến ghé thăm Bali lần này của tân bộ trưởng Panetta là nhằm đẩy mạnh thêm tiến trình hợp tác với quân đội của một nước được xem là thiết yếu cho chính sách châu Á của Hoa Kỳ.
Nếu hợp tác quân sự Mỹ - Indonesia trước đây chủ yếu được thực hiện ở cấp cao, thì giờ đây, công việc này có thể mở rộng xuống thành phần trực tiếp tác chiến. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi nhân sự, chuyên gia, cũng như tổ chức thêm các cuộc tập trận hỗn hợp. Ngoài ra, Hoa Kỳ không loại trừ khả năng bán thêm một số vũ khí cho Indonesia.
Theo chương trình dự kiến, trong cuộc gặp gỡ với đồng nhiệm Indonesia Purnomo Yusgiantoro tại Bali, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đề cập đến việc tăng cường trở lại hợp tác quân sự giữa hai bên từng bị gián đoạn từ một hơn thập niên qua. Theo một viên chức bộ Quốc phòng xin giấu tên, ông Panetta sẽ thảo luận với phía Indonesia về « quan hệ quân sự song phương Mỹ-Indonesia, vốn đã phát triển mạnh mẽ trong vài năm nay », cũng như tình hình khu vực.
Như để nhấn mạnh trên tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ quân sự Mỹ - Indonesia, nhân chuyến ghé Bali, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng sẽ được chính tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tiếp kiến.
Thông điệp gởi ASEAN : Mỹ vẫn là cường quốc Thái Bình Dương của thế kỷ 21
Khi ghé Indonesia, ông Panetta không chỉ nhắm mục tiêu thúc đẩy quan hệ quân sự song phương với chính quyền Jakarta, mà còn muốn xác định trở lại quyết tâm của Washington là dấn thân sâu hơn nữa vào toàn thể vùng Đông Nam Á mà quan hệ với Indonesia là một thành tố quan trọng.
Tại Bali, tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tiếp xúc với đồng nhiệm 10 nước ASEAN đang họp tại đây trong khuôn khổ hội nghị thường niên ADMM của họ. Trong tình hình nhiều các quốc gia Đông Nam Á đang quan ngại trước mối đe dọa đến từ các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp và mơ hồ của Trung Quốc, và cần đến sự hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng, ông Leon Panetta đã tung ra ngay một tín hiệu trấn an.
Trả lời các phóng viên báo chí ngay trên chuyến bay đưa ông đến Bali, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác định : « Tôi có một thông điệp rõ ràng để chuyển đến họ : Hoa Kỳ vẫn sẽ là một cường quốc quan trọng ở Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI, chúng tôi sẽ duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ và sẽ là một lực lượng hùng hậu để bảo đảm hoà bình và thịnh vượng trong vùng ».
Theo các nhà quan sát, cuộc gặp giữa các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với đồng nhiệm Hoa Kỳ tại Bali hôm nay chắc chắn sẽ phải đề cập đến hồ sơ nóng bỏng hiện nay : Tình hình căng thẳng nẩy sinh từ các hành động quyết đoán của Trung Quốc để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông, đặc biệt là đối với Việt Nam và Philippines trong những tháng qua.
Trước tình hình căng thẳng đó, Hoa Kỳ một mặt xác định lập trường không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền giữa các nước, nhưng một mặt khác kêu gọi các bên thông qua một bộ quy tắc ứng xử thực thụ. Một điểm quan trọng khác từng được Washington nhắc đi nhắc lại : Đó là cần phải bảo đảm quyền tự do đi lại trong khu vực vốn bao gồm các tuyến hàng hải rất quan trọng của thế giới.
Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quân sự với Indonesia
Trong địa hạt song phương Mỹ - Indonesia, sau 12 năm bị gián đoạn vì các vi phạm nhân quyền trầm trọng của lực lượng đặc biệt Kopassus của quân đội Indonesia dưới thời nhà độc tài Suharto, quan hệ quân sự giữa hai bên bắt đầu được cải thiện dần dần bắt đầu từ năm 1998, khi chế độ Suharto sụp đổ.
Bước đột phá là vào tháng Bảy năm 2010, khi người tiền nhiệm của ông Panetta là Robert Gates thông báo nối lại hợp tác với lực lượng Kopassus một cách « hạn chế và dần dần từng bước ». Chuyến ghé thăm Bali lần này của tân bộ trưởng Panetta là nhằm đẩy mạnh thêm tiến trình hợp tác với quân đội của một nước được xem là thiết yếu cho chính sách châu Á của Hoa Kỳ.
Nếu hợp tác quân sự Mỹ - Indonesia trước đây chủ yếu được thực hiện ở cấp cao, thì giờ đây, công việc này có thể mở rộng xuống thành phần trực tiếp tác chiến. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi nhân sự, chuyên gia, cũng như tổ chức thêm các cuộc tập trận hỗn hợp. Ngoài ra, Hoa Kỳ không loại trừ khả năng bán thêm một số vũ khí cho Indonesia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét