Pages

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Tự Do, Dân Chủ: Tất Yếu

Vi Anh
Tựdo là ý muốn của Con Người. Con Người sanh ra với tư cách Con Người đều muốn có tự do. Độc tài là cái bịnh của nhà cầm quyền, vi phạm thô bạo hay che dấu, giảtrang, lợi dụng và lạm dụng khế ước xã hội.
Nỗlực của Con Người hằng cữu là tranh đấu cho tự do, dân chủ của người dân trước nạn độc tài là cái bịnh của nhà cầm quyền. Quyền lực là một thứ bịnh, hư hỏng, hũ hóa nếu thiếu giám sát. Tiến trình tự do, dân chủ của người dân lá ý hướng bẩm sinh của Con Người, xu thế của văn minh Nhân Loại. Nó có thể chậm hay mau, ngay thẳng hay quanh co, ôn hòa hay bạo lực - nhưng có một điểm chung là tiến chớ không lùi. Đó là hướng đi tất yếu của lịch sử, đó là cứu cánh của cá nhân, gia đình và xã hội. Tất yếu đó có thể đến qua cải cách, cái tổ của nhà cầm quyền biết quí dân, hiểu dân và cũng có thể đến do cuộc cách mạng do người dân đứng lên, nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền độc tài, ngoan cố.

Các cuộc cách mạng mà Tây Phương gọi la Cam, Hồng, hoa Tulip do người dân Đông Âu nổi dậy lật đổ độc tài đảng trị tòan diện của CS trong hai thập niên sau cùng của thế kỷ 20 và các cuộc cách mạng mà thế giới gọi là Mùa Xuân Á rập xảy ra ở Tunisia, Ai cập, Libya là qui trình tất yếu diễn biển bằng cuộc cách mạng của người dân đứng lên lật đổ độc tài.
Còn những diễn biển đang xảy ra trong chế độ độc tài quân phiệt Miến Điện là tất yếu do giá trị tự do, dân chủ chuyển biến và áp lực quốc tế tác động thành cải tổ, cải cách xuất phát từ nhà cầm quyền. Tuần tự nhà cầm quyền Miến Điện chuyển hóa như sau.
Ngày 13 tháng 11, năm 2010: trả tự do cho Bà Aung San Suu Kyi, sau 15 năm cầm tù hay quản thúc tại gia trong vòng 20 năm gần đây của đời Bà, một nhân vật đối lập kiên trì cả thế giới trọng vọng và nhân dân Miến Điện ngưỡng mộ.
Nhà cầm quyền làm việc này chỉ một tuần sau cuộc bầu cử “quân cử dân bầu” mà độc tài CS cũng như quân phiệt phải làm để “nắm” quốc hội là “cơ cấu” đảng viên hay quân nhân chiếm 80% tổng số ghế trong Quốc Hội. Tây Phương không tiếc lời phê bình, chỉ trích cái gọi là quốc hội “giả trang” (mascarade) ấy.
Ngày 30 tháng 3 năm 2011: chế độ quân phiệt do Tướng Than Shwe thành lập và nắm quyền suốt 20 năm chánh thức giải tán, Tướng Than Shwe từ chức bên chánh quyền và trong quân đội. Cựu Tướng Thein Sein thay thế trong việc nắm chánh quyền dân sự. Tây Phương tỏ ý rất nghi ngờ.
Ngày 10 tháng 7 năm 2011: thành lập Ủy Ban Đặc biệt xét lại hiến pháp, hệ thống pháp luật của quốc gia liên quan đến quyền lợi của công nhân, tổ chức dân sự ngoài chánh phủ NGO và các hội đoàn. Miến Điện nhờ Tổ chức Quốc tế Lao động, Liên Hiệp Quốc và những tổ chức phi chánh phủ lớn trên thế giới cố vấn.
Ngày 17 tháng 8 năm 2011: Tân Tổng Thống Thein Sein đọc diễn văn trước Quốc Hội, kêu gọi quyền công dân, luật pháp, tính minh bạch, xã hội hài hòa, cải cách kinh tế và bảo vệ môi sinh.
Ngày 19 tháng 8 năm 2011: mở cuộc gặp gỡ lịch sử giữa nhà đối lập Khôi Nguyên Nobel Hòa bình 1991 Bà Aung San Suu Kyi với TT Thein Sein, sau vài tuần tiếp xúc của Ông Bộ Trưởng Lao Động với Bà Aung Kyi. Bộ Trưởng này từ lâu đóng vai trò sĩ quan liên lạc giữa chánh phủ và nhà nữ đối lập cả thế giới đều kính trọng và tòan dân Miến Điện tin tưởng, mến mộ. Truyển hình quốc gia cho thấy Bà Aung San Suu Kyi nói đùa với quí vị bộ trưởng. Và Bà dự bữa tiệc danh dự do phu nhân cuả TT Miến điện tổ chức khoảng đãi. Một dấu hiệu rõ rệt chánh quyền của Ô. Thein Sein có thiện chí hòa giải hòa hợp quốc gia.
Ngày 21 tới 25 tháng 8 năm 2011: Đặc phái viên đặc trách về nhân quyền của Liên hiệp Quốc, Tomas Quintana, sau một năm bị nhà cầm quyền Miến điện cấm vào nay được đến viếng Miến Điện. Ông đến thăm Quốc Hội đang họp, được tiếp đón long trọng, được tự do đi thăm Bà Aung San Suu Kyi, vô tận khám Insein, trại giam khét tiếng giam giữ những tù nhân chánh trị.
Ngày 6 tháng 9 năm 2011: chánh phủ chuyển qua Ủy Ban Đặc biệt dự thảo bảo đảm nhân quyền cho công dân Miến Điện, điểu mà Ô. Tomas Quintana, đã đề nghị với nhà cấm quyền phải thành lập một Ủy hội như thếtrong chuyến công tác Miến Điện trước đây của Ông.

Ngày 30 tháng 9 năm 2011: TT Thein Sein công bố ngưng xây đập thủy điện trên sông Irrawaddy, ở một tỉnh miền Bắc Miến để «tôn trọng ý nguyện của nhân dân” sau khi lắng nghe nhiều lời chỉ trích của dân chúng và giới chuyên viên bảo vể mội sinh.
Ngày 11 tháng 10 năm 2011, chánh quyền tuyên bố sẽ thả 6000 tù nhân vì lý do nhân đạo, không nói rõ trong đó có 2000 tù chánh trị. Mỹ chào mừng sáng kiến này của tân chánh phủ.
Ngày 12 tháng 10 năm 2011: những tù nhân hứa thả, đợt đầu 600 ra khỏi nhà giam.
TT Thein Sein chánh thức công du đầu tiên, đi Ấn độ để tìm đối trọng với TC, mà gầnđây chánh quyền mới của Miến Điện tỏ ra rất dè dặt, tránh né TC.
Tiến trình tự do, dân chủ của chế độ quân phiệt đẩy nhanh làm cho các quan sát viên quốc tế rất ngạc nhiên. Trong những người được thả đầu đó có một nhà hài kịch và trào phúng nổi danh là Zarganar bịkêu án 35 tù năm tù, nhốt vào năm 2008, chỉ vì “phê bình chế độ và nói chuyện với truyền thông ngọai quốc”. Được trả tự do, Ông tánh nào tật nấy, vẫn hài hước, thăm dò nói lớn lên trước công luận trong cũng như ngòai nước sao chánh quyền quá bỏn xẻn với tù nhân chánh trị, mà không thấy có công an, mật vụ nào làm khó dễ Ông nữa.
Ngay trong chánh quyền lời lẽ cũng chuyển biến. Trong lời tuyên bố sẽ thả 6000 tù nhân, chánh quyền không dùng chữ tù nhân chánh trị hay tù nhân lương tâm mà quốc tế trong đó có Mỹ, Pháp, Anh hơn một lần yêu cầu trả tự do cho ít nhứt 2000 người gồm luật sư, bác sĩ, tu sĩ bị quân phiệt bắt giam. Nhưng trong đợt thả dầu 600 ngưới này, chánh quyền không còn dị ứng nữa, đã sử dụng chữ “tù nhân lương tâm”.
Tiến trình tựdo dân chủ tự khởi do tân chánh quyền Miến Điện phát động muốn hay không muốn làm cho thế giới nhứt là Tây Phương phải xét lại tương quan với nhà cầm quyền mới của Miến Điện, xét lại thái độ và hành độngđối với Miến Điện.
Các siêu cường, các tổ chức quốc tế thiết tha với tự do, dân chủ, nhân quyền của MiếnĐiện, có lúc có những phê bình chỉ trích cứng rắn, nhiều biện pháp chế tài, cấm vận kinh tế, bao vây chánh trị Miến Điện, bây giờ nhận thấy phải giúp đỡ cho Miến Điện. Giúp cho chánh quyền Miến Điện giải trừ độc tài đối với người dân của minh và bớt bị độc tài TC khống chế. Các siêu cướng Tây Phương biết tân chánh quyền MiếnĐiện đã cố gắng rất nhiều, có nhiều khó khăn, vượt qua nhiều chống đối trong nội bộ mới đẩy mạnh tiến trình tự do, dân chủ làm như vậy được, nên không đòi hỏi quá nhiều.
Qua lịch sử cận đại, người ta thấy các chế dộ CS từ Đông Âu, đến Liên xô sụp đổ. Tiến trình tự do, dân chủ ở các nước độc tài CS này một phần lớn là do người dân và thành phần tiến bộ bất đồng chánh kiến khởi động. Những người tiến bộ này đứng lên từ đấu tranh đến chiến đấu với nhà cầm quyền - chớ không phải do chánh quyền độc tài đảng trị tự khởi . Do đó các chế độ độc tài CS bị lật đổ qua các cuộc cách mạng của người dân và thay vào một chế độ mới tự do, dân chủ, Đảng CS không còn có mặt trong chánh quyền như một đảng chánh trị nữa.

Không có nhận xét nào: