Pages

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Tỷ giá liên ngân hàng ở Việt Nam đang ở mức cao nhất từ trước tới nay

RFA file
Tỷ giá liên ngân hàng lại lập thêm đỉnh mới
 20.748 VND ăn 1 USD
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2011-10-21
Tỷ giá liên ngân hàng ở Việt Nam đang ở mức cao nhất tính từ trước tới nay, trong lúc lãi suất liên ngân hàng cũng tăng mạnh và nhanh.
Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với hệ thống ngân hàng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và nỗ lực kềm chế lạm phát liên tục của Việt Nam hiện nay. Thanh Trúc tìm giải đáp cho câu hỏi này trong bài sau:

Tỷ giá tăng 11 lần trong tháng

Tin tức báo chí trong nước loan tải cho thấy tỷ giá liên ngân hàng ở Việt Nam ngày hôm qua lên cao nhất trước giờ. Thế nhưng sáng nay tỷ giá liên ngân hàng lại lập thêm đỉnh mới 20.748 VND ăn 1 USD.
Đây là lần thứ mười một Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la và đồng Việt Nam. Sáng nay, ngày 21 tháng Mười Một, tỷ giá trần áp dụng đối với các Ngân Hàng Thương Mại là 20.955 đồng ăn 1 đô la, hầu hết giá bán đô la đều được đẩy lên mức trần này, trong lúc giá mua là 20.933 VND ăn 1 USD.
Một là có nhiều khả năng các ngân hàng lớn, cho vay liên ngân hàng tức các ngân hàng nhỏ, thì cảm thấy những rủi ro ngày càng tăng và đang tăng rất nhanh, vì trong tương lai gần có thể sẽ có chính sách sát nhập hoặc loại bỏ những ngân hàng đó ra khỏi thị trường.
TS Nguyễn Đức Thành
Bên cạnh đó, lãi suất liên ngân hàng cũng tăng nhanh và tăng mạnh không kém trong thời gian qua. Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế Và Chính Sách thuộc Đại Học Kinh Tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, giải thích rằng tỷ giá liên ngân hàng (Interbank Exchange Rates) là tỷ giá giữa đồng tiền Việt với đồng tiền Đô, không liên quan gì đến lãi suất liên ngân hàng (Interbank Offered Rates) tức lãi suất cho vay vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản giữa các ngân hàng với nhau :
Lãi suất liên ngân hàng cũng tăng rất mạnh trong những ngày vừa đây, tỷ giá liên ngân hàng cũng tăng, đó là diễn tiến hiện nay trong thị trường của chúng ta.
Theo ông, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh phản ảnh hai khía cạnh quan trọng:
Một là có nhiều khả năng các ngân hàng lớn, cho vay liên ngân hàng tức các ngân hàng nhỏ, thì cảm thấy những rủi ro ngày càng tăng và đang tăng rất nhanh, vì trong tương lai gần có thể sẽ có chính
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước. Source Wikipedia
sách sát nhập hoặc loại bỏ những ngân hàng đó ra khỏi thị trường.
Trong bối cảnh như thế thì tương lai cũng tương đối là không rõ ràng, cho nên có thể các ngân hàng lớn ngại cho vay hoặc là tăng lãi suất lên trước tình hình đấy.

Khía cạnh thứ hai, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành phân tích tiếp, có tính cách chủ động hơn:
Có thể đang có cái ý thức tương đối rõ từ các ngân hàng lớn có nhiều thanh khoản hơn, là muốn tăng chi phí, áp đặt chi phí thanh khoản đối với các ngân hàng nhỏ, trong kế hoạch chung là hướng tới việc giảm sức mạnh chi tiêu của các ngân hàng nhỏ để họ phải thoái lui khỏi thị trường.
Nó diễn biến nhanh và mạnh gần đây ở trong bối cảnh đó thôi, còn nhìn chung về việc kềm chế lạm phát thì còn nhiều công cụ khác và vẫnđi theo hướng chung của kềm chế lạm phát.
TS Nguyễn Đức Thành
Vẫn theo nhận định của tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Thành, điều vừa nói có thể được coi như sự ứng xử giữa các ngân hàng với nhau trong kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng:
Nó diễn biến nhanh và mạnh gần đây ở trong bối cảnh đó thôi, còn nhìn chung về việc kềm chế lạm phát thì còn nhiều công cụ khác và vẫn đi theo hướng chung của kềm chế lạm phát.
Diễn biến lãi suất trong hệ thống liên ngân hàng chủ yếu nhắm vào thị trường vốn, liên quan đến cái vị thế cũng như cách ứng xử của chính sách đối với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, được coi là tương đối tách bạch ra, nghĩa là không có mối liên hệ trực tiếp hay thuần túy để dẫn tới câu chuyện lạm phát hay vĩ mô ở đây.

Tóm lại, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành kết luận, cường độ và tốc độ lãi suất tăng rất nhanh và rất ngắn như vừa kể đều không nằm trong kế hoạch chung, không ảnh hưởng gì tới kế hoạch kềm chế lạm phát cả.

Không có nhận xét nào: