Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Mùa Xuân Ả Rập và sự trở lại Châu Á của Hoa Kỳ có nghĩa gì với Việt-Nam?

Hơn 9 tháng trước đây, khi những người dân Lybia đổ xuống quãng trường xanh và dù nhìn thấy họ chẳng có một thứ vũ khí gì trong tay cả tôi đã có cảm nhận rằng họ sẽ chiến thắng. Trong niềm tin đó, tôi đã viết một bài cho rằng cuộc đấu tranh tại Lybia sẽ là một bài học rất có giá trị cho Việt-Nam – không phải chỉ vì tình hình chính trị của Lybia phần nào giống Việt-Nam mà còn vì dù với những công cụ đàn áp rất mạnh mẽ của giới thống trị, chiến thắng này sẽ chứng minh được rằng quyết tâm của con người vẫn là nhân tố của thắng lợi cuối cùng bởi vì xã hội của chúng ta hôm nay vẫn là xã hội của loài người.
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới lại đi vào một thời kỳ ổn định nhưng chỉ ở bề mặt. Những thế lực tư bản chấp nhận bắt tay với những lãnh đạo dù độc tài vì một trật tự mới (New Order) như có lần Tổng Thống Bush (cha) đã đề cập?. Bước vào thiên niên kỷ này, chỉ một thời gian ngắn sau những hứa hẹn và tuyên bố lạc quan của các nhà lãnh đạo chính trị lẫn tôn giáo thì vụ khũng bố đánh sập 2 toà cao ốc của trung tâm tài chánh thế giới đã đưa nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung vào những tranh chấp đẫm máu khác.
Tại Việt-Nam, trong khi lãnh đạo ra sức vơ vét cho bù lại những tháng năm đấu tranh gian khổ, trong khi cả một đất nước trở thành chiến lợi phẩm cho kẻ chiến thắng thì lãnh đạo Hoa Kỳ vẫn có thể đến Hà Nội để tuyên bố những “hợp tác lâu dài”… Những cuộc vận động chống đối có vũ trang nếu có sẽ dễ dàng được xếp loại với bạo loạn và khủng bố, ngay cả tại Hoa Kỳ. Miền Nam Việt-Nam và cả Đông Dưong đã bị hy sinh. Châu Phi, Trung Đông phải chấp nhận sống dưới những chế độc độc tài… Trong cái nhìn như vậy, tương lai của các dân tộc bị trị như chỉ ở trong tận cùng của những đường hầm sâu thẵm…
Thế rồi vào một ngày của mùa Đông 2010 (Dec. 17 2010), có một thanh niên ở Tunisia, Abouzizi, cái tên mà hầu như hoàn toàn xa lạ với nhân loại đang an phận trong bon chen kiếm sống hàng ngày bỗng dưng tự thiêu vì quá uất ức đã trở thành ngọn lữa khởi đầu cho những bùng cháy, thiêu rụi tính cho đến nay cả 3 chính quyền độc tài đã từng cai trị người dân của họ hàng mấy chục năm. Có phải sau một giấc ngủ dài(?) con người thức dậy và không khỏi tự hỏi: rồi sao nữa? chẳng lẽ chúng ta cứ sống mãi như những động vật khác trên trái đất này? Và có lẽ đây là lần đầu tiên trên trái đất này một loại cách mạng lạ lùng như thế đã xảy ra: một cuộc cách mạng không phải vì một lý tưởng cao xa, để đội đá vá trời, để tiến lên những đỉnh cao chói lọi. Biết bao xương máu đã đổ xuống chỉ vì một ước mộng bình thường mà hầu như ai cũng có thể hiểu nhưng đã cố quên?: – “Tôi chỉ muốn được quyền sống như một con người!”
Phong trào nổi dậy của những người dân tay không tấc sắc nhanh chóng lật đổ bạo quyền của người thanh niên xấu số Abouzizi, lan nhanh qua Ai Cập và cuốn sập nhà cầm quyền độc tài tại đây sau chỉ 22 ngày đấu tranh. Hai tháng sau, cuộc nổi dậy của người dân Lybia bộc phát nhanh chóng và thu hút được cả lực lượng chủ yếu là những cọng tác viên đắc lực của chính nhà lãnh đạo độc tài Gadhafi. Phong trào đã bị khựng lại vì từ những người dân bình thường dĩ nhiên có thể bị đàn áp dễ dàng trước những lính đánh thuê chuyên nghiệp của nhà lãnh tụ độc tài này. Vào thời điểm đó tôi cũng chứng kiến có người, thậm chí là thành phần lãnh đạo của một tổ chức mệnh danh cách mạng dân chủ lên tiếng chỉ trích những sai lầm của vận động cách mạng mà những đỗ máu vì hy sinh là những bài học đích đáng…. Tôi thật không hiểu làm sao những nhà vận động cách mạng đang ở trong chăn ấm nệm êm lại có thể nhẫn tâm mĩa mai một cách thật chua chát như thế với những kẽ đấu tranh bằng chính máu và nước mắt của mình?
Nhưng ngay cả khi cách mạng tại Lybia đã thật sự thành công thì những người chống đối phong trào vẫn có những lý do khác để bào chửa rằng nếu Tây Phương thật sự vì một lý tưởng cao đẹp mà giúp đở cách mạng tại Lybia thì tại sao họ làm ngơ trước những phong trào tại Syria, Yemen và Bahrain…
Những gì đang xãy ra tại Syria hôm nay lại càng cũng cố cho tôi niềm tin đây cũng là một bài học nữa cho Việt-Nam. Những người CS cho rằng Hoa Kỳ và Tây Phương sẽ không can thiệp tại Syria vì Syria không có dầu hỏa để mặc cả gì thì hiện thực cho thấy cách mạng Syria vẫn tiếp tục lớn mạnh. Nếu cách mạng tại Lybia là một bài học chứng minh lòng dân là nhân tố quyết định thì cuộc nổi dậy tại Syria là bài học chứng minh rằng lòng dân là xu hướng của thời đại mà sự ngoan cố của vị Tổng Thống tại đây chỉ cho thấy tương lai của ông ta rồi cũng sẽ như số phận thảm khốc của nhà độc tài Gadhafi tháng rồi.
10 năm tham chiếm trực tiếp ở Trung Đông có lẻ đủ để Hoa Kỳ hiểu rằng dù có đổ thêm bao nhiêu quân và ở lại bao nhiêu lâu nữa cũng không phải là giải pháp tận gốc cho vấn đề?. Một thế giới ổn định, nhân bản không phải chỉ dựa vào những thỏa hiệp giữa các nhà cầm quyền, nhất là giữa Hoa Kỳ và những nhà cầm quyền do Hoa Kỳ giúp đở, dựng nên và chỉ tồn tại dưới sự nâng đở của bàn tay của họ. Phải chăng đây là một thay đổi chiến lược , là một trong những nguyên nhân Hoa Kỳ yễm trợ các phong trào đấu tranh dân chủ tại Trung Đông, không phải chỉ cho những quốc gia có dầu hỏa như Tunisia, Lybia mà còn cả với những “đồng minh” của họ như ở Ai Cập và cả những quốc gia “không có gì cả” như Syria và Yemen? Chia bớt trách nhiệm, dù vẫn giữ vai trò chủ động, Hoa kỳ sẽ rãnh tay để trở lại Châu Á, nơi mà lẽ ra họ đã không nên bỏ đi từ hơn 30 năm về trước.
Không nhẫn nhục được để “ngậm thẻ” cho qua thời kỳ tiềm phục, Trung Cộng đã vùng dậy sớm hơn mức độ trưởng thành cần thiết để đặt Tây Phương trước một sự đã rồi. Ngược lại đây cũng là cơ hội cho Hoa Kỳ và Tây Phương điều chỉnh những thiếu sót của mình, không phải chỉ trong những tranh chấp quyền lực thế giới mà còn chính trong nội bộ của chính thể dân chủ tư bản. Phong trào “chiếm phố Wall Street” dù chỉ là phản ảnh của một khuyng hướng xã hội chắc chắn sẽ gây được những ảnh hưởng sâu đậm trong cái nhìn về một trật tự và thăng bằng cần thiết trong chế độ tư bản của giới lãnh đạo và tài phiệt Hoa Kỳ.
Khi viết đến những giòng chữ này, hệ thống email tự động của tôi vừa “pop” lên một giòng tin mới : Tổng Thống Yemen, Ali Abdulah Saleh, một trong những nhà lãnh đạo độc tài Trung Đông, dưới áp lực của Hoa Kỳ, đã chấp nhận(?) từ chức sau 33 năm lãnh đạo. Chúng ta còn nhớ Yemen, Syria, Bahrain là những câu hỏi hóc búa, là những thử thách cho những gía trị tự do, nhân bản mà các nhà lãnh đạo của những chế độ dân chủ phải trả lời như họ vẫn thường tự nhận vai trò lãnh đạo của mình. Tôi có cảm nhận như cả một thế giới Hồi Giáo đang chuyển động cho một luồng sinh khí mới, nhân bản cho cả xã hội loài người hôm nay. Nhưng như thế thì có ý nghĩa gì với Việt-Nam? – khi những lý tưởng tự do, nhân bản thật sự trở thành phổ quát và tất yếu trong xã hội loài người thì độc tài, thối nát sẽ trở thành phản động và bị đào thải một cách hiển nhiên. Ánh sáng của mùa xuân Ả Rập chắc chắn sẽ soi rọi vào cái bóng đêm của những con ma cà rồng đang còn huyênh hoang và ngạo nghễ múa may trên một cái quê hương đã hằn đầy những vết thương mà cứ tự sướng với hoang tưởng đang ở trên những đỉnh cao của tiến bộ loài người.
Lịch sử loài người đang đánh dấu một bước tiến mới, một xu hướng mới của thời đại mà ở đó những giá trị nhân bản lại một lần nữa được đề cao và độc tài, dù là “độc tài yêu nước” loại nào cũng không còn một chổ đứng trong lý luận của con người… Cái xu hướng mới này, một lần nữa, chứng minh một sự thật là sức mạnh thực sự của một dân tộc không phải nằm trong tay của giới cầm quyền ngạo nghễ dù với những công cụ trấn áp tinh vi mà chính là ở tuyệt đại đa số người dân thầm lặng. Và một khi họ nhất quyết đứng lên để dành lại quyền sống của mình thì không một lực lượng nào có thể chế ngự được. Và đó mới chính là câu trả lời cho những ngạo nghễ, những thách thức cay đắng cho lương tri của loài người hôm nay.
Không phải chỉ vì những tranh chấp lãnh đạo chính trị như thông lệ 4 năm một lần mà ông Obama được chọn làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Thậm chí có những biện minh cho rằng ông chỉ được đẩy ra để tạm thời gánh lấy hậu quả của một chính sách của người lãnh đạo tiền nhiệm thì thật tế ông đã thổi vào nước Mỹ và thế giới một luồng sinh khí mới, một hòa hoãn với thế giới Hồi Giáo và một hy vọng đổi mới cho tương lai, một hợp tác toàn cầu mà Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò xúc tác và nâng đở thay vì lãnh đạo và khuynh loát. Cho chính quê hương Việt-Nam, sự khẳng định trở lại Châu Á của người Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào? Lịch sử loài người đã sang một trang mới mà nếu muốn, ông Obama sẽ được ghi nhận như là một người may mắn đã có cơ hội đóng góp một cách tích cực cho những gía trị nhân bản này. Cách đây khoãng hơn 2 tuần, nhóm sinh hoạt của chúng tôi có chuyền cho nhau một video clip về bài diễn văn chỉ trong 6 phút của một em bé 12 tuổi đã làm chưng hững cả một uỷ ban quốc tế. Tôi không rõ xuất xứ và “title” của video này nhưng tôi tin quí vị sinh hoạt thường trực trên Internet đã dễ dàng nhận diện. Chỉ có một câu cũng đủ cho cái thế hệ như tôi phải suy nghĩ: “tại sao quí vị không thực hành những giá trị đạo đức mà chính quí vị đã dạy dỗ chúng tôi?”
Về phần người Việt-Nam, họ có muốn tự mình đứng dậy để cùng đồng hành với thế giới loài người hay không? - Hay đúng như những lãnh đạo ngạo nghễ của CSVN đã đánh giá là trình độ dân trí Việt-Nam còn quá thấp để có thể được hưởng những giá trị cao hơn của loài người? Nếu có, thì họ phải hiểu (?) rằng cách mạng không bao giờ tự nó đến được mà phải trả bằng một cái giá của hy sinh, bao gồm cả việc họ phải tự mình nâng cao dân trí cho chính mình để chống lại những chính sách ngu dân như là vũ khí cần thiết cho mọi thể chế độc tài. Cái thuận lợi cho con người hôm nay là những sinh hoạt toàn cầu hoá trong mọi phương diện là sức mạnh tự nhiên để phá vỡ tất cả các bức màn sắc, màn nhung, màn tre mà trước đây không lâu đã là những tấm chắn tưởng như rất kiên cố cho những chế độ CS và độc tài như thế. Còn như họ chỉ muốn làm người nô lệ, một loại nhân công lao động rẽ tiền thì rất tiếc họ cũng sẽ được thế giới tư bản hân hoan đón nhận!
Võ Trang

Không có nhận xét nào: