Việt Nam dường như đã có chiến thắng ban đầu trong cuộc chiến tranh thủ dư luận quốc tế liên quan tới việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra Biển Đông.
Hôm 18/5 báo này Ngay đến tờ Hoàn cầu Thời báo, với 115.000 người theo dõi trên BấmFacebook và 15.000 người nhận tin trên BấmTwitter chưa kể lượng người vào trang chính, cũng đăng bài phần nào thừa nhận điều này.
Bấmđăng bài của cựu Phó đề đốc hải quân Australia Sam Bateman, người nói đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam tại vùng có giàn khoan thiếu cơ sở pháp lý theo Công ước về Luật Biển nhưng thừa nhận:
"[Việt Nam] dường như đang chiến thắng cuộc chiến quan hệ đối ngoại với nhiều bình luận toàn cầu ủng hộ tuyên bố của họ rằng giàn khoan là trái phép và xem tình hình như ví dụ nữa về sự kiên quyết của Trung Quốc."
Về mặt pháp lý ông Bateman, người hiện là chuyên gia cao cấp của chương trình an ninh hàng hải tại Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore nói giàn khoan ở cự ly 80 hải lý từ đảo Phú Lâm rộng chừng 500 ha mà Trung Quốc đã chiếm sau Thế Chiến II và đảo này được quyền có thềm lục địa và EEZ theo Công ước về Luật Biển.
Các đảo còn lại của Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm hồi năm 1974 khi đồng minh Hoa Kỳ của Sài Gòn muốn cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
Một bản chụp báo chí Việt Nam Cộng hòa hồi năm 1974 có tít báo về chuyện Bắc Việt Nam từ chối phản đối hành động chiếm đảo của Bắc Kinh hồi năm 1974.
'Thiên hạ đại loạn ...'
Trong bài viết "Cuộc phiêu lưu Hoàn hảo của Tập Cận Bình: Sự Thôn tính Biển Nam Trung Hoa có Tính toán", hôm 22/5, phân tích gia Nayan Chanda cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn có vẻ lấy cảm hứng từ câu "Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc đại trị", ý nói về cơ hội cho một trật tự mới tốt hơn từ sự loạn lạc.
Ông nói diễn biến giàn khoan xảy ra vào lúc phương Tây đang bận bịu với Ukraine, Syria và Iraq, Đông Nam Á chia rẽ trong đối phó với Trung Quốc trong khi Hoa Kỳ và Nhật Bản chưa biết phải đối phó thế nào với Bắc Triều Tiên.
BấmTác giả này cũng nhắc lại chuyện Bắc Kinh tấn công vào Trường Sa hồi năm 1988 khi Liên Xô muốn cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, lặp lại kịch bản Hoàng Sa 1974 khi Hoa Kỳ ngả về phía Trung Quốc.
Ông Chanda nói Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước Đông Á trong khi lặng lẽ tăng cường sức mạnh quân sự theo phương châm 'thao quang dưỡng hối', hay 'ẩn mình chờ thời', của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, người gây ra cuộc chiến 1979 với Việt Nam.
Nhưng chuyên gia này viết "tuần trăng mật" kinh tế của Trung Quốc và Đông Á kết thúc trong tuần trước khi cuộc bạo loạn ở Việt Nam khiến Trung Quốc phải đưa công nhân của họ về nước.
Trong khi đó một chuyên gia về Đông Á khác, Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington dẫn lời một đồng nghiệp từ trung tâm nói Trung Quốc Bấmcho rằng cái giá họ phải trả là không cao và họ sẵn sàng chấp nhận căng thẳng với láng giềng để đạt mục đích.
'Nóng mà không sôi'
Tờ The Economist trong khi đó nói Việt Nam khó có khả năng tự buộc Trung Quốc rời giàn khoan chứ chưa nói tới chuyện lấy lại Hoàng Sa với lực lượng hải quân "khiêm tốn" như hiện nay.
Tạp chí cũng dẫn lời một nhà ngoại giao bình về chuyện biểu tình chống Trung Quốc rằng Hà Nội sẽ giữ để mọi chuyện "nóng mà không sôi".
Theo BấmThe Economist, nếu xung đột hiện nay kéo dài, nó sẽ không có lợi cho phe cánh của Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn được xem là thân Trung Quốc.
Ngược lại nó sẽ có lợi cho những người muốn cải tổ trong Đảng.
The Economist cũng cho rằng bất chấp lời chỉ trích Trung Quốc "khiêu khích" Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Washington sẽ không có hành động cụ thể nào để giúp Việt Nam khỏi bị bắt nạt.
Còn Nhật Bản cũng được các chuyên gia cho là không can thiệp quân sự để giúp Hà Nội nếu xung đột xảy ra và kể cả họ có muốn giúp Trung Quốc cũng có thể cản được các tàu của Nhật Bản phải đi chặng đường dài tới Biển Đông.
Bất chấp sự cô độc trên thực tế này, Hà Nội có vẻ được nhiều sự ủng hộ của các nhà phân tích quốc tế hơn.
Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, South China Morning Post, từ Hong Kong đăng bài của nhà bình luận Philip Bowring nói hành động của Trung Quốc với láng giềng ở Biển Đông là "hung hăng, ngạo ngạn và có tính chất của chủ nghĩa Đại Hán".
Ông BấmBowring cũng nói Trung Quốc chỉ có 20% bờ biển tại Biển Đông nhưng lại đòi tới 90% vùng biển này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét