Pages

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Tự do Báo chí cho Việt Nam


Nguyễn Công Khế | Trà Mi lược dịch
T.p. HỒ CHÍ MINH, Việt Nam – Chính phủ Việt Nam phải cho phép các phương tiện truyền thông hoạt động tự do. Điều này cần thiết cho việc tự do hóa kinh tế và chính trị liên tục của Việt Nam, và cho Đảng Cộng sản [Việt Nam] có thể phục hồi sự ủng hộ của người dân, và cũng là điều mà nó cần vì lợi ích sống còn của chính nó.

Không gian truyền thông của Việt Nam đã thay đổi đáng kể trong năm năm qua, và Đảng Cộng sản đã mất đi nhiều quyền kiểm soát ngành truyền thông, với những hậu quả tai hại.
Hiện nay có hàng trăm cơ sở truyền thông chính thức, tất cả là tài sản của chính phủ, và tất cả đều bị Bộ Thông tin và Truyền thông và các ban ngành của nó ở địa phương kiểm soát. Tất cả các biên tập viên cao cấp đều được chính phủ và Đảng Cộng sản bổ nhiệm, sau khi đã rà soát cẩn thận.

Việt Nam cũng có một số cơ sở truyên thông bán tư nhân, sản xuất chương trình truyền hình, mở cổng thông tin trực tuyến và phát hành phiên bản địa phương của các tạp chí nước ngoài, như Esquire và Cosmopolitan. Tuy nhiên, giới tư nhân làm báo đều được yêu cầu phải hợp tác với một tổ chức nhà nước, có nghĩa là họ cũng cần quan tâm đến việc [bị] kiểm duyệt.
Khi chính phủ tiếp tục mở rộng các danh mục tin tức được coi là nhạy cảm — các mối quan hệ với Trung Quốc, tranh chấp đất đai, tình trạng sức khỏe của giới lãnh đạo hàng đầu — nhiều hãng thông tấn đưa tin ngày càng bị hấp tẩy. Độc giả, đặc biệt là giới trẻ, đã lũ lượt bỏ đi, họ tìm đọc tin ít tuyên truyền hơn. Cả hai, sô lưu hành và doanh thu quảng cáo của hai tờ nhật báo chính thức và phổ biến nhất, báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên, đã giảm gần hai phần ba kể từ năm 2008, theo các nguồn tin ở mức cao tại những tờ báo này. Các tờ báo khác cũng đã chuyển thành báo lá cải, đưa tin scandal giật gân hầu ngăn chặn việc người đọc bỏ đi.
Tự do báo chí cho Viejt Nam. Nguồn:  TNYT.
Tự do báo chí cho Việt Nam. Nguồn: TNYT.
Thay vào đó, dân Việt Nam đang chuyển hướng sang đọc các nguồn tin nước ngoài có thể  truy cập trực tuyến dễ dàng. Facebook và các mạng truyền thông xã hội cũng đã nở rộ: Một số trí thức và đảng viên cũ đã có blog riêng, công khai chỉ trích chính phủ, thu hút hàng chục ngàn bạn đọc mỗi ngày. Mặc dù chính phủ đã đặt tường lửa Internet, như ai cũng biết những cách vượt qua đã nổi tiếng và có sẵn. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ truy cập Internet cao nhất trong các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người tương đương.
Nhưng sự xuất hiện của những nguồn thông tin khác cũng có vấn đề riêng của nó, bởi vì đây không phải tất cả đều là nguồn đáng tin cậy. Người dân, kể cả giới trí thức, đã không còn tin tưởng vào phương tiện truyền thông của nhà nước và ngay chính nhà nước, và nhanh chóng để chấp nhận những bài/tin chỉ trích chính phủ là đúng, ngay cả khi chúng không được chứng minh.
Trong những năm gần đây một loạt các cuốn sách đã được xuất bản tiết lộ bí mật nhà nước về hầu như mọi vấn đề lớn của quốc gia: từ nguồn gốc của Đảng Cộng sản đến trận chiến lịch sử chống thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, từ tmục đích thực sự của Trung Quốc tai Việt Nam đến đời tư ông Hồ Chí Minh. Gần đây cuốn “Đèn Cù” của Trần Đĩnh, đặt câu hỏi về tinh thần dân tộc của Bác Hồ. Nó, cuốn “Đèn Cù”, cũng công bố ông Hồ đã trực tiếp tham gia phong trào Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956, đã giết hơn chết hơn 170.000 người, và ông Hồ có thể đã tham gia phiên tòa đấu tố một số địa chủ giàu có.
Đảng và chính phủ có xu hướng không bác bỏ những cáo buộc như vậy. Thay vào đó, họ nhấn mạnh vào việc duy trì các hình thức kiểm soát và quản lý vi mô lỗi thời trên các vấn đề tầm thường, như kích cỡ áo hở cổ của ca sĩ. Điều này phản ảnh sự thiếu tự tin, và nó xói mòn uy tín của đảng CSVN, kể cả những lợi ích quốc gia quan trọng, như chống tham nhũng và kiềm chế tham vọng khu vực của Trung Quốc.
Tham nhũng là một vấn đề lớn, góp phần lớn vào số nợ công rất lớn của Việt Nam, vào tỷ lệ nợ xấu và của những doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. (Nợ công đang nhanh chóng leo thang đến gần 65 phần trăm của GDP; đây là giới hạn do chính phủ thiết lập.) Và đảng, chính phủ với Quốc hội đã tuyên bố rằng chống tham nhũng là một ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, sau nhiều năm kiểm soát phương tiện truyền thông, người dân đã quá cảnh giác với giới chức chính quyền, những người không còn chút uy tín nào nữa. Khi giới chức cấp cao và các thủ lĩnh của công ty bị bắt vì tham nhũng, người dân giả định ngay đó là kết quả của các các cú thanh toán giữa những phe phái [trong đảng và chính phủ].
Sự thiếu minh bạch của giới truyền thông cũng là một vấn đề trong cuộc đối đầu của Việt Nam với Trung Quốc, kẻ thù từ nhiều thế kỷ. Vào tháng Năm, chính phủ Trung Quốc đưan một giàn khoan dầu đền vùng quần đảo Hoàng Sa trên vùng biển phía nam Trung Hoa [Biển Đông] nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, phản ứng ban đầu của chính phủ Việt Nam khiến nhiều người trong chúng tôi là quá nhu nhược: Bộ trưởng ngoại giao ban đầu gọi đó là việc vi phạm “trắng trợn”, nhưng sau đó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao chỉ đơn giản lặp đi lặp lại rằng “Trung Quốc phải rút khỏi lãnh thổ trên biển không thể tranh cãi của Việt Nam.”
Tin tức từ các cơ sở truyền thông chính thức cũng đã bị bóp nghẽn, có nghĩa là các cuộc thảo luận công khai đã bị các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong số người biểu tình chống Trung Quốc và bản kiến nghị trực tuyến nguy hiểm của các học giả và cựu quan chức chính phủ, trong đó có cả Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc. Tin đồn đã phát tán tứ tung trên nhiều blog cho rằng đã có một số thỏa thuận không thuận lợi cho Việt Nam, thường xuyên đề cập đến cuộc họp Thành Đô nổi tiếng — một cuộc gặp gỡ bí mật vào năm 1990 trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc được cho là đã hoàn thành một hiệp ước bảo vệ lẫn nhau trong đó Việt Nam phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về kinh tế và chính trị.
Các nguồn thông tin khác [lề trái] không phải là thuốc giải độc cho việc nhà nước kiểm soát phương tiện truyền thông chính thức [lề phải]. Báo giới lề trái là điều đáng hoan nghênh, nhưng người ta không thể chỉ dựa vào giới truyền thông không chính thức. Đặc biệt là trong cuộc chiến sống còn của Việt Nam chống tham nhũng và chống Trung Quốc, các cơ sở truyền thông truyền thống Việt Nam phải được phép tự do phổ biến thông tin kịp thời và vô tư. Việt Nam có nhiều nhà báo giàu kinh nghiệm đã sợ hãi vì chế độ kiểm duyệt quá lâu và họ không muốn gì hơn là được tự do làm công việc của họ một cách đúng đắn.
Hiến pháp đã quy định đầy đủ về quyền tự do báo chí; nó phải được thực hiện. Mở cửa phương tiện truyền thông sẽ giúp các nhà lãnh đạo của chúng tôi giành lại lòng tin của người dân; đây là điều rất cần nếu họ hy vọng sẽ đạt được các mục tiêu chính của Việt Nam. Tự do báo chí là điều tốt cho đất nước, và nó cũng tốt cho chế độ.
Nguyễn Công Khế, là nhà báo, đồng sáng lập báo Thanh Niên và Tổng Biên tập Báo Thanh Niên từ năm 1988 đến năm 2008. Tác giả từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên có cổng thông tin trực tuyến hoạt động tại www.motthegioi.vn.
© 2014 DCVOnline

Nguồn: A Free Press for Vietnam. By NGUYEN CONG KHE. The New York Times, NOV. 19, 2014. Bài nhận định tiếng Anh này được Nguyễn Trung Trực dịch từ tiếng Việt Nam.

Không có nhận xét nào: