Trong khóa họp thứ 29 của Hội đồng Nhân quyền tại Geneva, vào ngày 15 tháng 7, người đứng đầu cơ quan Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền Zeid Ra’ad Al Hussein đã cam kết sẽ bảo vệ người dân trên toàn thế giới thoát khỏi tình trạng bị áp bức và bị tước quyền công dân “mà không sợ hãi hay thiên vị”, bất chấp sắc tộc và nguồn gốc từ nạn nhân hay từ thủ phạm.
Và vào hôm thứ Hai, 4 nhóm hoạt động nhân quyền hàng đầu quốc tế đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc phải “chuyển từ lời nói sang hành động và thực hiện” đối với tình trạng vi phạm nhân quyền đã trở thành vấn nạn kinh niên tại Trung Quốc: đó là việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm. Mặc dù sự lạm dụng này đã có mức độ rất nghiêm trọng, nhưng nó vẫn chưa được nhiều nhóm giám sát toàn cầu lên tiếng và chỉ trích như mong đợi. Nếu như kiểu phạm tội như vậy xảy ra tại một nước nhỏ, có tiếng nói ít trọng lượng hơn, thì sự chỉ trích có lẽ đã mạnh mẽ hơn.
“Vì là những tổ chức cam kết bảo vệ quyền con người, nên chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc mổ cướp nội tạng và buôn bán nội tạng mà không có sự đồng ý một cách tự do và tự nguyện của các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc. Đó là một tội ác chống lại nhân loại và vi phạm các giá trị cốt lõi của Hiến chương Liên Hiệp Quốc”, đại diện của 4 nhóm hoạt động nhân quyền đã viết một bức thư ngỏ gửi đến ngài Hussein – người đứng đầu Cao ủy Liên Hiệp Quốc. Bốn nhóm này gồm có Hiệp hội các bác sĩ Chống cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng (DAFOH), Đảng Cấp tiến Bất bạo động, Xuyên quốc gia và Không Phân biệt Đảng phái, các tổ chức Hiệp Hội Nhân quyền Quốc tế và Hiệp Hội Giúp Người dân bị Đe dọa có chi nhánh tại Thụy Sĩ.
Bức thư này đã được gửi ngay sau khi DAFOH khởi xướng một kiến nghị trước đó để yêu cầu Liên Hiệp Quốc công nhận và đương đầu với chế độ cộng sản Trung Quốc về vấn đề mổ cướp nội tạng. Từ năm 2012 đến năm 2014, DAFOH đã đệ trình một bản kiến nghị với chữ ký của hơn 2 triệu người để gửi đến Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, nhưng vẫn chưa thấy họ hồi âm.
Lần đầu tiên, vào năm 2006, đã có rất nhiều cáo buộc cho rằng các bệnh viện Trung Quốc đã tham gia vào việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công – một môn tu luyện tinh thần đã bị ĐCSTQ bức hại từ năm 1999. Kể từ đó, nhiều nhà nghiên cứu đã thu thập các bằng chứng để chỉ ra rằng các bệnh viện công an và quân đội ở Trung Quốc đã tham gia vào một đường dây buôn bán nội tạng với lợi nhuận rất cao. Mà nguồn nội tạng này đã được cung cấp bởi hàng chục ngàn tù nhân lương tâm, chủ yếu là học viên Pháp Luân Công, và cũng bao gồm cả tộc người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, và những tín đồ Công giáo.
Trong bức thư ngỏ này, nhiều tác giả cũng yêu cầu Liên Hiệp Quốc nên bắt đầu thành lập “một văn phòng hay nhóm làm việc tập thể” để trực tiếp triển khai “những nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn các hình thức khác nhau của việc lạm dụng liệu pháp y khoa cấy ghép nội tạng. Chẳng hạn như du lịch ghép tạng và mổ cướp nội tạng từ những nạn nhân không tự nguyện cung cấp, không đồng ý một cách tự do, hoặc những nạn nhân đã và đang bị giết trong quá trình mua bán nội tạng”.
Liên Hiệp Quốc đã sớm giải quyết vấn đề về mổ cướp nội tạng, mặc dù nó vẫn chưa thật sự trọn vẹn. Ông Manfred Nowak – Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc cho biết nhữngbáo cáo điều tra đầu tiên về mổ cướp nội tạng của 2 ông David Kilgour và David Matas đã cho thấy một “bức tranh toàn cảnh gây ra mối quan ngại rất lớn” và yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc phải đưa ra “lời giải thích đầy đủ về nguồn gốc của số lượng cấy ghép nội tạng”. Vào tháng 3 năm 2007, Hội chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu nhà cầm quyền này phải tiến hành ngay cuộc “điều tra độc lập” liên quan đến những báo cáo này. Tuy nhiên, vẫn không có bất kỳ cuộc điều tra nào được công bố bởi ĐCSTQ.
Phải chăng gió đã đổi chiều?
Trong năm nay, nhiều cá nhân làm việc trong chính quyền của ĐCSTQ, và các tổ chức trên thế giới đã thực hiện một bước tiến trong việc thừa nhận các cáo buộc về việc mổ cướp nội tạng và cung cấp những tài liệu liên quan đến tội danh này.
Trong hàng loạt các cuộc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 3 năm 2015, Hoàng Khiết Phu – chuyên gia cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã nêu đích danh Chu Vĩnh Khang – cựu trùm an ninh Trung Quốc vừa mới bị thanh trừng, chính là người đứng đằng sau việc thu hoạch nội tạng từ các tử tù.
Sau đó, Hoàng Khiết Phu đã miêu tả việc thu hoạch nội tạng như là một vấn nạn “bẩn thỉu, khó chữa, là tình huống nhạy cảm và cần phải bị nghiêm cấm”. Ông lặp lại những báo cáo trước đó đã được truyền thông nhà nước, tờ Trung Hoa Nhật Báo, và tập đoàn Australian Broadcasting đăng tải, khẳng định rằng việc sử dụng nội tạng từ các tử tù là được chấp nhận theo các tiêu chuẩn của nhà nước Trung Quốc.
Trong một bài bình luận của mình, DAFOH kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc phải hoàn toàn minh bạch về vấn đề này, và Hiệp hội này đã chỉ ra rằng các bệnh viện Trung Quốc vẫn đang chỉnh sửa số lượng cấy ghép nội tạng của họ để đưa ra những số liệu thấp hơn con số đã được liệt kê trước đó.
Trong khi đó, một bộ phim tài liệu vạch trần tội ác có hệ thống liên quan đến việc cấy ghép ở Trung Quốc, có tên “Human Harvest (Thu hoạch nội tạng sống): kinh doanh nội tạng bất hợp pháp tại Trung Quốc”, đã được vinh danh nhận giải thưởng Peabody – giải thưởng Thành tựu Văn hóa truyền hình lần thứ 74 rất có uy tín diễn ra vào ngày 31 tháng 5 tại thành phố New York.
Giám đốc Leon Lee đã phỏng vấn David Kilgour và David Matas, là 2 nhà nghiên cứu việc thu hoạch nội tạng từng được đề cử trao giải Nobel Hòa bình, phỏng vấn nhà báo điều tra người Mỹ Ethan Gutmann. Đồng thời, ông cũng phỏng vấn rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại; những người này đã đưa thông tin [về cuộc bức hại và mổ cướp nội tạng] ra khỏi Trung Quốc sau khi họ đã trải qua các thủ tục trước khi bị mổ cướp nội tạng, chẳng hạn như họ phải bị xét nghiệm máu nhiều lần trong các trại lao động.
Kilgour và Matas ước tính có khoảng 40.000 đến 60.000 người đã chết vì bị mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc. Trong cuốn sách Đại Thảm Sát (The Slaughter), Gutmann ước tính số người chết lên đến 65.000 người. Cả 3 nhà nghiên cứu này đều nghi ngờ rằng con số thực tế sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét