Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đã nhận thấy sự nguy hại đối với họ từ những hoạt động khác thường của chế độ cầm quyền.

Brand new cars parked in Tianjin port are seen badly damaged at the site of the massive explosions in Tianjin on Aug. 13, 2015. (STR/AFP/Getty Images)
Những chiếc xe mới đỗ trong cảng Thiên Tân bị hư hỏng nặng tại hiện trường của các vụ nổ lớn ở Thiên Tân vào ngày 13 Tháng 8 năm 2015. (STR / AFP / Getty Images)
Các vụ nổ rung chuyển Trung Quốc gần đây có thể là dấu hiệu đánh dấu một bước ngoặt đối với chính quyền Trung Quốc.
Khi bài này đang được viết, lại một vụ nổ lớn xé toạc một nhà máy hóa chất ở thành phố Đông Dinh ở Trung Quốc, chỉ hơn hai tuần sau một loạt các vụ nổ tại một nhà máy hóa chất ở Thiên Tân làm chết 145 người, theo con số chính thức. Mười ngày sau vụ nổ Thiên Tân, đã xảy ra một vụ nổ khác ở thành phố Truy Bác.

Vụ nổ ở Thiên Tân đã trở thành chủ đề nóng hổi tại Trung Quốc trong 20 ngày qua. Mặc dù 23 nghi phạm bị cáo buộc chịu trách nhiệm về vụ nổ đã bị bắt giữ, nguyên nhân thực sự, và những người hoặc những gì đằng sau điều này, cho tới nay, vẫn là một điều bí ẩn .
Rõ ràng là mọi thứ đều không ổn. Có cả một chuỗi các lớp phòng ngừa cần vượt qua để đến vụ nổ ngày 13 tháng 8, và nếu như có bất kỳ lớp nào còn nguyên vẹn, thảm họa này có thể đã được ngăn chặn.
Công ty quốc tế Thuỵ Hải là một trong ba công ty ở Thiên Tân có các giấy phép cần thiết để giữ trong kho các hóa chất độc hại. Một công ty tư nhân có đủ tất cả các giấy tờ cần thiết được phê duyệt bởi hàng chục cơ quan nhà nước liên quan chỉ trong vòng một năm rưỡi, mặc dù công ty này đã từng vi phạm nhiều quy định. Ví dụ, Thuỵ Hải đã hoạt động hơn nửa năm mà không có một giấy phép nào về xử lý những vật liệu nguy hiểm. Các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra công ty đều làm như không trông thấy.
Một bầu không khí chứa đầy âm mưu bao trùm vụ nổ Thiên Tân
Những người lính cứu hỏa đến ứng phó với đám cháy tại công ty Thuỵ Hải đã không biết là có 3.000 tấn thuốc nổ và các hóa chất dễ cháy sẽ phát nổ nếu bị dội nước vào.
Hiện có hàng ngàn nhà máy và nhà kho hóa chất độc hại tương tự nằm gần các khu dân cư ở Trung Quốc. Bao nhiêu trong số đó hoạt động với chỉ một hoặc hai lớp phòng ngừa mà hiện vẫn còn được giữ nguyên vẹn? Những vụ nổ ở Thiên Tân và Truy Bác xảy ra ngay sau các cuộc kiểm tra an toàn. Không có lý do nào để lạc quan.

Hổ hay ruồi

Một bầu không khí chứa đầy âm mưu bao trùm vụ nổ ở Thiên Tân. Trong vài ngày đầu tiên sau vụ nổ, một số phương tiện truyền thông ngoại vi bắt đầu đào bới lai lịch của công tế quốc tế Thuỵ Hải và khai quật các kết nối ngầm có thể có với các thành viên hiện tại hay trước đây của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị (cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản).
Tuy nhiên, khi cơ quan ngôn luận chính giành lấy việc điều tra, các “con hổ” (các cán bộ cao cấp của đảng) nhanh chóng biến thành ruồi (các quan chức cấp thấp của đảng). Theo Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của nhà nước, một trong những chủ sở hữu thực sự của Thụy Hải là con trai của một cựu cảnh sát trưởng ở Thiên Tân, một người sở hữu khác là quản lý cấp cao của một doanh nghiệp nhà nước.
Sự im lặng này là một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy rằng Đảng đã đánh mất sự tin tưởng và tín nhiệm của nhân dân Trung Quốc.
So với các thành viên trong kíp của cựu chiến lược gia an ninh Chu Vĩnh Khang, không tính đến bản thân Chu, hai người này chỉ có thể được xem như những con ruồi.
Những kết luận do Tân Hoa Xã công bố sẽ trở thành kết luận cuối cùng, không ai dám điều tra thêm vì sợ bị bắt bớ hay thậm chí bị truy cứu do “lan truyền tin đồn.”
Nếu Tân Hoa Xã đúng, thì thật khó làm cho tình hình khả quan hơn. Tại Trung Quốc, chỉ có khoảng một tá “hổ lớn” như Chu Vĩnh Khang trong hàng trăm con hổ. Tuy nhiên, có thể có đến hàng triệu “con ruồi”. Mọi hổ và ruồi đều có thể thao túng hoặc phớt lờ các luật lệ và quy định và đẩy những người khác vào vòng nguy hiểm.

Sự kết thúc của Mô hình Trung Quốc

Vương Tư Tưởng, một blogger nổi tiếng ở Thành Đô, Trung Quốc, cho rằng vụ nổ Thiên Tân đã giết chết mô hình Vấn Xuyên – được đặt tên theo trận động đất tàn phá ở Vấn Xuyên thuộc tỉnh Tứ Xuyên năm 2008. Ông Vương xác định mô hình Vấn Xuyên là “những đóng góp từ thiện đầy phước lành, đáng ca ngợi và bị ép buộc”. Nó đã biến đổi thành công những thảm hoạ tự nhiên và nhân tạo tồi tệ nhất thành chiến dịch tự quảng bá và khen ngợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Những người chịu trách nhiệm cho cái chết của các học sinh do sự sụp đổ của những ngôi trường xây dựng kém chất lượng đã không bao giờ bị đưa ra công lý. Thay vào đó, những cá nhân cố gắng phát hiện bằng chứng tham nhũng đằng sau các trường học bị sụp đổ thì đã bị ngồi tù.
Chỉ bảy năm sau đó, sự may mắn và ngợi ca gần như biến khỏi các phương tiện truyền thông truyền thống và mạng xã hội, ngoại trừ kênh truyền thông do đảng cộng sản trực tiếp chỉ đạo. Sự im lặng này là một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho rằng Đảng đã đánh mất sự tin tưởng và tín nhiệm của nhân dân Trung Quốc.
Giữ vững mức tăng trưởng kinh tế là một phương tiện mặc cả để sự thống trị của đảng cộng sản được nhân dân chấp nhận.
Ngoài sự sụp đổ của mô hình Vấn Xuyên, Mô hình Trung Quốc – một ý tưởng là Trung Quốc đưa ra một đường lối phát triển không bị lệ thuộc như chính sách tập trung vào thị trường của phương Tây – cũng đang gặp rắc rối. Có một thời gian Mô hình Trung Quốc được tâng bốc, và một số người xem Trung Quốc như là vị cứu tinh của nền kinh tế thế giới. Định nghĩa chính thức về Mô hình Trung Quốc không rõ ràng. Trong khi từ chối cải cách chính trị, nó được mô tả như là thu hút đầu tư nước ngoài để theo đuổi sự phát triển kinh tế dưới sự cai trị độc đảng. Nền kinh tế chủ yếu dựa trên xuất khẩu và đầu tư (phần lớn là cho cơ sở hạ tầng căn bản), chứ không đặt trên nền tảng tiêu thụ trong nước.
Một người bạn nói với tôi một câu chuyện. Ông từng giúp đỡ để xuất khẩu nhà máy điện dùng nhiên liệu hóa thạch sang Trung Quốc. Trong một cuộc họp với các quan chức cấp tỉnh, phía nhà xuất khẩu Mỹ đề cập đến gói xử lý ô nhiễm không khí và nước. Vị quan chức tỉnh đã từ chối và nói: “Chúng tôi còn không quan tâm đến ô nhiễm, sao anh lại phải quan tâm?”.
Hầu hết mọi người có thể dễ dàng chấp nhận rằng vụ nổ Thiên Tân là hậu qủa từ sự phát triển quá nhanh. Nhưng trên thực tế, việc bỏ qua an toàn, cũng như sự vi phạm các quyền con người và phá hủy môi trường và tài nguyên thiên nhiên, những điều đó đã được cố ý thiết kế để giảm chi phí của việc biến Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới.
Tại sao các nhà lập kế hoạch phải giữ tốc độ tăng trưởng ở mức hơn 8 phần trăm? Giữ vững sự tăng trưởng kinh tế là một phương tiện mặc cả để sự thống trị của đảng cộng sản được người dân chấp nhận. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là đại diện cho tính hợp pháp của đảng cộng sản Trung Quốc. Đó là câu chuyện thực sự đằng sau các vụ nổ ở Thiên Tân.

Chống tham nhũng

Rõ ràng chiến dịch chống tham nhũng không thể ngăn chặn vụ nổ. Hơn nữa, nó không làm được. Chiến dịch này không được thiết kế để giải quyết những vấn đề như vậy.
Chiến dịch chống tham nhũng hoạt động từ trên xuống. Thật dễ dàng để gặp các quan chức cấp bộ và cấp tỉnh. Tuy nhiên, rất ít khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chọn các quan chức cấp thấp làm mục tiêu. Hơn nữa, chính quyền cấp tỉnh và địa phương và các cấp ủy Đảng không có năng lực để tự thực hiện các chiến dịch chống tham nhũng.
Hàng triệu người xem phát sóng vụ nổ gần như trực tiếp và nhận ra rằng cuộc sống trưởng giả của họ dễ bị tổn thương biết bao.
Công ty quốc tế Thuỵ Hải được thành lập vào tháng 12 năm 2012, và hầu hết các giấy phép và giấy chứng nhận của công ty được phê duyệt trong thời gian diễn ra chiến dịch chống tham nhũng. Mọi giấy phép hầu như đều bất hợp pháp. Vả lại, tham nhũng là chất bôi trơn được thiết kế cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc ngay từ đầu, cộng thêm việc chống tham nhũng cục bộ, đã trở thành công cụ cá nhân để gia cường sức mạnh cho cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân.

Bước ngoặt

Trong khi các vụ nổ Thiên Tân có thể có vẻ giống như bất kỳ thảm họa nhân tạo nào khác đã từng xảy ra ở Trung Quốc trong nhiều năm qua, nó có ý nghĩa riêng của nó.
Điều đó đã xảy ra ở Thiên Tân, một trong bốn thành phố tự trị dưới sự kiểm soát trực tiếp của trung ương đảng, và là một phần của một chuỗi đô thị đã hoạch định bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc. Nếu Bắc Kinh là trái tim của Trung Quốc, thì Thiên Tân là động mạch chủ. Nó được cho là khu vực được quản lý tốt nhất.
Vụ nổ xảy ra tại một trong những khu dân cư đông đúc nhất. Tại Trung Quốc, chỉ có các gia đình quyền thế nhất và các nhóm lợi ích mới có thể tránh được việc trở thành nạn nhân của những thảm họa như ở Thiên Tân. Số lượng lớn những người hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế và những người ủng hộ các chính sách của đảng cộng sản Trung Quốc là những người được gọi là “tầng lớp trung lưu” – cũng là những người sống trong các khu dân cư nằm vây ba mặt trong phạm vi 1.000 thước từ trung tâm vụ nổ.
Hàng triệu người xem phát sóng vụ nổ gần như trực tiếp và nhận thấy rằng cuộc sống trưởng giả của họ đễ tổn thương biết bao, rằng điều này có thể xảy đến với bất cứ ai. Nếu Thiên Tân không an toàn, không có nơi nào là an toàn cả.
Vụ nổ Thiên Tân không chỉ là sự kết thúc của mô hình Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc đã luôn luôn có một kho dự trữ để cung cấp cho mình tính hợp pháp bị thiếu. Mao sử dụng khái niệm về “cuộc cách mạng luôn tiếp diễn”. Đặng Tiểu Bình dùng câu “phát triển là nguyên tắc tuyệt đối”. Cho đến gần đây, phát triển kinh tế là lựa chọn duy nhất cho việc đảm bảo tính hợp pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Vụ nổ Thiên Tân biểu hiện cho sự tiêu tan của phương án thay thế. Việc nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, hoặc gần như suy thoái, và với việc vụ nổ như được châm ngòi bởi các vấn đề tích lũy từ 30 năm qua, Đảng cộng sản Trung Quốc đang có nhu cầu cấp bách lựa chọn một phương án khác. Các lựa chọn có sẵn rất hạn chế. Chủ nghĩa dân tộc có thể là một lựa chọn nhưng đó là một con dao hai lưỡi – không hẳn hiệu quả. Nó có hại nhiều hơn là có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Đó là một kết thúc cuối cùng.
Quan điểm thể hiện trong bài viết là của riêng tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.