“…
Ngày nhà em pháo nổ
Anh cuộn mình trong chăn
Như con sâu làm tổ
Trong trái vải cô đơn
…”
Không phải 5 năm mà đã 36 năm rồi, anh sẽ không còn giọt nước mắt nào để nhỏ xuống cho em nữa. Nhưng xin đừng ngộ nhận, mối tình này sẽ không bao giờ phai nhạt. Có khác chăng là nó đã lắng đọng thành những sỏi đá trong tận đáy hồn anh, lẻ loi nhưng vẫn nguyên vẹn.
Sẽ không còn giọt nước mắt nào để nhỏ xuống cho em nữa. Có còn chăng chút tình nào thì anh sẽ biến nó thành những hành động cụ thể trong khoảnh đời còn lại này…
Giờ này bên kia bờ đại dương và rãi rác một vài nơi ở đây người ta đang “ăn mừng”. Cho những kẻ chiến thắng thì lý luận nào cũng có thể giải thích được. Nhưng cho chính những kẻ thua cuộc thì cũng đừng ngụy biện cho sự thất bại của mình, bởi vì thành công là kết quả của những bài học từ thất bại. Vấn đề là họ có chịu học hay không!
——————
Cho những kẻ thắng trận?
Trước những thành quả gần như tụt hậu, phá sản trong hầu hết mọi lảnh vực văn hoá, xã hội, đạo đức, giáo dục, kinh tế sau mấy chục năm xây dựng XHCN, rõ ràng rằng nếu CS đã thắng trong chiến tranh thì họ đã thua trong hòa bình. Họ đã thua trong cả chủ thuyết lẫn hiện thực:
Trong chủ thuyết, chủ nghĩa xã hội đã phá sản ngay chính tại nơi nó hình thành. Đó là sự sụp đổ của Liên Sô và các nước CS chư hầu tại Đông Âu từ năm 1989 – 1991. Một điểm đáng chú ý(?) là các nuớc CS chư hầu của Liên Sô bắt đầu sụp đổ (1989) trước chính mẫu quốc của họ (1991). Đây là chứng minh của lịch sữ cho thấy một sự sụp đổ như thế có thể sẽ xãy ra tại Việt-Nam trước Trung Cộng – không như một số các bình luận gia đã lập luận ngược lại, vì cũng như Liên Sô, Trung Cộng phải tự cứu lấy mình trước. Trong một cái nhìn khác, Trung Cộng đã học bài học khôn ngoan của Mỹ đó là muốn bảo vệ “hòa bình” trên chính phần đất của mình thì phải đem biên giới của chiến tranh ra nước ngoài. Việt-Nam, Lào, Kampuchia, Miến Điện, Triều Tiên, hay xa hơn tận Châu Phi là những chiến trường mà Trung Cộng sẽ thử sức trước với Hoa Kỳ. Cho nên chiến trường , nếu kết thúc trước tại những nơi này thì cũng là điều có thể hiểu được.
Trong hiện thực, sau khi Liên Sô và khối CS Đông Âu sụp đổ, CS Việt-Nam chỉ còn biết sao chép Trung Cộng như là một mô hình, một kiểu mẫu và bám víu vào những thành quả có được của Trung Cộng như là một giải thích cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trước những tệ nạn của chính nước mình. Cái mĩa mai mà người CSVN đã hiểu là trong khi cay đắng ca tụng lý tưởng và tình nghĩa vô sản, họ phải đối diện với một chủ nghĩa bành trướng bá quyền trong nhục nhả cho chính mình và dưới sự nguyền rũa của toàn dân. Trong một cái nhìn như vậy, phải chăng người ta cần phải đặt lại một câu hỏi có tính cơ bản cho xã hội loài người: thế nào là giá trị thật sự cho một sự phát triễn trong nhân bản.
Cho những kẻ thua cuộc?
Trong khi những người CSVN có thể tổ chức ăn mừng “Đại Thắng Mùa Xuân” của họ một cách dứt khoát thì những người Việt Quốc Gia tị nạn trên khắp thế giới vẫn còn tiếp tục tranh cải về ý nghĩa của ngày này? Dù trong hận thù hay chỉ là tiếc nuối, những buổi văn nghệ, ca vũ, nhạc hội để tưởng niệm ngày thất thủ Sài Gòn có ý nghĩa gì?
Lần đầu tiên cách đây khoảng 10 năm tôi thật sự sững sốt khi nghe một đồng nghiệp ở đây, cũng là một thuyền nhân, rủ tôi đi xem văn nghệ “mừng” 30 tháng 4 khiến tôi phải hỏi lại đến 2 lần để chắc mình không nghe lầm. Năm nay tôi chỉ còn biết từ chối một cách lịch sự một buổi họp mặt gọi là “café” thân hữu mà lại có văn nghệ giúp vui!
Ai có thể vui được trong hoài niệm về cái ngày này? Ai có thể quên được những hình ảnh hãi hùng trong máu và nước mắt của lần di tản lịch sữ từ cao nguyên xuống duyên hải Trung Phần trên Quốc Lộ số 7 vào tháng 3 1975? Ai có thể quên được những hình ảnh hãi hùng trong máu và nước mắt của lần di tản lịch sữ từ Đà Nẵng và miền Trung vào Nam bằng đường thủy trong tháng 3 1975? Ai có thể quên được những âm thanh của ngày 30 tháng 4 – trong cơn hấp hối của Sài-Gòn? – giữa những tiếng la hét, than khóc của những rừng người chạy loạn, xô lấn trên bến cảng, tuyệt vọng nhìn những chiếc trực thăng lẻ loi rời khỏi nóc nhà tòa đại sứ Hoa Kỳ…
Cái âm thanh đó chắc hẵn không phải là những hoà âm hùng tráng của những dàn nhạc giao hưởng hay êm ả, nhịp nhàng của những buổi hòa nhạc thính phòng. Cái tình cảm lúc ấy chắc hẳn cũng không phải là những cảm giác êm đềm của một “Làng tôi” hay vui nhộn như đoạn kết “Nếu có yêu tôi”, trong một điệu swing vui nhộn khiến toàn thể khán giả đứng cả dậy vỗ tay trong một phòng “Petit Trianon” như ở cung điện Versailles, Paris, kiến trúc theo kiểu Hy Lạp.
Văn nghệ lãng mạn để tưởng nhớ 30 tháng 4? – một gán ghép gượng gạo và nhạt nhẻo của những cung đàn lạc điệu!
Võ Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét