Pages

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Sự dối trá của một học thuyết (P4)


Phần Kết: Sự xuất hiện của Cộng Sản

YN (danlambao) - Như vậy, trước kinh nghiệm từ thuở ban đầu, bằng các hợp đồng chuyển giao công nghệ có tính khoa học và pháp lý cao hơn, trí thức đã không để cho liên minh Tư bản – Công nhân – Nông dân tiếp tục hưởng lợi bất công trên kiến thức của họ nữa.
Nhờ vậy mà khi trí thức nắm giữ vị trí lãnh đạo xã hội, tất cả những sở trường của từng nhóm nghề được phát huy cao độ và thặng dư xã hội ngày càng phong phú về chủng loại và dồi dào về số lượng.

Từ khởi điểm ban đầu là một xã hội nghèo nàn lạc hậu, khi được vận hành dưới sự lãnh đạo của trí thức (Marx gọi là chủ nghịa tư bản), nhân loại đã có những bước tiến rực rỡ trên con đường đi đến văn minh và phú cường mà chúng ta dễ dàng nhận thấy.

Đáng tiếc là các xã hội trí thức này không xuất hiện đồng loạt trên toàn cầu do các rào cản về biên giới quốc gia, sắc tộc, tín ngưỡng, văn hóa, lịch sử v.v.

Với tốc độ phát triển vượt bậc, các xã hội trí thức đầu tiên xuất hiện rải rác trên toàn cầu đã dẫn đến sự chênh lệch nhận thức khoa học cũng như mức sống ở các các vùng địa lý khác nhau.

Việc dùng sức mạnh tri thức, cụ thể là các ưu thế về kỹ thuật quân sự, kinh tế nhằm xâm lược các vùng lãnh thổ kém phát triển hơn trước đây (chủ nghịa thực dân – colonialism), là hệ quả của sự chênh lệch đó giữa các quốc gia.

Sau một thời gian, mức độ chênh lệch về nhận thức khoa học giữa xã hội thực dân và xã hội thuộc địa ngày càng rút ngắn, thu hẹp và chủ nghịa thực dân không còn cơ sở để tồn tại.

Và Chủ Nghịa Cộng Sản xuất hiện. Nó xuất hiện như thế nào và hậu quả của nó là gì? Mời các bạn theo dõi nốt phần cuối câu chuyện.

***

Nhắc lại cái thời cha của Tư bản còn là lục lâm thảo khấu, Phát xít là một gã đồng đảng khét tiếng sắt máu. Trước khi sa lưới pháp luật thụ án tử hình, y cũng có một đứa con tên là Cộng sản.

Cộng sản giống cha như đúc nhưng tinh ranh, thâm độc và tàn ác hơn cha y gấp bội.

Nhìn thấy sự giàu có của cộng đồng bốn người Trí thức – Tư bản – Công nhân – Nông dân, nhất là khi nhìn con của “người cùng xuồng” với cha mình là Tư bản, lòng ganh ghét trong y sục sôi như lửa đốt tim gan.

Y tìm đến Công nhân và Nông dân rỉ tai:

- Các người có biết gì chưa? Các người đang bị thằng Tư bản bóc lột tận xương tủy mà không biết! Các người phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối mới có được của ăn của để như ngày nay. Xem thằng Tư bản kìa, nó có làm gì đâu mà vẫn giàu sụ! Các người mở to mắt mà xem đây! Theo học thuyết Marxist, chứng minh rành rành là “Tư bản bóc lột Công – Nông”. Các người đừng làm ăn với nó nữa. Hai người chẳng nhẽ thua thằng oắt đó à? Đập bỏ mịa nó đi, tất cả tài sản của nó có được ngày nay là do bóc lột của các người cả đấy. Marx nói thế mà!

Với miệng lưỡi trơn như mỡ, Cộng sản đã thuyết phục được cả Công nhân lẫn Nông dân tin hắn bằng chính cái học thuyết điêu thoa, phi lý “giá trị thặng dư” của một “triết gia” tên Karl Marx.

Họ có biết đâu chính ông “triết gia” này cũng cùng một giuộc với y ta, lấy “Biện chứng pháp” của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và tư tưởng duy vật của Ludwig Andreas von Feuerbach làm “học thuyết” của mình!

Riêng phần “viên đá tảng” là học thuyết Giá Trị Thặng Dư do y “sáng tác” lại sai bét nhè!

Thế là với sự kích động của Cộng sản bằng “học thuyết” Marxist, “Liên minh Công – Nông” được âm thầm thành lập, bằng sức mạnh cơ bắp của mình cùng với sự ranh ma quỷ quyệt do Cộng sản bày vẽ, họ đã “đào tận gốc, trốc tận rễ” bọn “bóc lột” từng đem lại sự phồn vinh cho họ!

Ôi! Cách mạng thành công rồi! Tất cả là của chúng ta! Chủ nghĩa Cộng sản vạn tuế!

Tư bản bỏ của chạy mất dép!

Lão Trí thức lặng lẽ trở về căn nhà ọp ẹp cuối thôn, mặt xanh như đít nhái!

Cộng sản tuyên bố:

- Từ nay, tất cả tài sản, nhà máy, đất đai sẽ là của chúng ta, của chung chúng ta, không ai được giành làm của riêng mình! – Y dõng dạc – Vì cuộc “cách mạng” này thành công là nhờ sự “lãnh đạo tài tình, sáng suốt” của tôi nên tôi sẽ tiếp tục lãnh đạo mọi người trong sản xuất. Việc quản lý tài sản sẽ do bà Nhà nước – vợ tôi phụ trách. Quyền làm chủ vẫn của Công nhân và Nông dân!

Vì chồng là người “lãnh đạo”, vợ lại phụ trách “quản lý” nên mọi việc phân chia thu nhập từ khối “tài sản chung” đều do vợ chồng Cộng sản – Nhà nước thực hiện.

Từ khi Tư bản bỏ của chạy lấy người, lão Trí thức mất hết mọi nguồn thu nhập. Lão cùng đàn con bèn viết “Đơn xin việc” gửi đến người “lãnh đạo” mới xin vào làm thuê trong chính nhà máy phân bón của lão trước đây với đồng lương “cống hiến”! Kể từ đó, không ai thấy lão ê a sách vở nữa.

Công nhân tiếp tục công việc của mình là sản xuất máy cày tại xưởng máy cày do Nhà nước quản lý!

Nông dân lái máy cày, cày miệt mài trên những cánh đồng của cha ông y ngày xưa nhưng nay đã là của chung!

Nhưng cả ba người Trí thức, Công nhân và Nông dân chẳng ai biết người ”lãnh đạo” mới đã sử dụng thành quả lao động của mình như thế nào cả vì trách nhiệm “quản lý” không phải của họ!

***

Vậy thì ai đã bóc lột ai?

25/5/2011

YN (danlambao)

Không có nhận xét nào: