“Đời đời tưởng nhớ những liệt sỹ Việt Nam
74 Binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974
64 Binh sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988
“Vào lúc 9 giờ sáng ngày 27/07/2011, nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh – liệt sỹ, một số nhân sỹ, trí thức đã phối hợp với Câu lạc bộ Phaolo Phan Văn Bình tổ chức buổi lễ tưởng niệm tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Tây Nam và trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. “ (Dân Làm Báo)
Trong số người dự lễ truy điệu có cả bà Huỳnh Thị Sinh, vợ góa cố Trung tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng tàu Nhật Tảo đã hy sinh theo tầu trong trận hải chiến với quân Trung Cộng ở Hòang Sa ngày 19-1-1974.”.
Người có sáng kiến tổ chức lễ truy điệu này là Cụ GS, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, một nhân sỹ được nhiều người kính trọng ở Sài Gòn. Cụ nói: “Chúng ta cùng chung một mảnh đất quê hương. Máu đồng bào đã đổ ra để góp phần gìn giữ và bảo vệ đất nước này. Chúng ta xin chân thành tri ân và tôn vinh tất cả. Chúng ta còn tưởng niệm mọi anh hùng, đồng bào đã hy sinh vì tổ quốc ở bên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, Hoàng Sa – Trường Sa hầu như đang bị lãng quên. Việc làm của chúng ta xuất phát từ trái tim để đòi lại công bằng trong bối cảnh đất nước đang bị đe dọa xâm lược…”. (Nguyễn Thị Khánh Trâm, Bauxite Việt Nam)
Cũng tại buổi lễ này, Giáo sư Tương Lai phát biểu : “ Trước tình hình nóng bỏng ở Biển Đông do những thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Trung Quôc ngang nhiên xâm phạm hải phận của ta, bắt giữ hãm hại ngư dân chúng ta, cắt cáp thăm dò dầu khi ngay tr6en vùng biển thuộc chủ quyền của ta, tiếp tục nhựng tội ác của chúng đã gây ra tại Hòang Sa năm 1974 khiến 74 người con yêu của đất nước đã hy sinh và năm 1988 lại 88 chiến sĩ dũng cảm nữa ngã xuống ở Trường Sa vì chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Và rồi, máu của Việt Nam vẫn đang chảy trên Biển Đông….“Vì vậy, hôm nay trong lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phiá Bắc, phía Tây nam và Hòang Sa, Trường Sa chúng ta thành kính nghiêng mình tưởng nhớ đến những người đã khuất, sẻ chia với những thương binh, bệnh binh và gia đình của những người đã nằm xuống trong chiến tranh những cam go họ đang phải chịu đựng.” (Các mạng báo Điện tử) Những đọan trích dẫn nêu trên xuất phát từ những trái tim của người Việt Nam yêu nước trong cuộc biểu tình chống Trung Cộng tại Hà Nội ngày 24-07 (2011) và nhân ngày kỷ niệm “thương binh-liệt sỹ “ ở Việt Nam, 27-7-2011.
TẠT NƯỚC LẠNH VÀO MẶT
Nhưng tấm biển ngữ dương cao trong Cuộc biểu tình của vài trăm người đã nói gì với lời :“Đời đời tưởng nhớ những liệt sỹ Việt Nam”, và kể ra con số “74 Binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974” và “64 Binh sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988” ? Đó là thông điệp của người dân biết ghi nhớ công ơn của những người đã nằm xuống cho dân tộc Việt Nam được sống. Họ xuống đường chống Tầu âm mưu thôn tính Việt Nam hôm nay cũng chỉ để nối tiếp việc làm còn dở dang của những người đi trước đã đổ máu tại Hoàng Sa, Trướng Sa, chiến tranh biên giới Tây nam với Khmer đỏ tháng 12 năm 1978 và cuộc chiến chống Tầu tại 6 tỉnh miền Bắc tháng 2 năm 1979. Họ dương cao biểu ngữ, cầm bảng tên từng chiến sỹ đã bỏ mình vì nước mà không một chút nghi ngờ, kỳ thị người đã hy sinh là ai, sinh qúan ở đâu, thuộc Quân đội Việt Nam Cộng Hòa hay Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ?
Tác gỉa của tấm Biểu ngữ đầy tình dân tộc và những bảng tên của chiến sỹ anh hùng Hòang Sa và Trường Sa đã tạt gáo nước lạnh vào mặt Chế độ và những kẻ cầm quyền trong đảng Cộng sản Việt Nam, những phần từ 37 năm qua đã cúi mặt vong ơn bạc nghĩa với những người con yêu của Tổ quốc đã đổ máu hy sinh để bảo vệ lãnh thổ trước họng súng xâm lược của Trung Cộng.
Không những thế, một trong 2 người dân biểu tình trương tấm Biểu ngữ là Cô Sinh viên 22 tuổi Trịnh Kim Tiến, con gái ông Trịnh Xuân Tùng, người bị công an đánh gãy cổ chết ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Hà Nội. Hình ảnh Trịnh Kim Tiến tha thướt trong chiến áo dài trắng đeo khẩu hiệu tréo qua vai “Hòang Sa-Trường Sa Việt Nam” được truyền đi khắp thế giới đã gây cảm xúc mãnh liệt trên mặt báo và trên các màn ảnh truyền hình. Nhưng phần đông người Việt Nam trong nước chưa được nhìn thấy hình ảnh đẹp này của Cuộc biểu tình ngày 24-7 (2011) nên đã có kẻ xì xèo, dèm pha, chụp mũ Cô.
Trịnh Kim Tiến trả lời bằng một Bài viết : “Rồi có người nói tôi là phản động, bất mãn chính quyền nên mới “gây rối trật tự công cộng”, đêm nằm cứ nghĩ về điều này mà tôi tủm tỉm cười, chưa bao giờ nghĩ mình được gắn cái mác ấy vào người đâu. Ba mất rồi, tôi còn cả một gia đình đang chờ tôi gánh vác, cứ nghĩ đến giả sử có cái cảnh mà tôi đi tù vì tội “phản động”, mẹ tôi, bà tôi, em tôi đứng bơ vơ mà nhìn theo bước chân tôi khi bị đưa đi thì mắt tôi đã bắt đầu có thể rưng rưng. Tôi sinh ra trên đất nước này, mảnh đất này nuôi tôi lớn khôn, ấy thế mà tôi lại đem bán nó, đem bán cả linh hồn của mình. Thôi thì mới 22 tuổi đã được gắn tặng cho “danh hiệu” đó cũng là 1 điều hiếm có, cũng ko có gì đáng phải nghĩ ngợi, vì những điều khiến mình bật cười khi muốn khóc.
“Lý trí có thể mách bảo điều ta phải tránh, còn con tim sẽ chỉ cho ta biết điều phải làm”.TIẾNG NÓI CỦA TRÍ THỨCCòn cảm động hơn là những Trí thức nổi tiếng đi biểu tình hôm 24-7 như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Giáo sư-Nhà Khoa học Phạm Duy Hiển, Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên v.v… cũng đã cầm mỗi người một bảng tên các chiến sỹ đã hy sinh tại Hòang Sa và Trường Sa. Hãy nghe Giáo sư Phạm Duy Hiển tâm sự những lời chảy ra nước mắt :
“ Sáng chủ nhật 24/4 vừa qua, trước tượng đài đức vua Lý Thái Tổ, mỗi người chúng tôi được phát một tờ giấy A3 trên đó có tên một chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa hoặc Trường Sa. Tôi đọc tên Anh – Trương Hồng Đào, hy sinh ngày 19/1/1974 tại Hoàng Sa – rồi trân trọng trương tờ giấy ra trước ngực đi theo đoàn biểu tình.
Anh là ai, đồng đội của Anh hôm ấy có những ai, mà sao đến tận bây giờ một người Việt Nam có học như tôi mới biết? Tôi đi theo đoàn biểu tình vòng quanh Hồ Gươm, miệng hô vang Hoàng Sa – Trường Sa theo đám trẻ mà không ngớt bần thần tưởng tượng ra Anh cùng đồng đội đã ngã xuống thế nào trong cái giờ phút định mệnh ấy của Tổ quốc. Là một người làm khoa học vốn quen đo lường phân tích, tôi thấy mình mới chỉ làm được một ép xi lôn (ε) vô cùng bé (một khái niệm toán học) so với Anh và đồng đội.
Đất nước ta không thiếu đất để làm sân golf, không thiếu rừng để cho người nước ngoài cai quản, xin hãy dành ra một ép xi lôn (ε) để dựng lên khu tượng đài các chiến sỹ Hoàng Sa đã anh dũng hy sinh ngày 19/1/1974. Xin hãy chịu hy sinh một ép xi lôn (ε) đi để chúng tôi còn noi theo mà yêu nước hơn. Bao nhiêu năm rồi chúng ta đã mắc lỗi với các chiến sỹ ấy, mà cũng chính là mắc lỗi với đất nước này.” (Mạng Bauxite Việt Nam)
Giáo sư Tương Lai cũng nói trong lễ truy điệu tại Câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình (Sai Gòn) ngày 27-7 (2011) :
“Chúng ta cảm động khi thấy tên của những người anh hùng trong các trận quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa của năm 1974 và Trường Sa của năm 1988 được những thanh niên yêu nước giương cao trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngay tại Hồ Hoàn Kiếm, trái tim của Thủ đô ngày 24.7.2011 vừa qua. Tấm gương hy sinh của thế hệ đi trước đang tiếp sức cho thế hệ hôm nay tỉnh táo và hiên ngang thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, không đang tâm ngồi nhìn bọn cướp nước đang trăm mưu nghìn kế thực hiện chính sách thâm hiểm của chúng. Đó chính là cách thiết thực nhất, mạnh mẽ nhất trong vô vàn những cách thức khác nữa để tưởng niệm những người đã khuất.”
Như vậy có phải lịch sử đã sang trang rồi chăng ?
Khi người dân, nhất là giới trí thức đã làm những việc đảng và nhà nước CSVN không dám làm như việc truy điệu các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và yêu cầu lập đài tưởng niệm, ghi công các anh hùng Hòang Sa, thay vì chỉ tưởng niệm hàng năm và dựng đài kỷ niệm các chiến sỹ của quân đội CSVN hy sinh tại Trường Sa thì những người mang chức Lãnh đạo có biết xấu hổ không ?
Có lẽ “không” vì nếu còn biết tự trọng, còn chút liêm sĩ,lễ nghĩa với những người đã đổ máu bào vệ Tổ Quốc thì lẽ nào hàng năm, họ đã cấm không cho tổ chức lễ tưởng niệm trên 40 ngàn binh lính và thường dân đã hy sinh trong cuộc chiến ranh biên giới chống Tầu năm 1979 ? Họ cũng cấm luôn báo chí hàng năm không được nhắc lại cuộc chiến này để tránh mất lòng Bắc Kinh. Trong khi đó, trong dịp kỷ niêm 30 cuộc chiến biên giới với Việt Nam năm 2009, nhà nước Trung Hoa đã tung ra hàng trăm bài viết và ra sách ca tụng cao lao của các Tướng Tầu đã “dạy cho Việt Nam một bài học”. Họ còn sử dụng những ngôn ngữ cực kỳ xấu xa và hèn hạ để bôi nhọ người lính và dân tộc Việt Nam, thế mà Chính phủ Việt Nam vẫn ngậm miệng không dám phản đối thì đủ biết họ đã sợ hãi Tầu đến mức nào ? Do đó, nếu nói Nhà nước CSVN vẫn nuôi hận thù dân tộc Bắc-Nam, dù họ vẫn kêu gọi “xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp ”, và nhu nhược trước âm mưu thôn tính lãnh thổ của Trung Cộng cũng không phải là điều qúa đáng so với thực tế tình hình Việt Nam vào nửa cuối năm 2011. -/-
Phạm Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét