Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Sốc- Đau buồn- Thất vọng- sau biểu tình

Khanh An- RFA

Vừa rồi tại cả hai thành phố lớn của Việt Nam đều diễn ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc về những hành động xâm lấn trên Biển Đông. Hôm nay Khánh An rất vui được đón tiếp những bạn đã từng tham gia vào các cuộc biểu tình vừa rồi









AFP photo
Biểu tình ở Hà Nội 24 tháng 7

5 bạn trẻ từng biểu tình vì nước.
Tất cả đến 5 bạn đã đi biểu tình, trong đó có 2 bạn đại diện cho Miền Bắc và 3 bạn đại diện cho Miền Nam. Các bạn cũng đã chứng kiến rất nhiều chuyện xảy ra trong những lần mà các bạn xuống đường biểu tình. Trước tiên, Khánh An mời các bạn tự giới thiệu về mình, có một số bạn vì vấn đề an ninh muốn lấy nickname, còn một số bạn thì có thể lấy tên thật. Bây giờ Khánh An mời ưu tiên cho Miền Bắc trước nhé! Mời các bạn Miền Bắc tự giới thiệu.

Kim Tiến: Vâng. Em chào tất cả mọi người. Em là Kim Tiến. Em hiện tại vừa tốt nghiệp Cao Đẳng Bách Khoa xong nhưng đang thất nghiệp ở nhà.








Biểu tình tại Hà Nội 3 tháng 7-2011- AFP photo

Tiến Nam: Xin chào tất cả các bạn. Mình là Tiến Nam. Hiện tại mình đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội

Hoàng Sa: Xin chào tất cả các bạn. Mình lấy tên là Hoàng Sa. Nghề của mình hiện nay là kinh doanh.

Trường Sa: Trường Sa xin tự giới thiệu vậy. Trường Sa thì nghe tên có vẻ miền biển lắm nhưng mà Trường Sa sinh ở miền núi, cao nguyên Lâm Đồng. Hiện giờ Trường Sa ở Sài Gòn, phụ trách kinh doanh cho gia đình đấy các bạn. Trường Sa xin chào tất cả các bạn nhé.

Khánh An: Rồi, xin chào bạn Trường Sa. Và bạn cuối cùng ạ!

Lâm: Mình tên Lâm. Mình đang làm cho một công ty tư nhân. Mình có kế hoạch định kiếm học bổng để đi học hai năm ở Thụy Sỹ

Khánh An: Như Khánh An được biết thì trong số các bạn ở đây, 5 bạn, tất cả đều đã xuống đường, đều là những người có kinh nghiệm xuống đường biểu tình và chứng kiến rất nhiều chuyện trong biểu tình. Vậy các bạn có thể kể cho thính giả nghe chuyện gì thực sự đã xảy ra trong các lần biểu tình gần đây nhất mà bạn nhìn thấy? Và những điều xảy ra đó đã làm thay đổi bạn như thế nào?

Em bé can đảm hiên ngang
Kim Tiến: Ối trời ơi, em thấy em đang đứng thì một đám người xông vào tóm cả người già kèm luôn cả trẻ nhỏ. Có một thằng bé con, nhỏ lắm, nó đứng nhưng mà nó không hề di chuyển. Nó mặc cho đoàn người tiến đến. Nó trương khẩu hiệu “Bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa”. Cái cảnh thằng bé đấy nó vẫn đọng lại trong em. Nó chỉ là một đứa nhỏ thôi nhưng mà khi đoàn người tiến vào như thế, đã áp sát vào rồi mà thằng bé nó vẫn cứ đứng, nó vẫn hiên ngang, không hề chạy. Em là người lớn mà nhiều khi em còn chạy trước nó luôn. Thằng bé ấy vẫn cứ đứng lại. Hình ảnh thằng bé thực sự khiến em nhớ rất lâu…

Khánh An: Tiến đang nói đến đoàn người tiến lại, nếu mà là Tiến thì Tiến cảm thấy sợ hãi lắm, Tiến đang nói đến đoàn người nào vậy?

em chỉ muốn hô thật to những khẩu hiệu đấy thôi. Em muốn khẳng định lại lòng yêu nước của chúng em không hề sai

Kim Tiến
Kim Tiến: Thật ra thì hơi sợ thôi vì hoảng, không nghĩ là người ta sẽ tiến lại mình đâu, tại vì mình đang hô khẩu hiệu là “Chống Trung Quốc, bảo vệ ngư dân Việt Nam, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam”. Em không nghĩ là đoàn người sẽ tiến lại mình, thực ra chỉ nghe họ hô là “Giải tán! Giải tán!”, sau đấy là họ dần dần áp sát, áp sát, khiến cho mọi người va vào nhau, tự nhiên rất chật hẹp, nói chung là lúc ấy thì cũng hơi hoảng hốt.

Đoàn người này là các anh mặc áo màu xanh, rồi đột nhiên có những đoàn xe buýt kéo đến. Khi đoàn xe buýt kéo đến thì đột nhiên có những người đeo băng đỏ lôi kéo những người tuần hành ôn hòa chống Trung Quốc, kéo họ dần lên xe và người ta không chịu lên thì họ có những hành động rất là khiếm nhã và thậm chí có thể gọi là đánh người luôn. Lúc ấy em là con gái nhưng mà em nhìn thấy cảnh họ đánh người như thế thực sự trong lòng em rất là phản cảm vì đây là cuộc tuần hành chống người Trung Quốc mà tại sao họ lại có thể làm như thế?

Khi nhìn thấy những người bị lôi lên xe như thế trong lòng em rất bực tức. Thế là càng như vậy em càng hô to khẩu hiệu là “Phản đối Trung Quốc xâm lược”, “Bảo vệ Hoàng Sa, Bảo vệ Trường Sa”. Lúc ấy em chỉ muốn hô thật to những khẩu hiệu đấy thôi. Em muốn khẳng định lại lòng yêu nước của chúng em không hề sai.

Hoàng Sa: Tiếp theo lời của Tiến nói về lòng yêu nước thì em có cảm giác như vầy chị ạ, công an và nhà nước Việt Nam hình như họ không tin vào lòng yêu nước của người dân Việt Nam mình đâu chị. Họ toàn nghi ngờ chúng em có ai đó xúi giục hay là đi vì tiền, hay là vì cái gì đó – những thứ rất là vớ vẩn.

, không có một ai tài trợ, không ai cho anh ấy một đồng nào. Nó xuất phát từ lòng yêu nước

Kim Tiến
Kim Tiến: Ờ, đúng rồi đó. Em đang nói đây, em thì em chưa bị mời lên, nhưng nếu mà giả sử em bị mời lên đấy, người ta có hỏi là ai xúi em thì em nói là các anh xúi em tại vì các anh bảo em là được năm mươi nghìn. Em nghe được tiền nên em muốn đi lắm! Nếu mà hỏi thì chắc chắn em bảo thế, nhưng thực ra năm mươi nghìn không đủ vẽ nổi bộ móng tay của em. Nhưng tại vì các anh nói thế thì em sẽ trả lời như vậy thôi, chứ em biết phải làm thế nào, các anh hỏi chuyện không có thì em biết phải trả lời các anh như thế nào? Bây giờ đâu phải cứ ai cho cái này ai cho cái thế kia thì tụi em tham gia đâu.

Hoàng Sa: …Họ cứ nghĩ lý do là bị mua chuộc hay tụi em bị sai khiến, bị xúi giục, hay bị ai đó mua chuộc không à.

Kim Tiến: Ôi, em gặp một người trong đoàn đấy nhé, tuần nào anh ấy cũng lên biểu tình mà anh không phải ở Hà Nội đâu. Anh ấy ở tận Vinh cơ, nhưng tự bỏ tiền túi của mình ra để đi xe lên đây, thuê chỗ ăn chỗ ở và đi tuần hành ôn hòa chống Trung Quốc cùng mọi người.

Toàn là tiền của cá nhân luôn, không có một ai tài trợ, không ai cho anh ấy một đồng nào. Nó xuất phát từ lòng yêu nước và em thực sự khâm phục tấm lòng yêu nước của anh ấy.

Khánh An: Vâng. Tiến Nam có ý kiến gì ạ?

Tiến Nam: Nam nghĩ rằng các cuộc bắt bớ và đàn áp trong hai ngày, ngày 10 và ngày 17 vừa rồi, thì nhà cầm quyền Việt Nam nghĩ rằng lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam đến một lúc nào đó họ sẽ hiểu bản chất của chế độ đang điều hành đất nước, công cuộc đất nước này như thế nào.

Khi đó họ sợ hãi, tấm lòng yêu nước của họ (người dân) nổi lên đến một cái mức độ nào đó thì mọi người sẽ hiểu rõ ra yêu nước không phải chỉ là chống ngoại xâm, mà yêu nước là phải xây dựng đất nước, phát hiện những cái gì sai trái thì phải thay đổi, bác bỏ những sai trái đi. Khi mà không còn có những sai trái thì chúng ta có thể đoàn kết được tất cả nhân dân Việt Nam để đòi lại Hoàng Sa & Trường Sa của chúng ta. Tiến Nam nghĩ nhà nước họ đang sợ một điều như vậy.









Biểu tình tại Hà Nội 24 tháng 7- AFP photo

Sợ lòng yêu nước thành tiền lệ!
Khánh An: Vâng. Để Khánh An nói tóm lại ý của Tiến Nam cho rằng nhà nước, điều mà thật ra họ sợ hãi từ bên trong là những cuộc biểu tình như thế này mà cứ tiếp tục diễn ra thì nó sẽ tạo thành tiền lệ không hay đối với nhà nước vì người dân sẽ ý thức hơn những chuyện họ phải xuống đường và lên tiếng. Nó sẽ không chỉ dừng lại ở những vấn đề là Trường Sa – Hoàng Sa hay việc Trung Quốc xâm lấn nữa mà có những vấn đề bức xúc ở trong xã hội, những vấn đề mà họ cảm thấy bất công thì họ cũng có thể xuống đường để lên tiếng. Đó là điều Tiến Nam muốn nói đến. Nhưng mà Khánh An đang muốn hỏi Tiến Nam, chắc có lẽ các bạn ở đây đều đã biết rằng trong một cuộc biểu tình thì Tiến Nam đã bị bắt và đã được đám đông biểu tình giải cứu. Khánh An coi video clip quay lại cảnh này ở trên Youtube thì Khánh An thấy rất xúc động vì tinh thần đoàn kết của người dân mình. Cái videoclip này ghi tên là “Giải cứu binh nhì Tiến Nam”, phải không, nếu Khánh An nhớ không lầm? Người dân mình dù trong hoàn cảnh nào hình như cũng rất có tính hài hước, ngay cả trong việc đặt tên cái clip này thì cũng đã ghi rằng “Giải cứu binh nhì Tiến Nam” và quay lại cảnh người dân đứng ở ngoài hò hét đòi phải trả tự do cho Tiến Nam như thế nào thì không biết là các bạn….

Kim Tiến: Trời ơi, em hô to lắm nhé…

Tiến Nam: Chắc là phải mời Tiến một ly cà phê đấy.

Khánh An: Vâng. Bây giờ Khánh An muốn phỏng vấn nhân vật chính là Tiến Nam, khi mà bạn bị bắt vào trong đấy thì bạn có cảm thấy sợ hãi không? Bạn có nghĩ rằng người dân có thể đòi trả tự do lại cho bạn lập tức ngay sau đó hay không?

Các chú bỏ tay cháu ra. Các anh bỏ tay tôi ra. Tôi đi đàng hoàng vào đồn công an với các anh. Tôi không làm gì sai. Tôi không sợ!”

Tiến Nam, lúc bị lôi đi
Tiến Nam: Dạ. Lúc bắt đầu Tiến Nam đang đi từ khu vực Nhà Hát Lớn cùng một anh bạn là anh Người Buôn Gió và một anh bạn nữa, Tiến Nam đang đi cũng các anh đó và chia sẻ nhau điếu thuốc cho đỡ mệt trên đường đi thì tự nhiên có ba bốn người công an đến bắt Tiến Nam.

Một người trong bọn họ hô là “Bắt thằng này!”. Tiến Nam chỉ bảo: “Tại sao bắt tôi?”. Thế là anh Người Buôn Gió kéo Tiến Nam lại nhưng không được, anh bạn của Tiến Nam cũng ra kéo Tiến Nam lại cũng không được. Tiến Nam mới hô to: “Em không làm gì sai. Em không có tội. Em có chính nghĩa, em không sợ gì hết. Em (là) người vô tội.” Và Tiến Nam bảo những người bắt mình là “Các chú bỏ tay cháu ra. Các anh bỏ tay tôi ra. Tôi đi đàng hoàng vào đồn công an với các anh. Tôi không làm gì sai. Tôi không sợ!”. Thế là khi đó họ cứ nắm hai tay Tiến Nam và đẩy vào đồn công an phường Tràng Tiền.

Khi vào đồn công an, Tiến Nam rất bình tĩnh hỏi: “Tại sao các anh bắt tôi vào đây? Tôi phạm tội gì, các anh đọc lệnh đi”, khi đó họ không nói, họ quát: “Ngồi yên đó! Mày ngồi yên đó. Việc của mày là ngồi ở kia.” Sau đó Tiến Nam nghe đoàn biểu tình hô to “Thả người yêu nước!”, “Yêu nước không có tội!”, “Đoàn Kết!” . Sau đó họ bảo “Tiến Nam ra đây”. Rồi họ đưa Tiến Nam xuống tầng một rồi họ thả Tiến Nam ra. Họ chỉ nói hai từ “Bắt nhầm!”. Họ bảo “Về đi. Bắt nhầm!”. Và khi đó Tiến Nam ra thì cả đoàn người hô lớn “Yêu nước không có tội!”, “Đoàn Kết!” .

Sau khi Tiến Nam bị bắt và được thả ra thì Tiến Nam có cảm giác như một người được sinh ra lần nữa, cảm thấy rất vui và rất xúc động. Tiến Nam nghĩ rằng sự đoàn kết của mọi người, sự chia sẻ khó khăn trong lúc đoàn đi biểu tình đối với những người cùng chí hướng, cùng con đường với mình. Tiến Nam thực sự thấy nó khác hoàn toàn với cách đây vài năm, năm 2007- 2008 Tiến Nam bị bắt thì chỉ một mình Tiến Nam thôi, không có ai giải cứu cả.

Khánh An: Vâng. Từ nãy giờ mình nghe rất nhiều các câu chuyện của các bạn ở ngoài Hà Nội. Bây giờ thì Khánh An muốn quay lại với các bạn ở trong Nam, các bạn đi biểu tình ở Sài Gòn, các bạn có những câu chuyện nào, những hình ảnh nào đã khiến cho các bạn nhớ rất lâu và nó đã làm thay đổi suy nghĩ của bạn không?

có đến vài chục người bay vô đánh hội đồng mình. Đánh không thương tiếc, đấm có, đá có, giựt chỏ có, lên gối có, nói chung là mọi chiêu đều xài hết. Mình thật bất ngờ

Trường Sa
Xa dân là mất gốc









Rời chỗ biểu tình 200 mét vẫn bị bắt- Photo Nu vuong Cong Ly
Trường Sa: Ờ, cái này thì chắc có lẽ Trường Sa xin có một câu chuyện nho nhỏ nhé. Sau khi xếp biểu ngữ rồi và quyết định đi vào công viên thì thình lình, hình như có lẽ hơn một trăm nhân viên công lực thì phải, họ bao vây nhóm của Trường Sa. Một thành viên trong nhóm bị người ta đưa lên xe, thế là nhóm của Trường Sa xông vô kéo bạn đó ra, thì có một anh bay vô đạp mình ra và mình phản kháng, mình dạt ra thì bỗng dưng không biết là bao nhiêu người, chắc có đến vài chục người bay vô đánh hội đồng mình.

Đánh không thương tiếc, đấm có, đá có, giựt chỏ có, lên gối có, nói chung là mọi chiêu đều xài hết. Mình thật bất ngờ, không có phản ứng gì hết. Mình cũng là con nhà võ nên là mình chỉ biết thủ những chỗ hiểm nhất của mình để họ khỏi đánh vào thôi. Sau khi họ đánh mình và đưa mình lên xe rồi thì một anh nhảy lên xe thộp cổ mình, mình mới nói là: “Anh thả tôi ra, tôi sẽ đi theo các anh. Mình là người lịch sự, mình cư xử với nhau sao cho có lịch sự.”

chúng ta lại bị đối xử như vậy sao? Nói ra thật là nghẹn ngào!

Trường Sa

Trường Sa mới lấy lá cờ dán trên ngực mình và dán vào anh đó và nói “Đây tổ quốc của anh, tôi trả cho anh”. Trường Sa có nói như vậy, nhưng mà điều Trường Sa không thể tưởng tượng được là điều mà họ đối xử với người yêu nước. Trường Sa cảm thấy mình rất là bối rối, kêu lên là người ta đối xử với người yêu nước như thế này hay sao? Trong khi đó trên thế giới người ta đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước thì được công an-cảnh sát dẫn đường cho đi. Còn chúng ta lại bị đối xử như vậy sao? Nói ra thật là nghẹn ngào!

Trong cuộc biểu tình này Trường Sa nghĩ ra là có một điều vui. Trường Sa rút ra được là không phải riêng mình mà còn rất nhiều bạn trẻ có tấm lòng yêu nước. Điều đó được thể hiện qua những người đi chung với Trường Sa, họ rất yêu nước, họ yêu bằng trái tim, họ không đánh đổi lòng yêu nước bằng bất cứ thứ giá trị về vật chất nào cả, chỉ đơn thuần là tình yêu nước. Cái buồn của Trường Sa là nhà nước đi xa nhân dân quá.

nhà nước đối xử với nhân dân bằng trái tim thì nhân dân sẵn sàng chết vì họ. Sẵn sàng, nhân dân chúng tôi sẵn sàng chết vì họ

Trường Sa
Người ta thường nói dân là gốc, vậy nhà nước xa dân có phải là đã mất gốc rồi không? Người ta nói đạo trị quốc cốt ở yên dân, thực chất là nếu mà nhà nước đối xử với nhân dân bằng trái tim thì nhân dân sẵn sàng chết vì họ. Sẵn sàng, nhân dân chúng tôi sẵn sàng chết vì họ. Nhưng tôi mong rằng những nhà lãnh đạo Việt Nam họ sử dụng cái tâm của mình, họ thức tỉnh. Đây là một thời điểm rất thuận lợi, thuận lợi cho nhà nước, cho nhân dân đứng về đất nước mà gần như họ không nhận ra điều đó. Cảm giác của tôi rất buồn, buồn lắm!

Khánh An: Quý vị và các bạn vừa nghe tâm sự của một bạn trẻ lấy tên là Trường Sa từ những điều mà bạn đã trải qua trong các lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc. Rất nhiều bạn trẻ tham gia biểu tình cho biết họ đã bị “sốc” vì những điều mắt thấy tai nghe trong khi đồng hành cũng những người khác để thể hiện lòng yêu nước.

Mời quý vị tiếp tục nghe những chia sẻ và đánh giá của các bạn về cách hành xử của chính quyền cũng như việc niềm tin của họ vào những người lãnh đạo đã bị đánh cắp như thế nào. Bây giờ Khánh An xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

Không có nhận xét nào: