Trần Việt
Trong bài tham luận tại buổi hội thảo về Chính Trị, Tôn Giáo và tình hình Việt Nam ngày 30/08/2012 tại Centre Renaissance, Montréal, Canada, bà BS Cấn Thị Bích Ngọc đã nhắc đến câu nói của một người bạn: "khi lòng dân đã quyết, không có một vũ khí nào có thể tiêu diệt được sức mạnh của cả một dân tộc" vì bà thấy câu này hay và đúng quá.
Thật vậy, câu nói nêu trên được chứng minh trong hai năm qua khi cơn bão Tự Do đã quét sạch nhiều chế độ độc tài ở Bắc Phi. Các biến cố ở Bắc Phi không những cổ vũ cho các phong trào dân chủ khắp nơi mà còn làm tăng cơ hội thành công cho các cuộc đấu tranh vì dân chủ của những dân tộc còn đang bị áp bức và ngược đãi. Khi người dân kết hợp cất tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình hay cho xã hội, cho đất nước thì đó là một sức mạnh không thể bỏ qua. Thí dụ cụ thể là các phong trào hòa bình, phong trào bảo vệ thiên nhiên, phong trảo chống năng lượng hạt nhân, phong trào đòi bình quyền cho người đồng tính luyến ái, v.v. suốt 40 năm qua ở Đức hay gần đây nhất, ban nhạc nữ Pussy Riot ở Nga từ một nhóm nhỏ ít ai biết nhưng sau khi 3 thành viên bị kết án tù đã trở nên nổi tiếng và trở thành chất keo gắn bó những tiếng nói phản đối ở Nga bất kể về một vấn đề gì. Hình thái này ở khắp nơi được gọi là "Xã Hội Dân Sự", thậm chí người ta còn coi Xã Hội Dân Sự là quyền thứ năm tiếp nối theo quyền thứ tư là báo chí.
Thế nhưng tại những nước độc tài toàn trị Xã Hội Dân Sự bị coi là kẻ thù. Tại Việt Nam, khi người dân lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình (dân oan bị cướp đất), cho xã hội (thư kêu gọi phản đối điện hạt nhân) hay cho đất nước (biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa) thì lập tức bị đàn áp bằng nhiều hình thức, từ bôi nhọ trên truyền thanh truyền hình, dùng xã hội đen trấn áp đến bỏ tù. Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay rất sợ Xã Hội Dân Sự và đã cho bồi bút viết lộn ngược dòng tiến hóa xã hội.
Mới nhất là bài báo "Xã hội dân sự" - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình của Dương Văn Cừ đăng trên báo Nhân Dân ngày 31/08/2012. Có lẽ đảng CSVN và Dương Văn Cừ sợ quá mất khôn, sợ đến độ phủ nhận cả Hiến Pháp 1946, một hiến pháp của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước khi trở thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ông Dương Văn Cừ viết: "Đáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Điều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai... Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ XHCN thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam".
Đáng chú ý là ông Cừ chỉ trích "quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây", ở chỗ này ông Cừ mất khôn đến độ bác bỏ luôn cả lời của "bác" Hồ Chí Minh đã dõng dạc tuyên bố ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9:
"Hỡi đồng bào cả nước! “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Ngoài ra, báo Tia Sáng của Bộ Khoa Học và Công Nghệ ngày 16/09/2009 trong bài "Xã hội dân sự Việt Nam" (1) cũng viết rõ:
"Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam cũng là sự kế thừa các phong trào xã hội dân sự. Trong phong trào cải cách và giải phóng dân tộc, Cụ Hồ Chí Minh trong Yêu sách gửi hội nghị Hòa bình Versailles ngày 19/06/1919, Người đã chỉ rõ những giá trị bình đẳng bác ái, không phân biệt người bản xứ và người chính quốc, quyền tự do báo chí, tự do lập hội, xây dựng nguyên tắc Nhà nước pháp quyền đó là những giá trị nền tảng của xã hội dân sự".
Báo này còn trịnh trọng đóng khung đoạn văn sau:
"Yêu sách của Hồ Chí Minh tại Hội nghị Hòa Bình Versailles năm 1919 Điều 3: Tự do báo chí, Điều 4: Tự do hội họp. Điều 5: Tự do đi lại (xuất nhập cảnh), tự do cư trú".
Bài báo viết tiếp: "Từ năm 1975 đến 1986, hầu hết các tổ chức xã hội dân sự (CSO) chính thức bị hành chính hóa, được bao cấp và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Trong cơ chế này các tổ chức CSO hầu như mất đi vai trò năng động và tự chủ của mình trong việc huy động các nguồn lực cho xã hội, cũng như đại diện cho lợi ích của các thành phần trong xã hội".
Có lẽ ông Cừ nghĩ rằng "Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được" chỉ dành cho nhân dân phương Tây chứ không phải cho mọi dân tộc kể cả dân tộc Việt Nam nên đã bác bỏ phăng lời bác Hồ của ông và gián tiếp xác nhận cho chúng ta rằng không như Tia Sáng viết, từ 1986 đến nay các tổ chức xã hội dân sự vẫn bị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Đây là một cái tát tai ngoạn mục mà báo lề đảng dành cho báo lề đảng, nhưng dễ hiểu thôi: báo Nhân Dân là báo chính thức của đảng, còn Tia Sáng là báo bộ, báo đảng cao hơn báo bộ nhiều nên có bị bạt tai cũng không được phàn nàn gì!
Ông Cừ phê bình tiếp: "Đây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp dân chủ, tư sản".
Thật lạ lùng, viết như thế ông Cừ công khai nói rằng luật pháp XHCN không có dân chủ! Dầu sao phải công nhận ông Cừ nói đúng điều này: luật pháp XHCN không có dân chủ.
Báo Nhân Dân là tiếng nói của đảng mà cho đăng một bài như thế này là một nghịch lý (trong nhiều nghịch lý như Huỳnh Ngọc Chênh đã viết trong bài "Việt Nam: Xứ sở của nghịch lý" năm 1988 (2) và Khánh Trâm tiếp nối bằng "Viết tiếp cho bài "“Việt Nam: xứ sở của nghịch lý”" (3) trong trang của Nguyễn Trọng Tạo hôm 19/8/12 vừa qua). Sự việc nghịch lý này của báo Nhân Dân chỉ có thể giải thích như sau:
Một là báo Nhân Dân hoàn toàn không hiểu hoặc hiểu sai lệch Xã hội dân sự nên đã chạy bài của Dương Văn Cừ.
Hai là báo Nhân Dân làm việc thiếu nghiêm túc, để lọt lưới bài của Dương Văn Cừ đã bị "thế lực thù địch" mua chuộc.
Ba là lãnh đạo báo Nhân Dân đã bị "thế lực thù địch" len lỏi nằm vùng, thỉnh thoảng tuôn ra một bài như thế.
Bốn là toàn bộ lãnh đạo báo Nhân Dân đã bị "thế lực thù địch" mua đứt.
Bài phê phán của Dương Văn Cừ còn nhiều điểm để phê phán nhưng người viết xin giới hạn ở đây. Hai tác giả Đào Tiến Thi và Bùi Văn Bồng đã phê phán kỹ trong bài "Tôi nghĩ đảng CSVN không chủ trương tẩy chay xã hội dân sự" (4) và "Ông Dương Văn Cừ sợ gì trong Hiến pháp 1946?" (5).
Tất cả những đánh đấm trong lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay qua việc bắt giam Bầu Kiên, chưa thấy báo lề phải nào lên tiếng cáo buộc Xã Hội Dân Sự hay thế lực thù địch đang thực hiện diễn biến hòa bình!
02/09/2012
Trần Việt
(danlambao)
Thật vậy, câu nói nêu trên được chứng minh trong hai năm qua khi cơn bão Tự Do đã quét sạch nhiều chế độ độc tài ở Bắc Phi. Các biến cố ở Bắc Phi không những cổ vũ cho các phong trào dân chủ khắp nơi mà còn làm tăng cơ hội thành công cho các cuộc đấu tranh vì dân chủ của những dân tộc còn đang bị áp bức và ngược đãi. Khi người dân kết hợp cất tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình hay cho xã hội, cho đất nước thì đó là một sức mạnh không thể bỏ qua. Thí dụ cụ thể là các phong trào hòa bình, phong trào bảo vệ thiên nhiên, phong trảo chống năng lượng hạt nhân, phong trào đòi bình quyền cho người đồng tính luyến ái, v.v. suốt 40 năm qua ở Đức hay gần đây nhất, ban nhạc nữ Pussy Riot ở Nga từ một nhóm nhỏ ít ai biết nhưng sau khi 3 thành viên bị kết án tù đã trở nên nổi tiếng và trở thành chất keo gắn bó những tiếng nói phản đối ở Nga bất kể về một vấn đề gì. Hình thái này ở khắp nơi được gọi là "Xã Hội Dân Sự", thậm chí người ta còn coi Xã Hội Dân Sự là quyền thứ năm tiếp nối theo quyền thứ tư là báo chí.
Thế nhưng tại những nước độc tài toàn trị Xã Hội Dân Sự bị coi là kẻ thù. Tại Việt Nam, khi người dân lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình (dân oan bị cướp đất), cho xã hội (thư kêu gọi phản đối điện hạt nhân) hay cho đất nước (biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa) thì lập tức bị đàn áp bằng nhiều hình thức, từ bôi nhọ trên truyền thanh truyền hình, dùng xã hội đen trấn áp đến bỏ tù. Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay rất sợ Xã Hội Dân Sự và đã cho bồi bút viết lộn ngược dòng tiến hóa xã hội.
Mới nhất là bài báo "Xã hội dân sự" - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình của Dương Văn Cừ đăng trên báo Nhân Dân ngày 31/08/2012. Có lẽ đảng CSVN và Dương Văn Cừ sợ quá mất khôn, sợ đến độ phủ nhận cả Hiến Pháp 1946, một hiến pháp của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước khi trở thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ông Dương Văn Cừ viết: "Đáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Điều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai... Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ XHCN thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam".
Đáng chú ý là ông Cừ chỉ trích "quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây", ở chỗ này ông Cừ mất khôn đến độ bác bỏ luôn cả lời của "bác" Hồ Chí Minh đã dõng dạc tuyên bố ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9:
"Hỡi đồng bào cả nước! “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Ngoài ra, báo Tia Sáng của Bộ Khoa Học và Công Nghệ ngày 16/09/2009 trong bài "Xã hội dân sự Việt Nam" (1) cũng viết rõ:
"Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam cũng là sự kế thừa các phong trào xã hội dân sự. Trong phong trào cải cách và giải phóng dân tộc, Cụ Hồ Chí Minh trong Yêu sách gửi hội nghị Hòa bình Versailles ngày 19/06/1919, Người đã chỉ rõ những giá trị bình đẳng bác ái, không phân biệt người bản xứ và người chính quốc, quyền tự do báo chí, tự do lập hội, xây dựng nguyên tắc Nhà nước pháp quyền đó là những giá trị nền tảng của xã hội dân sự".
Báo này còn trịnh trọng đóng khung đoạn văn sau:
"Yêu sách của Hồ Chí Minh tại Hội nghị Hòa Bình Versailles năm 1919 Điều 3: Tự do báo chí, Điều 4: Tự do hội họp. Điều 5: Tự do đi lại (xuất nhập cảnh), tự do cư trú".
Bài báo viết tiếp: "Từ năm 1975 đến 1986, hầu hết các tổ chức xã hội dân sự (CSO) chính thức bị hành chính hóa, được bao cấp và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Trong cơ chế này các tổ chức CSO hầu như mất đi vai trò năng động và tự chủ của mình trong việc huy động các nguồn lực cho xã hội, cũng như đại diện cho lợi ích của các thành phần trong xã hội".
Có lẽ ông Cừ nghĩ rằng "Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được" chỉ dành cho nhân dân phương Tây chứ không phải cho mọi dân tộc kể cả dân tộc Việt Nam nên đã bác bỏ phăng lời bác Hồ của ông và gián tiếp xác nhận cho chúng ta rằng không như Tia Sáng viết, từ 1986 đến nay các tổ chức xã hội dân sự vẫn bị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Đây là một cái tát tai ngoạn mục mà báo lề đảng dành cho báo lề đảng, nhưng dễ hiểu thôi: báo Nhân Dân là báo chính thức của đảng, còn Tia Sáng là báo bộ, báo đảng cao hơn báo bộ nhiều nên có bị bạt tai cũng không được phàn nàn gì!
Ông Cừ phê bình tiếp: "Đây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp dân chủ, tư sản".
Thật lạ lùng, viết như thế ông Cừ công khai nói rằng luật pháp XHCN không có dân chủ! Dầu sao phải công nhận ông Cừ nói đúng điều này: luật pháp XHCN không có dân chủ.
Báo Nhân Dân là tiếng nói của đảng mà cho đăng một bài như thế này là một nghịch lý (trong nhiều nghịch lý như Huỳnh Ngọc Chênh đã viết trong bài "Việt Nam: Xứ sở của nghịch lý" năm 1988 (2) và Khánh Trâm tiếp nối bằng "Viết tiếp cho bài "“Việt Nam: xứ sở của nghịch lý”" (3) trong trang của Nguyễn Trọng Tạo hôm 19/8/12 vừa qua). Sự việc nghịch lý này của báo Nhân Dân chỉ có thể giải thích như sau:
Một là báo Nhân Dân hoàn toàn không hiểu hoặc hiểu sai lệch Xã hội dân sự nên đã chạy bài của Dương Văn Cừ.
Hai là báo Nhân Dân làm việc thiếu nghiêm túc, để lọt lưới bài của Dương Văn Cừ đã bị "thế lực thù địch" mua chuộc.
Ba là lãnh đạo báo Nhân Dân đã bị "thế lực thù địch" len lỏi nằm vùng, thỉnh thoảng tuôn ra một bài như thế.
Bốn là toàn bộ lãnh đạo báo Nhân Dân đã bị "thế lực thù địch" mua đứt.
Bài phê phán của Dương Văn Cừ còn nhiều điểm để phê phán nhưng người viết xin giới hạn ở đây. Hai tác giả Đào Tiến Thi và Bùi Văn Bồng đã phê phán kỹ trong bài "Tôi nghĩ đảng CSVN không chủ trương tẩy chay xã hội dân sự" (4) và "Ông Dương Văn Cừ sợ gì trong Hiến pháp 1946?" (5).
Tất cả những đánh đấm trong lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay qua việc bắt giam Bầu Kiên, chưa thấy báo lề phải nào lên tiếng cáo buộc Xã Hội Dân Sự hay thế lực thù địch đang thực hiện diễn biến hòa bình!
02/09/2012
Trần Việt
(danlambao)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét