Pages

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Kinh tế VN: Bắt bớ có là giải pháp?



Vụ "Bầu Kiên" bị bắt được đề cập tới trên báo chí nước ngoài trong những ngày qua.
Khó khăn và bất ổn kinh tế của Việt Nam là chủ đề báo chí nước ngoài tập trung phân tích qua một loạt bài báo từ ngày 10 tới 15 tháng Chín. BBC điểm lại một số bài đáng chú ‎ý.

Bài báo dẫn chiếu các vụ bắt giữ doanh nhân (Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải) để nhận định “giai thoại này nhắc nhở các nhà đầu tư rằng sau nhiều năm quản l‎ý lỏng lẻo và cho vay vô độ, các ngân hàng của Việt Nam bị khánh kiệt; và rằng tham nhũng và lãng phí đã ăn sâu vào nền kinh tế.
Tạp chí của Anh có uy tín ngày 15/09 nhận định nền kinh tế Việt Nam có thể còn bấp bênh hơn nữa với triển vọng thiếu sáng sủa trong nỗ lực cải cách có thực chất.

Thực ra đó là thực trạng “ai cũng biết” nhưng trong những năm hưng thịnh (tăng trưởng 8%, đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều) thì chẳng mấy ai quan tâm.
Nay với tăng trưởng chậm lại, doanh nghiệp nợ nần nhiều và cạnh tranh từ những nước như Campuchia, Indonesia và Miến Điện thì các vấn đề lại càng trở nên nguy hiểm hơn.
Bài báo đề cập tới thực trạng nợ xấu lên tới 10%, là mức gấp đôi số chính phủ đưa ra không lâu trước đó, và mô tả điều họ gọi là “số nợ xấu thực có thể gấp hai hoặc ba lần”.
Những vụ bắt bớ doanh nhân như “Bầu Kiên” và cả lãnh đạo các tập đoàn lớn của nhà nước (Vinashin, Vinalines) được đánh giá theo các góc nhìn khác nhau.
Một nhà đầu tư nước ngoài theo hướng dài hạn ở Việt Nam biện luận vụ bắt ông Kiên "nhìn chung là cần thiết và tích cực", kể như là chỉ dấu cho thấy nỗ lực chống tham nhũng đang có đà.
Tuy nhiên các nhà phân tích khác lại hoài nghi hơn với biện luận rằng các vụ bắt giữ thiếu hương vị của nỗ lực chống tham nhũng và nặng mùi đấu đá quyền lực ở thượng tầng của Đảng, điển hình là giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang.
"Nếu chủ ngân hàng mà là bạn với giới chóp bu thì việc thực hiện cải cách sẽ khó"
Giáo sư Carl Thayer
Hãng thông tấn Hoa Kỳ chạy bài ngày 11/09 mở đầu với thực trạng khó khăn về xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam do nhu cầu giảm tại các thị trường Âu Mỹ.
Đầu tư của nước ngoài giảm 34% so với cùng giai đoạn vào năm ngoái vì bất ổn kinh tế, hạ tầng kém và giá nhân công tăng.
Các vấn đề hiện nay bắt nguồn từ giai đoạn chính phủ bơm vốn cho khối doanh nghiệp nhà nước giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Nhiều tập đoàn, có lãnh đạo là quan chức móc nối chặt chẽ với chính trị gia, đã nhảy sang các mảng kinh doanh họ có ít kinh nghiệm và đầu cơ vào bất động sản và kéo theo việc nổ bong bóng.
"Người ta có tách được ảnh hưởng chính trị khỏi kinh tế hay không? Cho tới lúc làm được việc đó thì người ta không thể cải cách được”, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam được AP dẫn lời.
"Đó là cách nhìn bi quan, nhưng nếu chủ ngân hàng mà là bạn với giới chóp bu thì việc thực hiện cải cách sẽ khó”, ông Thayer nói thêm.
Một số nhà phân tích liên hệ khó khăn kinh tế với đấu đá nội bộ cấp cao.
Báo này ngày 10/09 có bài cảnh báo Việt Nam đối diện nhiệm vụ khẩn thiết: khắc phục yếu kém trong hệ thống ngân hàng bằng không sẽ phải chứng kiến việc Việt Nam tụt hậu so với các nước láng giềng có tăng trưởng mạnh hơn.
Nợ xấu sau khủng hoảng tài chính đã kìm hãm tăng trưởng và khiến các ngân hàng bị lao đao và miễn cưỡng cho vay.
Mặc dù Việt Nam trấn an dự luận trong tuần qua rằng Hà Nội không cần nhờ cậy tới IMF cứu trợ tài chính, báo này nói IMF và các tổ chức quốc tế khác đã và đang tư vấn cho Việt Nam làm cách nào để đưa ra gói giải cứu tài chính từ nguồn nội địa nhằm củng cố lại hệ thống ngân hàng.
Trong báo cáo mới nhất của mình IMF nói Hà Nội “cần có hành động nhanh và toàn diện”.
“Các kinh tế gia cảnh báo Việt Nam đang vướng vào vòng xoáy nguy hiểm ở chỗ ngân hàng, vì bị đọng nợ xấu, không muốn cho vay, khiến các doanh nghiệp khó có vốn làm ăn. Điều này làm chậm tăng trưởng, kéo theo thực tế là các doanh nghiệp không thể trả được nợ cũ, và kết quả là khu vực ngân hàng lại càng yếu”.
Bài báo đặt ra nhiều câu hỏi liên quan tới nỗ lực tái cấu trúc ngân hàng của Việt Nam trong đó có thực trạng thiếu chuyên môn điều hành hệ thống ngân hàng hiện đại cũng như đề xuất chưa rõ ràng về việc cho ngân hàng nước ngoài tăng cổ phần tại các ngân hàng Việt Nam.
Lạm phát giảm trong những tháng qua.
Báo mạng ngày ngày 13/09 có bài bình luận về thách thức kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn họ mô tả là đầy sóng gió.
Bài báo dẫn chiếu chỉ số lạm phát (từng cao hơn 20%), chỉ số chứng khoán sụt giảm, đồng tiền mất giá chỉ là vài trong số các vấn đề có tính yếu kém về mặt cấu trúc nền kinh tế.
Những yếu kém này bao gồm việc phân bổ tín dụng không hợp l‎ý cho các doanh nghiệp nhà nước sử dụng không có hiệu quả, bơm tín dụng thả phanh đã gây ra bong bóng bất động sản, bất ổn xã hội sau các vụ cưỡng chế thu đất, khoảng cách giàu nghèo tăng và kéo theo ngày càng có thêm chỉ trích nhắm vào quan chức chính phủ và đại gia tham nhũng cũng như thực trạng đặc quyền đặc lợi của “con ông cháu cha”.
Nỗ lực cải cách không dễ, đặc biệt là những đại gia có tầm ảnh hưởng lớn đều có quyền lợi ăn sâu trong hệ thống hiện nay.
Vụ bắt giữ “Bầu Kiên”, được báo này đánh giá là Việt Nam cũng chẳng khác gì các nước khác ở chỗ chính trị và kinh tế chẳng bao giờ tách nhau được.
Trước đó vào hôm 11/09 cũng chính báo này chạy bài với tựa “Việt Nam sẽ là Hy Lạp ở Đông Nam Á?”

Không có nhận xét nào: