Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng chỉ trích các bản án tù mà họ coi là 'nghiệt ngã' đối với các blogger ở Việt Nam.
Nhiều tổ chức và cây viết khác cũng lên tiếng chỉ trích cách hành xử của chính quyền Hà Nội.
Cao ủy trưởng Cao ủy nhân quyền Navi Pillay được dẫn lời nói hôm 25/9:Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 24/9 đã kết án blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải 12 năm tù, bà Tạ Phong Tần, chủ blog 'Công lý & Sự thật', 10 năm tù và blogger Anh Ba Sài Gòn, tức Phan Thanh Hải, bốn năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước.
"Án tù nghiệt ngã đối với các blogger là bằng chứng về sự hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt ở Việt Nam.
"Các bản án hôm thứ Hai là diễn tiến đáng buồn gây phương hại tới cam kết Việt Nam đã đưa ra với quốc tế...để bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do biểu đạt," bà Pillay nói.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc cũng nói thêm Việt Nam đã tái cam kết bảo vệ quyền tự do biểu đạt trong Quy trình đánh giá định kỳ tổng thể của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi năm 2009.
'Trá hình' và 'bất công'
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói họ phẫn nộ trước việc Việt Nam kết án ba blogger vì điều mà Hà Nội gọi là "tuyên truyền chống nhà nước".
Reporters Sans Frontieres (RSF) cũng coi phiên tòa xử ba bloggers ở Việt Nam là 'trá hình" và các bản án là 'bất công'.
"Chính quyền đang cố gây ảnh hưởng lớn và khuyến khích tự kiểm duyệt bằng cách đưa ra những bản án nêu gương," RSF nói.
"Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị kết án hết sức nặng so với các bản án tương tự được đưa ra trong những tháng gần đây."
Tổ chức bảo vệ các cây viết trên toàn thế giới nói họ cũng "kinh sợ" trước cách chính quyền hành hạ thân nhân của các nạn nhân.
Cảnh sát và lực lượng an ninh bị tố cáo ngăn cản một số người tham dự phiên tòa.
Vợ cũ của blogger Điếu Cày, Dương Thị Tân và con trai đã bị bắt trong ngày diễn ra phiên xử.
BấmRSF nói hai người em của bà Tạ Phong Tần, Tạ Khởi Phụng và Tạ Minh Tú cũng bị bắt cùng một số blogger khác.
Phóng viên Không Biên giới nhắc lại rằng Việt Nam nằm trong danh sách "Kẻ thù của Internet" do tổ chức này đưa ra và là nước tống giam nhiều blogger và những người bất đồng chính kiến trên mạng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Iran.
RSF nói hiện 19 người đang bị giam giữ vì tự do bày tỏ ý kiến trên mạng.
'Sự tụt hậu mới'
Trong 24 giờ sau phiên xử, một loạt các chính phủ, tổ chức và cây viết đã bình luận về các bản án cho những người mà coi là chỉ bày tỏ ý kiến cá nhân một cách hòa bình.
Cây bút Mark McDonald, người từng là phóng viên thường trú của San Jose Mercury News ở Việt Nam, viết cho tờ International Herald Tribute:
"Việt Nam có vẻ đang chạy đua với Trung Quốc xuống đáy của bảng xếp hạng tự do báo chí của Phóng viên Không Biên giới: Trong bảng xếp hạng 179 nước của họ, Việt Nam đứng thứ 172 và Trung Quốc thứ 174."
Mark McDonald viết cho International Herald Tribune
"Việt Nam có vẻ đang chạy đua với Trung Quốc xuống đáy của bảng xếp hạng tự do báo chí của Phóng viên Không Biên giới: Trong bảng xếp hạng 179 nước của họ, Việt Nam đứng thứ 172 và Trung Quốc thứ 174. (Eritrea và Bắc Hàn đứng cuối cùng.)"
Mark McDonald dẫn lời ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp tại Đông Nam Á của Tổ chức Bảo vệ Nhà báo nói: "Bản án hôm nay, vốn áp đặt cho ba nhà báo mạng chỉ bày tỏ ý kiến chỉ chích, đánh dấu sự tụt hậu mới cho tự do báo chí ở Việt Nam.
"Chúng tôi kêu gọi các cơ quan tư pháp đảo ngược việc kết án và các bản án tàn bạo và đề nghị chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cải cách các luật lệ hà khắc cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về tự do biểu đạt."
Phản ứng trước việc kết án, Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền -Human Rights Watch - Brad Adams nói tội mà Việt Nam cáo buộc các bloggers chính là đưa những tin mà chính quyền Việt Nam không muốn người dân đọc.
Còn Ân xá Quốc tế - Amnesty International -coi ba bloggers là các "tù nhân lương tâm" và các bản án đối với họ là "gây sốc".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét