Pages

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Liệu có khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam?


Thực trạng một nền kinh tế với các khoản nợ xấu ngân hàng chồng chất, bất động sản đóng băng và nhất là niềm tin của người dân và các nhà đầu tư nước ngoài giảm sút trước sự bất ổn của Chính phủ Việt Nam, nhiều lời đồn đoán rằng Việt Nam sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế.

RFA file
Các ngân hàng tại Việt Nam (minh hoạ)
Nguyên nhân
Ngay sau vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt trong giới ngân hàng Việt Nam, như giọt nước làm tràn ly, nhiều nhà bình luận cả trong nước lẫn quốc tế cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn hiện tại của Việt Nam chính là do sự bất ổn chính trị.

Ngay trong bản tin hôm 27/8, AFP với tiêu đề “tranh đoạt quyền lực trên con thuyền kinh tế chơi vơi” trích nguồn từ bài viết của công ty Stratfor nhận định rằng vụ bắt giữ ông Kiên cho thấy có một “cuộc tranh giành quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng” và rằng “mối quan ngại to lớn hơn nằm ở nguy cơ bất ổn chính trị… việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên có thể mang ý nghĩa của sự bất hòa ngày càng gia tăng giữa những nhân vật ở thượng tầng và các phe phái chính trị.”
Đồng thời, bản tin AFP cũng trích lời một cựu đại biểu quốc hội Việt Nam rằng “chưa bao giờ xã hội Việt Nam đối diện với nhiều chuyển biến đến thế, những chuyển biến làm yếu đi nền lãnh đạo của đảng Cộng Sản và đe dọa toàn bộ chế độ chính trị.”
Theo quy luật sự ổn định về mặt chính trị luôn là nhân tố chủ chốt bao trùm lại toàn bộ đời sống xã hội, kinh tế, phúc lợi… của một quốc gia, khi có sự đấu đá trong hàng ngũ lãnh đạo, thì đó cũng là lúc cả xã hội và nền kinh tế dù trực tiếp hay gián tiếp, thông qua các chính sách vĩ mô cũng sẽ phải hứng chịu những hệ lụy không thể tránh khỏi. Và điều
Ông Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt trong giới ngân hàng Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt trong giới ngân hàng Việt Nam. AFP
này được minh chứng khá rõ tại Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên, mà hàng loạt những vụ bê bối về kinh tế lớn ở Việt Nam thời gian qua đều xuất phát hoặc có dính dáng tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, châm ngòi là vụ Vinashin và đỉnh điểm là vụ bắt giữ bầu Kiên, khiến hàng loạt các trang blogs trong nước cũng như các tổ chức truyền thông nước ngoài có chung nhận định khi sự tập trung quyền hành quá lớn vào tay một người là Thủ tướng, cộng với sự bất đồng trong hàng ngũ chóp bu, thì phần chìm của tảng băng đã bị mang ra “hành quyết.”
Và điều gì đến sẽ phải đến, đó là “khủng hoảng lòng tin” của người dân vào sự ổn định chính trị bị lung lay, nhận xét về điều này, T.S Vũ Ngọc Xuân, giảng viên chính khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết:
"Nghiêm trọng nhất là khủng hoảng niềm tin, vừa rồi một số vụ liên quan đến vụ bắt giữ một số nhân vật được cho là đại gia trong lĩnh vực ngân hàng ảnh hưởng tới tâm lý thị trường.
Ở Việt Nam hay tuân theo tin đồn, gần đây một số tin đồn xuất hiện trên blogs, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào ổn định chính trị, một số tin đồn liên quan đến việc đấu đá chính trị cấp cao, ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tài chính."
Theo T.S Xuân phân tích, hệ thống tài chính, nơi cung cấp tiền bạc và tín dụng cho nền kinh tế bị xáo trộn, người dân dồn dập rút tiền khỏi ngân hàng và chuyển những khoản tiết kiệm này sang kênh vàng, không đầu tư hay tiết kiệm nữa.
Điều nguy hiểm là, trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng tăng cao chưa có thuốc chữa, ngân hàng thiếu tính thanh khoản, thì cùng lúc dòng vốn lại bị người dân rút khỏi “huyết mạch” kinh tế, khi không đủ vốn thì hàng loạt ngân hàng lại quay sang rút tiền khỏi các công ty đầu tư chứng khoán.
Và cái vòng luẩn quẩn thiếu vốn, thiếu tiền cộng với các khoản nợ xấu, đang biến hệ thống ngân hàng, tài chính Việt Nam vốn đang ở thời kỳ cực thịnh chỉ một vài năm trước, nay bước vào “ cơn bĩ cực.”
Nghiêm trọng nhất là khủng hoảng niềm tin, vừa rồi một số vụ liên quan đến vụ bắt giữ một số nhân vật được cho là đại gia trong lĩnh vực ngân hàng ảnh hưởng tới tâm lý thị trường
TS Vũ Ngọc Xuân

Dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng

Thời kỳ “cực thịnh” kia của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, khiến người ta liên tưởng lại giai đoạn tín dụng được Việt Nam bơm ra ào ạt.
Trong bản tin của AFP hôm 27/8 nhận xét rằng, sau khi mở cửa kinh tế, quyền lực chuyển dần từ Đảng Cộng Sản sang tay Chính phủ, mà cụ thể là vào tay của Thủ tướng Dũng khi ông lên nắm quyền năm 2006.
Trong thời kỳ sung mãn, bằng mọi giá để đánh đổi lấy sự tăng trưởng, tín dụng đã được bơm ra mạnh mẽ, khiến kinh tế Việt Nam liên tục được ca ngợi như một hình mẫu của sự tăng trưởng với hơn 7%.
Nhưng rồi, giờ đây khi mất đi đà tăng trưởng, người ta mới thấy rõ những mặt tiêu cực trong chính sách phát triển quá nóng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tại Việt Nam không chỉ đến từ rủi
Các Tập đoàn cột trụ của kinh tế quốc gia.
Các Tập đoàn cột trụ của kinh tế quốc gia.RFA file
ro của hệ thống tài chính mà nó còn được thể hiện ở dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm, tính đến đầu tháng 8, nguồn vốn trực tiếp đã giảm đến hơn 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài những lý do như bất ổn kinh tế, cơ sở hạ tầng yếu kém hay tiền lương nhân công tăng cao thì sự bất ổn trong đời sống xã hội tại Việt Nam cũng là một nguyên nhân. Tiếp tục phân tích, T.S Vũ Ngọc Xuân nói tiếp:
"Mối lo ngại nhất của các nhà đầu tư là sự bất ổn liên quan đến chính trị, vấn đề chính trị ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế.
Bây giờ hầu hết mọi người là nghe ngóng thông tin xem có vấn đề gì không, có nhiều đồn đoán đến có sự can thiệp chính trị từ bên ngoài, vấn đề Biển Đông cũng gây sự chú ý lớn của dư luận trong nước, người ta lo ngại một cuộc chiến tranh trên Biển Đông chẳng hạn, những điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, họ không an tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam."
Mối lo ngại nhất của các nhà đầu tư là sự bất ổn liên quan đến chính trị, vấn đề chính trị ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế
TS Vũ Ngọc Xuân
Trên cả 2 khía cạnh, sức mạnh nội tại của nền kinh tế (hệ thống tài chính ngân hàng) lẫn những động lực bên ngoài để kích thích sự tăng trưởng (dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), Việt Nam đều đang đối mặt với nhiều trở ngại ít nhiều có liên quan đến bất ổn và chia rẽ bè phái trong tầng lớp chính trị tại Việt Nam.
Tuy nhiên, với câu hỏi nguyên nhân nào dẫn tới những tiềm ẩn bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay, T.S Ngô Trí Long, một chuyên gia tài chính trả lời khái quát rằng:
"Hiện nay Việt Nam căn bệnh gọi là trầm kha rất cố hữu mà ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô là năng suất, chất lượng hiệu quả còn rất thấp, tham nhũng chưa triệt được tận gốc, những tiềm năng bất ổn kinh tế vĩ mô rất lớn".
Một trong ba lý do lớn dẫn tới sự bất ổn kinh tế Việt Nam mà T.S Ngô Trí Long nhận xét đó chính là vấn đề tham nhũng. Điều này cũng giải thích tại sao trong Nghị quyết TW Đảng lần thứ 4, vấn đề tham nhũng được đặt lên làm trọng tâm đối với hơn 3 triệu đảng viên tại Việt Nam.
Nhắc đến đây, làm chúng tôi nhớ lại lời G.S Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia nhận định “chủ tịch nước Sang và Tổng Bí thư Trọng đang lặp đi lặp lại một điệp khúc cũ nhưng chính xác rằng tham nhũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với tính chính danh của chế độ độc đảng ở Việt Nam.”
Hơn nữa, ông Thayer còn nói thêm “một trận tranh đấu phe phái đã bắt đầu” và “trận địa chính là cải cách kinh tế bao gồm khu vực nhà nước và khu vực ngân hàng và triệt tiêu tình trạng tham nhũng ở mức độ lớn đã ăn sâu vào hệ thống chính trị.”
Phải chăng với một sự bất ổn chính trị, đấu đá phe cánh đến hồi cao trào cộng với sự bất bình của công chúng đối với các quan chức tham nhũng đang là nguyên nhân châm ngòi nổ có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam.
Trong phần sau của loạt bài này, chúng tôi sẽ gửi tới quý vị ý kiến của các chuyên gia về dự đoán này.

Không có nhận xét nào: