Pages

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Ấn Độ tăng cường quân bị ngăn TQ

Trong bối cảnh Ấn Độ tăng cường quân bị và sắp có cuộc tập trận hải quân Milan cuối tuần này, mời quý vị đọc bài của Nirmala George, hãng thông tấn AP mà BBC Tiếng Việt lược dịch:
Hải quân Ấn Độ diễn tập
Ấn Độ đang tăng trang bị và hiện đại hóa hải quân
Ấn Độ và Trung Quốc có một lịch sử căng thẳng lâu dài, từ cuộc chiến biên giới năm 1962, và Dehli cũng lo ngại nhìn Trung Quốc tăng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đã bỏ tiền vào xây dựng cảng biển ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar để bao vây Ấn Độ.
Gần đây Bắc Kinh cũng có nỗ lực tiếp cận các cơ sở trên đảo Seychelles khiến Dehli vội mở lại quan hệ với đảo quốc trên Ấn Độ Dương, nằm về phía Tây bờ biển của Ấn.

Với các hợp đồng mua vũ khí hàng chục tỷ đô la, Ấn Độ nay đã khởi động kế hoạch chống lại điều họ cho là xâm nhập hung hăng của nước láng giềng Trung Quốc vào khu vực lâu nay do Ấn Độ thống lĩnh.
Ông James Clapper, giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ, nói với Thượng viện tuần trước.
“Quân đội Ấn Độ đang tăng cường lực lượng để chuẩn bị cho một trận chiến tầm hạn chế dọc đường biên giới tranh chấp và nhằm cân bằng sức mạnh của Trung Quốc ngoài Ấn Độ Dương,”
Biên giới chưa yên
Ấn Độ đã lập ra các sư đoàn bộ binh sơn cước mới và có kế hoạch lập một lực lượng tấn công để chống lại xâm lăng từ Trung Quốc.
"Gần đây có cách hiểu tại Ấn Độ rằng Trung Quốc mới là mối đe dọa thực sự trong tương lai"
Chừng 36 nghìn quân trong các sư đoàn của Ấn Độ đã được triển khai tại vùng Arunda Pradesh tranh chấp với Trung Quốc.
Dù đã có 15 vòng đàm phán, biên giới hai nước vẫn chưa được hoạch định, và tuần tra hai bên vẫn thường xuyên đối mặt nhau.
Giới phân tích cho rằng dù khả năng xảy ra xung đột giữa hai nước khổng lồ châu Á là rất xa, nhưng không thể loại trừ một xung đột ngắn tại Himalayas.
Thiếu tướng hồi hưu Gurmeet Kanwal, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh trên bộ ở Delhi nói rằng trong vòng mấy năm qua, “Trung Quốc đã tăng cường khả năng tác chiến tại khu vực tranh chấp”.
Nay, một số người ở Ấn Độ còn tin rằng chống lại Trung Quốc là ưu tiên trên cả việc kiểm soát đối thủ lâu đời là Pakistan.
Quân sơn cước của Ấn Độ tại Kashmir ở vùng núi Himalayas
Ông Kanwal nói: “Gần đây có cách hiểu tại Ấn Độ rằng Trung Quốc mới là mối đe dọa thực sự trong tương lai.”
Để cạnh tranh, Ấn Độ đã bắt đầu hiện đại hóa các lực lượng quân sự và thay dần các loại vũ khí cũ kỹ, thường từ thời Liên Xô.
Ấn Độ đang đặt hàng mua phi cơ chiến đấu, tàu tuần dương, trực thăng và súng đạn.
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình ở Stockholm thì Ấn Độ mua tới 9% toàn bộ các loại vũ khí xuất nhập khẩu trên thế giới năm 2010.
Chỉ trong tuần qua, đơn đặt hàng của Ấn Độ gồm 126 chiến đấu cơ do Dassault của Pháp sản xuất, trị giá ban đầu ước tính bằng 11 tỷ đô la.
Nhưng chi phí cho các loại vũ khí dùng trên phi cơ, công nghệ được chuyển giao và tiền bảo trì và phụ phí khác có thể khiến tổng số giá bán lên gấp đôi.
Cũng tuần qua, Ấn Độ đã nhận quyền chỉ huy tại cảng Vladivostok tàu ngầm hạt nhân Nerpa của Nga và được đổi tên thành tàu INS Chakra-II.
Nhờ thế, nay Ấn Độ có mặt trong nhóm quốc gia ‘ưu tú’ có tàu ngầm nguyên tử, bên cạnh Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Anh và Trung Quốc.
Tàu Chakra-II được thuê từ Nga trong vòng 10 năm với giá 1 tỷ đô la, sẽ được Ấn Độ đưa vào sử dụng từ tháng 3 năm nay.
Cuối năm nay, Ấn Độ cũng sẽ nhận một hàng không mẫu hạm sửa lại từ mẫu thời Liên Xô.
Ngoài ra là sáu chiếc tàu ngầm Scorpene được làm tại Ấn Độ theo cấp phép từ Pháp, với 5 tỷ đô la sẽ đem vào sử dụng từ 2015, chậm hơn kế hoạch ba năm, theo lời Bộ trưởng quốc phòng A.K. Antony.
Nhưng nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Ấn Độ bị phê phán là chậm, như lời ông Rajeswari Pillai Rajagopalan, nhà phân tích tại Quỹ mang tên ‘Observer Research Foundation’ ở Tân Dehli.
Phi cơ của hãng Dassault, Pháp sản xuất tại căn cứ ở Bangalore, Ấn Độ

Liên kết Đông Á
Một số chuyên gia quân sự của Ấn Độ còn phàn nàn rằng đất nước làm chưa đủ để nâng cấp quân lực nhằm thích ứng với tham vọng cường quốc khu vực.
Tướng không quân đã hồi hưu Kapil Kak từ trung tâm Nghiên cứu Không quân ở Tân Dehli nói:
“Không phải chỉ là Trung Quốc đang đi lên, mà Ấn Độ cũng vậy và xu thế này sẽ còn trong những năm tới.”
Ấn Độ có thể đang xem xét các động thái của Trung Quốc với những nước láng giềng với lo ngại nhưng chính Ấn Độ cũng vươn ra các nước Đông và Đông Nam Á ngay ở vùng sân sau của Trung Quốc.
Ấn Độ đã ký đối tác chiến lược với Việt Nam và giúp Hà Nội tăng khả năng quốc phòng.
Thủ tướng Manmohan Singh đang tích cực theo đuổi chính sách ‘Nhìn về phía Đông’ và liên kết với cả các lãnh đạo Nam Hàn, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và Thái Lan cùng những nước khác.
Chính sách này đem lại một loạt chuyến thăm cao cấp đến Ấn Độ, tăng hợp tác kinh tế và thương mại.
Nay, cuộc cạnh tranh Trung Quốc và Ấn Độ lại hiển hiện rõ hơn cả tại Miến Điện, nơi cả hai khổng lồ đói năng lượng đang giành lối vào nguồn khí đốt.
Ấn Độ cũng thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận trong vùng gồm một cuộc diễn tập hải quân cuối tuần này với 14 nước châu Á tham gia nhưng không có mời Trung Quốc và Pakistan…

Không có nhận xét nào: