Pages

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Việt Nam tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ với Mỹ, Trung


William Choong/The Straits Times.
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Trong cuốn sách mới nhất của Hugh White, "Sự lựa chọn Trung Quốc: Tại sao Mỹ nên chia sẻ quyền lực", vị giáo sư người Úc này lập luận rằng, vì lợi ích hòa bình trong khu vực, Hoa Kỳ và Trung Quốc nên chia nhỏ châu Á ra. Tác giả, người cũng là một cựu quan chức về quốc phòng đặc biệt còn nhấn mạnh rằng Mỹ nên xem xét việc nhường Đông Dương cho Trung Quốc.
Không chỉ riêng với Việt Nam, đất nước từng có lịch sử tan nát bởi Trung Quốc, lập luận đó đã gây một cơn đông máu trên khắp khu vực.
Nhưng nếu đồng ý với quan điểm của nhà hiện thực cứng đầu này, người ta có thể lập luận rằng việc Việt Nam bị sát nhập vào không gian ảnh hưởng của Trung Quốc chẳng phải là điều không thuận lợi. Nói cho cùng, Trung Quốc từng đô hộ Việt Nam bốn lần giữa thế kỷ đầu tiên và thế kỷ 15.
Trong chiến tranh Việt Nam vào cuối những năm 1960, cộng sản Trung Quốc đã đổ viện trợ quân sự và kinh tế vào phía Bắc Việt Nam khi họ chiến đấu chống Mỹ, lãnh tụ hai nưóc đều cùng mô tả mối quan hệ của họ như "môi và răng."

Tuy nhiên, lời tuyên bố "môi và răng" ấy đã trở thành một ca bệnh viêm lợi và sâu răng nghiêm trọng. Năm 1971, việc lập lại quan hệ với Washington của Bắc Kinh là khúc dạo đầu cho cuộc đụng độ biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1979.
Năm 1988, hai nước dành nhau bãi đá gạc Ma trong quần đảo Trường Sa. Mối oán hận ấy vẫn còn đến tận nay, khi Hà Nội và Bắc Kinh tiếp tục xô xát nhau về lãnh thổ ở Biển Đông.
Do đó, không ngạc nhiên khi hiện nay mối quan hệ giữa Trung Quốc-Việt Nam là phức tạp. Như Tim Huxley, Giám đốc chi nhánh châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London từng diễn tả, Việt Nam đã trải qua một thiên niên kỷ chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc sẽ tương đương với việc "bắt đầu một cuộc chiến tranh", ông nói thêm.
Cựu ký giả Robert Templer của hãng thông tấn AFP, trong cuốn "Shadows and Wind" năm 1999 của ông cũng nhận xét như vậy, khi nói rằng "đa phần nổi bật" trong lịch sử chính thức của Việt Nam luôn luôn là những đề kháng với Trung Quốc.
Ông trích dẫn ví dụ về Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo ngưỡng mộ Trung Quốc của Việt Nam, người từng được hưỏng những ngày nghỉ ngơi ở Trung Quốc. Vào năm 1945, khi được hỏi liệu việc chịu dưới trướng Tưởng Giới Thạch sẽ tốt hơn hay chịu để ngưòi Pháp trở lại Việt Nam ? ông Hồ đã trả lời một câu nổi tiếng rằng ông "thà chịu ngửi cứt Tây 5 năm, còn hơn phải ăn cứt Tàu suốt đời".
Nhưng khi phải đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng của quyền lực Trung Quốc, Việt Nam vẫn không từ bỏ những kế hoạch về địa chính trị.
Như nhiều nước châu Á, Việt Nam đã theo đuổi một chiến lược ngoại giao nặng về tham gia nhưng "không lựa chọn" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hà Nội đã hiển thị một số biểu hiện như thể đoàn kết với Bắc Kinh. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, hai bên đã có các cơ chế mạnh mẽ để quản lý mối quan hệ của họ, với việc trao đổi hơn 100 đoàn đại biểu hàng năm. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Việt Nam cũng đã tìm cách sửa chữa và xây dựng mối quan hệ với Hoa Kỳ như một chiến lược bảo hiểm cho việc chống lại Trung Quốc. Việt Nam đã cho phép tàu hải quân Mỹ viếng các hải cảng của mình. Trong tháng sáu vừa qua, Việt Nam đã tổ chức chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến đất nước, báo hiệu mối quan hệ đã đạt đến một cấp độ mới.
Tuy nhiên, việc tham gia với cả Trung Quốc và Mỹ đều có giới hạn của nó. Nói cho cùng, Việt Nam đã có mối ngờ vực người Trung Quốc từ cả một thiên niên kỷ của lịch sử, và người Mỹ sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam sưng tấy.
Đấy là khi nền tảng thứ hai trong chiến lược của Hà Nội được đưa ra - quấn quyện vào nhau.
Bằng cách khóa Trung Quốc vào một mạng lưới các tổ chức khu vực như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) - Việt Nam hy vọng các chuẩn mực bao hàm trong các tổ chức như vậy sẽ buộc chàng Gulliver Trung Quốc vào những sợi dây trói của người tí hon Lilliputian.
Quấn quyện vào nhau không phải là khái niệm mới. Nguyễn Hồng Thạch, một quan chức thuộc bộ nGoại Giao Việt Nam viết trong Tờ The Business Times vào năm 1992 cho biết rằng các mối quan hệ Trung-Việt nên được đan kết vào nhau trong "mạng lưới lớn hơn của những lợi ích kinh tế và chính trị".
Trong năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã chọc giận Trung Quốc khi bà tuyên bố tại một cuộc họp ARF tại Hà Nội rằng Washington sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán đa phương nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Một số nhà phân tích ngờ rằng tuyên bố của bà Clinton đã được hỗ trợ bởi một phần vị trí là chủ tịch Asean của Hà Nội năm đó. Đặt Trung Quốc phải tham dự vào các cuộc đàm phán đa phương sẽ tăng cường vị thế của các nước nhỏ hơn như Việt Nam và Philippines.
Tại cuộc họp gần đây của ASEAN tại Phnom Penh, Việt Nam đã nếm liều thuốc đắng.Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Campuchia - Chủ tịch ASEAN - để ngăn chặn việc ban hành một thông cáo đề cập đến Biển Đông.
Đó là một cuộc đảo chính về ngoại giao dành cho Trung Quốc. Nhưng chiến thắng ấy đã làm dấy lên những lo ngại trong khu vực về tham vọng tự đắc của Trung Quốc, và bộ trưởng ngoại giao của Bắc Kinh đã phải thực hiện một chuyến đi vội vàng qua các nước trong khu vực để chạy chữa những thiệt hại.
Về lâu dài, chiến lược kép vừa tham dự vừa quấn quyện vào nhau của Hà Nội sẽ gặt hái được phần lời. Tuy nhiên, một chiến lược kép như thế chỉ có thể kéo dài nếu Hà Nội không phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Washington.
Những căng thẳng gần đây ở Biển Đông cho thấy rằng Việt Nam sớm bắt buộc phải lựa chọn dứt khoát.
Philippines, bị lôi kéo vào một tranh chấp ngoại giao với Trung Quốc trên Biển Đông, rõ ràng đang cố gắng để đổ vốn liếng của mình vào liên minh quân sự với Hoa Kỳ.
Việc gia tăng tương tác với quân đội Mỹ của phía Việt Nam có thể sẽ phải dẫn đến chuyện cầu cứu chú Sam trợ giúp nếu có xung đột với Trung Quốc.
Giáo sư White đã ám chỉ đến điều này trong cuốn sách gần đây của ông. Trong một tình huống có thể xảy ra: Việt Nam Trung Quốc xung đột vì một sự kiện Biển Đông khác, và Hà Nội kêu cứu Mỹ giúp đỡ. Điều này sẽ đẩy căng thẳng gia tăng nhanh chóng, đưa đến rủi ro chiến tranh hạt nhân giữa Trung Quốc và Mỹ
Lại một lần nữa, ở đây cho thấy một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Hà Nội nếu chống lại Bắc Kinh trên Biển Đông. Hà Nội sẽ thấy chính mình trong một tình huống thắng thua cũng khốn khó - hoặc dựa vào Hoa Kỳ để chịu nguy cơ leo thang chiến tranh, hoặc nhường nhịn Trung Quốc để chịu nguy cơ bị hút vào quỹ đạo của nước này.
Nguồn: Korea Herald

Không có nhận xét nào: