Tại một ngân hàng ở Hà Nội, tháng 10/2010. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại. Reuters |
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/12/2012, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam trong năm 2012 chỉ tăng 5,03%, mức thấp nhất kể từ 13 năm qua, tức là kể từ năm 1999 (4,77% ).
Kinh tế của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do mức tín dụng sụt giảm mạnh trong bối cảnh các ngân hàng đầy nợ xấu và thiếu vốn, trong khi đó khu vực kinh tế Nhà nước, được giao đóng vai trò chủ đạo, vẫn hoạt động kém hiệu quả, do nạn tham nhũng và quản lý kém cỏi.
Nếu không nhờ mức xuất khẩu cao, GDP của Việt Nam trong năm nay lẽ ra còn thấp hơn nữa. Lần đầu tiên từ năm 1992, thương mại của Việt Nam năm 2012 được thặng dư ( 284 triệu đô la, theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ). Thật ra thì mức thặng dư này có được là do nhập khẩu giảm, hậu quả của hoạt động kinh tế chậm lại và nhu cầu tiêu thụ nội địa kém đi.
Để kích thích tăng trưởng kinh tế, trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 6 lần hạ các lãi suất điều hành, qua đó giúp các công ty vượt qua khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, nhưng không chắc là biện pháp đó đủ để cải thiện tình hình trong ngắn hạn.
Tình hình kinh tế khó khăn kéo theo sự sụt giảm đầu tư ngoại quốc. Theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam công bố ngày 25/12, trong năm 2012, Việt Nam chỉ thu hút tổng cộng 13 tỉ đôla đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI, tức là giảm đến 15,3% so với năm ngoái.
Trong năm 2012, giá địa ốc ở Việt Nam đã sụt giảm 30%. Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam rơi xuống mức thấp nhất trong một năm. Các công ty xếp hạng tín nhiệm như Moody’s hay Standard and Poor’s đã hạ điểm các trái phiếu của Việt Nam xuống hạng « mang tính đầu cơ cao ».
Một hậu quả khác của tình trạng tăng trưởng chậm lại, đó là thất nghiệp tăng cao. Theo một báo cáo do Tổng cục Thống kê đồng thực hiện với Tổ chức Lao động Quốc tế, hiện có gần 1 triệu người thất nghiệp ở Việt Nam, vì nền kinh tế do tăng trưởng quá thấp, đã tạo không đủ công ăn việc làm cho những người mới bước vào thị trường lao động, cũng như cho những người đang mất việc.
Trong hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vào đầu tháng 12 vừa qua, các nước và các tổ chức cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam đã bày tỏ mối quan ngại về tiến độ quá chậm chạp trong việc thực hiện các kế hoạch tái cơ cấu về đầu tư, về tài chính ngân hàng và về doanh nghiệp Nhà nước. Các đại biểu dự hội nghị cũng thúc giục chính phủ có những hành động quyết đoán trong việc giải quyết nợ xấu, nâng cao quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước, nâng cao tính minh bạch và công bố thông tin trong khu vực quốc doanh.
Trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một trong những kinh tế gia hàng đầu của Việt Nam cũng xem minh bạch thông tin là vấn đề lớn của Việt Nam, vì một khi chưa định đúng bệnh, sẽ khó mà tìm ra được các phương thuốc hữu hiệu cho nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do mức tín dụng sụt giảm mạnh trong bối cảnh các ngân hàng đầy nợ xấu và thiếu vốn, trong khi đó khu vực kinh tế Nhà nước, được giao đóng vai trò chủ đạo, vẫn hoạt động kém hiệu quả, do nạn tham nhũng và quản lý kém cỏi.
Nếu không nhờ mức xuất khẩu cao, GDP của Việt Nam trong năm nay lẽ ra còn thấp hơn nữa. Lần đầu tiên từ năm 1992, thương mại của Việt Nam năm 2012 được thặng dư ( 284 triệu đô la, theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ). Thật ra thì mức thặng dư này có được là do nhập khẩu giảm, hậu quả của hoạt động kinh tế chậm lại và nhu cầu tiêu thụ nội địa kém đi.
Để kích thích tăng trưởng kinh tế, trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 6 lần hạ các lãi suất điều hành, qua đó giúp các công ty vượt qua khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, nhưng không chắc là biện pháp đó đủ để cải thiện tình hình trong ngắn hạn.
Tình hình kinh tế khó khăn kéo theo sự sụt giảm đầu tư ngoại quốc. Theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam công bố ngày 25/12, trong năm 2012, Việt Nam chỉ thu hút tổng cộng 13 tỉ đôla đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI, tức là giảm đến 15,3% so với năm ngoái.
Trong năm 2012, giá địa ốc ở Việt Nam đã sụt giảm 30%. Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam rơi xuống mức thấp nhất trong một năm. Các công ty xếp hạng tín nhiệm như Moody’s hay Standard and Poor’s đã hạ điểm các trái phiếu của Việt Nam xuống hạng « mang tính đầu cơ cao ».
Một hậu quả khác của tình trạng tăng trưởng chậm lại, đó là thất nghiệp tăng cao. Theo một báo cáo do Tổng cục Thống kê đồng thực hiện với Tổ chức Lao động Quốc tế, hiện có gần 1 triệu người thất nghiệp ở Việt Nam, vì nền kinh tế do tăng trưởng quá thấp, đã tạo không đủ công ăn việc làm cho những người mới bước vào thị trường lao động, cũng như cho những người đang mất việc.
Trong hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vào đầu tháng 12 vừa qua, các nước và các tổ chức cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam đã bày tỏ mối quan ngại về tiến độ quá chậm chạp trong việc thực hiện các kế hoạch tái cơ cấu về đầu tư, về tài chính ngân hàng và về doanh nghiệp Nhà nước. Các đại biểu dự hội nghị cũng thúc giục chính phủ có những hành động quyết đoán trong việc giải quyết nợ xấu, nâng cao quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước, nâng cao tính minh bạch và công bố thông tin trong khu vực quốc doanh.
Trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một trong những kinh tế gia hàng đầu của Việt Nam cũng xem minh bạch thông tin là vấn đề lớn của Việt Nam, vì một khi chưa định đúng bệnh, sẽ khó mà tìm ra được các phương thuốc hữu hiệu cho nền kinh tế Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét