Thứ sáu vừa qua, Tổng thống Obama chỉ định ông John Kerry làm Ngoại trưởng, và đã có những lời tán tụng ông ta, cho rằng ông ta là nhân tuyển thích hợp nhất ; cũng như một số chính khách Hoa kỳ, trong đó có Thượng Nghị sĩ John Mc Cain, bà Ngoại trưởng Hilary Clinton, cho rằng ông Kerry là người xứng đáng nhất cho chức vụ này, xét qua về tài cán và kinh nghiệm.
Tuy nhiên có một số người trong Cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ, thì cho rằng việc ông Kerry làm Ngoại trưởng sẽ có hại cho công cuộc đấu tranh chống độc tài, cho tự do, dân chủ, nhất là đối với Việt Nam.
Chúng ta hãy thử cùng nhau xem xét và làm sáng tỏ vấn đề này !
I ) Vấn đề John Kerry
Một số người việc lo lắng vê việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, nếu Kerry làm Ngoại trưởng. Điều này không phải là họ không có lý, vì nếu ta xét quá khứ của Kerry.
Không ai chối cãi rằng ông đã tham chiến ớ Việt nam ; nhưng sau đó ông về Mỹ, ông lại tham gia Phong trào phản chiến. Trong thời gian ông làm Thượng Nghị, lợi dụng chức vụ Trưởng ban, ông đã « Ngâm Tôm « ( Bỏ trong ngăn tủ, không đưa ra Thượng Viện bàn luận) bản Dự Thảo Nhân quyền về Việt Nam, kết án Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền.
I I ) Nhưng có một số người ngược lại, cho rằng việc làm của Kerry, trong quá khứ, là đi hợp với đường lối chống độc tài, cho tự do, dân chủ của Hoa Kỳ.
Thực vậy đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ rất uyển chuyển, rất thực tế, nhưng không bao giờ quên mục đích lâu dài là làm thế nào để mô hình tổ chức nhân xã dân chủ tự do và kinh tế thị trường toàn thắng trên thế giới.
Chúng ta hãy thử cùng nhau xem xét và làm sáng tỏ vấn đề này !
I ) Vấn đề John Kerry
Một số người việc lo lắng vê việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, nếu Kerry làm Ngoại trưởng. Điều này không phải là họ không có lý, vì nếu ta xét quá khứ của Kerry.
Không ai chối cãi rằng ông đã tham chiến ớ Việt nam ; nhưng sau đó ông về Mỹ, ông lại tham gia Phong trào phản chiến. Trong thời gian ông làm Thượng Nghị, lợi dụng chức vụ Trưởng ban, ông đã « Ngâm Tôm « ( Bỏ trong ngăn tủ, không đưa ra Thượng Viện bàn luận) bản Dự Thảo Nhân quyền về Việt Nam, kết án Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền.
I I ) Nhưng có một số người ngược lại, cho rằng việc làm của Kerry, trong quá khứ, là đi hợp với đường lối chống độc tài, cho tự do, dân chủ của Hoa Kỳ.
Thực vậy đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ rất uyển chuyển, rất thực tế, nhưng không bao giờ quên mục đích lâu dài là làm thế nào để mô hình tổ chức nhân xã dân chủ tự do và kinh tế thị trường toàn thắng trên thế giới.
Chính vì lẽ đó mà có người cho rằng đường lối ngoại giao lâu dài của Hoa kỳ thường được định đoạt bởi Hội Đồng An Ninh quốc gia và Ủy Ban Ngoại giao của Thượng Viện.
Điều này không sai, chúng ta cứ xét quá khứ để làm sáng tỏ vấn đề. Suốt trong thời gian Chiến tranh lạnh, kéo dài gần nửa thế kỷ, đường lối ngoại giao của Hoa kỳ được hướng dẫn trong Chính sách Be bờ ( Containment Policy ), được soạn thảo bởi 2 người dưới thời Tổng thống Truman. Đó là ông Paul Nitzé và Georges Kennan, một người là Giám đốc Hội đồng An ninh quốc gia, người khác là chuyên viên về vấn đề cộng sản, đặc biệt là Liên sô, trong Bộ Ngoại giao.
Chính Sách Be Bờ được gói ghém trong chỉ thị mang tên Chỉ thị số 68 của Hội Đồng An ninh quốc gia Hoa kỳ, theo đó : « Phải làm thế nào để cho các quốc gia Tây Âu không bị lâm vào tình trạng bị làm con tin của Liên sô, để tránh việc Liên sô mặc cả ; và cũng đồng thời phải làm thế nào để lôi kéo ( aménager) Liên sô từ bỏ chế độ cộng sản độc tài, trở về chế độ dân chủ. Đối với Á châu, làm thế nào để cộng sản không tràn xuống vùng Đông Nam Á. »
Chỉ thị số 68 này đã được những nhà chính khách, những nhà ngoại giao Hoa Kỳ coi như kim chỉ nam cho hành động ngoại giao của mình, suốt trong gần 50, trải qua bao vi tổng thống từ dân chủ tới cộng hòa.
Chỉ thị số 68 này đã được những nhà chính khách, những nhà ngoại giao Hoa Kỳ coi như kim chỉ nam cho hành động ngoại giao của mình, suốt trong gần 50, trải qua bao vi tổng thống từ dân chủ tới cộng hòa.
Và người ta có thể nói nó là một trong những nguyên nhân chính đưa đến sự sụp đổ của Liên sô và các chế độ cộng sản Đông Âu. Chính vì vậy, mà khi bức tường Bá linh Sụp đổ năm 1989, ông Paul Nitzé, lúc đó đang là Trưởng Phái đoàn Đàm phán về vấn đề tài giảm binh bị, đã tuyên bố : « Chúng ta đã chiến thắng Chiến tranh Lạnh « , rồi ông từ chức Trưởng phái đoàn, xin về hưu.
Đó là cái nhìn lâu dài về ngoại giao của một số chính khách Hoa Kỳ, trong đó có Kerry, vì họ nghĩ rằng không thể nào dùng quân sự để thay đổi một chế độ như trường hợp Việt Nam và Trung cộng, mà phải dùng chính trị, kinh tế, thương mại.
Cũng như họ thừa biết rằng, nếu không khéo, cứng rắn không phải lúc, để hai chế độ này theo chính sách bế quan tỏa cảng, thì dù Hoa kỳ là đại cường quốc, nhưng không thể làm được gì. Điển hình là trường hợp Cu ba và Bắc Hàn. Chính Kennedy đã dùng quân sự, đổ bộ vào Cuba, ngay năm đầu nhiệm kỳ, nhưng thất bại.
Cũng trong tinh thần đó, mà khi ký Hiệp ước Bình thường hóa kinh tế và thương mại với Việt nam vào năm 1995, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố :
« Những Hiệp ước bình thường hóa kinh tế và thương mại giữa Hoa Kỳ và các nước Đông Âu đã giúp dân tộc các nước này tìm thấy lại mô hình tổ chức xã hội dân chủ, tự do và kinh tế thị trường. Tôi hy vọng rằng Hiệp ước bình thường hóa kinh tế và thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng sẽ giúp dân tộc Việt nam tìm thấy được mô hình tổ chức xã hội dân chủ, tự do và kinh tế thị trường, như các dân tộc Đông Âu . »
Bởi lẽ đó, cũng đừng quá bi quan vội vã nghĩ rằng John Kerry là Ngoại trưởng Hoa kỳ là có hại cho công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền trên thế giới. Nhiều khi ngược lại.(1)
Bởi lẽ đó, cũng đừng quá bi quan vội vã nghĩ rằng John Kerry là Ngoại trưởng Hoa kỳ là có hại cho công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền trên thế giới. Nhiều khi ngược lại.(1)
Paris ngày 24/12/2012
Chu chi Nam (1) Xin xem thêm những bài về ngoại giao Hoa kỳ, trên : http://perso.orange.fr/chuchinam/
Chu chi Nam (1) Xin xem thêm những bài về ngoại giao Hoa kỳ, trên : http://perso.orange.fr/chuchinam/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét