Trong số tàu chiến này có hai khu trục hạm, một tàu hoạt động ở biển Hoa Đông và tàu kia tuần tra ở Biển Đông. Các tàu khác bao gồm cả các tàu kéo và tàu phá băng.
Tác giả bài viết này là Ư Chí Hoành (Yu Zhirong), một chuyên gia trong nhóm tư vấn thân cận với chính phủ, có tên Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Biển, cho biết, lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã có thêm số tàu này, ngoài 13 tàu mới được đóng từ năm 2000.
Bài báo không nói rõ liệu có phải đây là lần đầu tiên, lực lượng hải giám Trung Quốc được trang bị khu trục hạm, nhưng nhấn mạnh là khả năng can thiệp của lực lượng tuần duyên đã được tăng cường trong thời gian gần đây. Kể từ khi các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trở nên căng thằng, số tàu hải giám đã tăng từ 6 lên 10. Vẫn theo bài báo, trong thời gian từ 2011 đến 2015, chính quyền Trung Quốc dự tính đóng thêm 36 tàu hải giám.
Trung Quốc hiện có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Còn tại Biển Đông, Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền về quần đảo Trường Sa với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Vừa qua, Nhật Bản thông báo là lần đầu tiên kể từ năm 1958, máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Tokyo quản lý.
Tác giả bài viết này là Ư Chí Hoành (Yu Zhirong), một chuyên gia trong nhóm tư vấn thân cận với chính phủ, có tên Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Biển, cho biết, lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã có thêm số tàu này, ngoài 13 tàu mới được đóng từ năm 2000.
Bài báo không nói rõ liệu có phải đây là lần đầu tiên, lực lượng hải giám Trung Quốc được trang bị khu trục hạm, nhưng nhấn mạnh là khả năng can thiệp của lực lượng tuần duyên đã được tăng cường trong thời gian gần đây. Kể từ khi các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trở nên căng thằng, số tàu hải giám đã tăng từ 6 lên 10. Vẫn theo bài báo, trong thời gian từ 2011 đến 2015, chính quyền Trung Quốc dự tính đóng thêm 36 tàu hải giám.
Trung Quốc hiện có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Còn tại Biển Đông, Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền về quần đảo Trường Sa với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Vừa qua, Nhật Bản thông báo là lần đầu tiên kể từ năm 1958, máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Tokyo quản lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét