Pages

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Mỹ - Nhật đã mất kiên nhẫn với các hành động của Trung Quốc


Trung Quốc có xu hướng ngày càng hiếu chiến, nhất là ở trên biển như biển Đông, biển Hoa Đông, điều này có thể gây hậu quả khôn lường về quan hệ ngoại giao và kinh tế.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama đều bày tỏ đã mất kiên nhẫn với Trung Quốc trong 2 trường hợp khác nhau

Trang mạng “Dự báo chiến lược” Mỹ ngày 26/2 có bài viết cho rằng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cảnh báo Bắc Kinh, Tokyo đang mất kiên nhẫn đối với các hành động tự tin của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và biển Đông, đồng thời đề nghị Trung Quốc suy nghĩ về hậu quả ngoại giao, kinh tế và quân sự gây ra bởi các hành động này.

Trước khi ông Abe phát đi lời cảnh báo này, Washington cũng đưa ra tuyên bố tương tự, cho rằng Mỹ đang mất kiên nhẫn với Trung Quốc.

Hai nước Mỹ-Nhật cảnh báo là để phát đi tín hiệu với Trung Quốc, để Trung Quốc hiểu rõ rằng, tình hình phản ứng bị động của Mỹ-Nhật đối với các động thái quân sự của Trung Quốc sắp kết thúc.

“Trung Quốc có nhu cầu xung đột thâm căn cố đế”

Trước khi gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Shinzo Abe trả lời phỏng vấn tờ “Bưu điện Washington” Mỹ rằng, các động thái của Trung Quốc ở đảo Senkaku và sự tự tin quân sự tăng cường tổng thể của họ đã khiến cho Lực lượng Phòng vệ và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản tăng lớn chi tiêu.

Ông còn tái khẳng định đồng minh Mỹ-Nhật là hạt nhân của an ninh châu Á, đồng thời cảnh báo nếu Trung Quốc tiếp tục uy hiếp và hăm dọa các nước láng giềng ở biển Hoa Đông và biển Đông, thì sẽ mất đi đầu tư của Nhật Bản và các nước khác ở Trung Quốc.

Ông Shinzo Abe nói như trên đúng vào lúc Washington phát đi lời cảnh báo đối với Trung Quốc về hoạt động gián điệp mạng. Tuy ông Obama hoàn toàn không đề cập đến Trung Quốc trong Thông điệp liên bang năm 2013, nhưng ông cho biết “chúng tôi biết nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài đang ăn cắp bí mật doanh nghiệp của chúng tôi.

Hiện nay, kẻ thù của chúng tôi còn đang tìm cách phá hoại khả năng mạng lưới điện, tổ chức tài chính, hệ thống quản lý giao thông trên không của chúng tôi”.
Trung Quốc tỏ ra ngày càng tự tin về quân sự, nhất là trên các vùng biển của khu vực

Bài viết cho rằng, phát biểu của Obama cộng với chiến lược mới tấn công nước ngoài ăn cắp bí mật doanh nghiệp Mỹ, đúng vào lúc hàng loạt báo cáo nhấn mạnh Quân đội Trung Quốc ủng hộ hoạt động tin tặc nhằm vào Mỹ, bao gồm báo cáo lần ra nguồn gốc từ Quân đội Trung Quốc của công ty an ninh mạng Mandiant.

Bài viết cho rằng, tuy lập trường của Washington trong vấn đề đảo Senkaku tương đối kiềm chế, và yêu cầu Nhật Bản không nên công bố chứng cứ tàu chiến Trung Quốc sử dụng radar kiểm soát hỏa lực ngắm bắn tàu chiến Nhật Bản, nhưng Mỹ-Nhật đều nói rõ hành động của Trung Quốc đang tiến gần tới giới hạn nhẫn nhịn của hai nước.

Do vị trí địa lý gần với Trung Quốc, cho nên Nhật Bản rất quan tâm đến hoạt động trên biển của Trung Quốc. Trong 2-3 năm qua, hoạt động trên biển của Trung Quốc ở đảo Senkaku, biển Đông và Tây Thái Bình Dương-phía tây Nhật Bản gia tăng lớn. Trong khi đó, Mỹ tương đối quan tâm tới gián điệp mạng và khả năng tác chiến mạng của Trung Quốc.

Mỹ-Nhật đều rất quan tâm tới các hoạt động quân sự của Trung Quốc, cảnh báo hành động quân sự của Trung Quốc đang cận kề giới hạn nhẫn nại. Thông điệp truyền đi rất rõ ràng. Trung Quốc có thể thay đổi hành vi của họ hoặc phải chịu hậu quả do các hành động đó.

Tờ “Bưu điện Washington” cho rằng, do vấn đề lãnh thổ, Trung Quốc có nhu cầu “thâm căn cố đế” đối với các cuộc xung đột với Nhật Bản và các nước láng giềng khác. Theo bài viết, về dùng từ “thâm căn cố đế”, Thủ tướng Nhật Bản Abe hoàn toàn không nói bản thân hành vi của Trung Quốc, mà chỉ tinh thần chống Nhật trong nền giáo dục của Trung Quốc. 
Radar tàu chiến Trung Quốc ngắm bắn máy bay, tàu chiến Nhật Bản

Bài viết cho rằng, sự phản ứng của Chính phủ và truyền thông Trung Quốc có ý đồ chuyển hướng sự chú ý của cộng đồng quốc tế vào bản thân ông Shinzo Abe, làm nhạt đi quan điểm các hành động quân sự của Trung Quốc là nguồn gốc của xung đột Đông Á.

Sau cuộc gặp Shinzo Abe-Barack Obama, Tân Hoa xã thậm chí cảnh báo Mỹ “đề phòng xu hướng cánh hữu ở Nhật Bản” và đề nghị Mỹ và Trung Quốc “cùng hợp tác bảo vệ hòa bình và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thúc đẩy đóng góp cho sự phát triển toàn cầu”.

Nhưng, bài viết này đã cho thấy phản ứng trên của Trung Quốc cho thấy họ thiếu tự tin.

(GDVN)

Không có nhận xét nào: