Trước khi bản báo cáo hết sức chi tiết dày đến 372 trang của ủy ban điều tra do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève thành lập vào tháng 3/2013 được công bố, Bình Nhưỡng đã « kiên quyết bác bỏ toàn bộ » văn bản được gọi là « sản phẩm chính trị hóa về nhân quyền do Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản tiến hành cùng với chính sách thù địch của Hoa Kỳ ».
Trong lá thư gởi cho Kim Jong Un, ủy ban điều tra cảnh báo rằng tất cả các quan chức bị nhìn nhận là đã phạm tội « có thể kể cả ông », sẽ phải trả lời về các hành động của mình trước tòa án quốc tế. Đây là cảnh báo công khai chưa từng có từ trước đến nay đối với một lãnh đạo đương nhiệm.
Tuy nhiên khó thể có việc Hội đồng Bảo an ra lệnh đưa các quan chức Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế, vì chắc chắn đồng minh Trung Quốc của Bình Nhưỡng sẽ phủ quyết.
Bên cạnh việc tra tấn trong quá trình thẩm vấn đã trở thành phổ biến, và nạn đói mà các quan chức Bình Nhưỡng « cố tình » để xảy ra, các nhà điều tra do thẩm phán Úc Michael Kirby lãnh đạo, đã cảnh báo BắcKinh là Trung Quốc có thể bị coi là « đồng phạm tội ác chống nhân loại »vì đã gởi trả những người Bắc Triều Tiên đào thoát trở về nước.
Theo kết luận của cuộc điều tra được tiến hành trong một năm qua với những người đang tị nạn tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ, việc cưỡng bức người tị nạn phải quay về đã khiến họ có nhiềunguy cơ bị tra tấn, bị hành quyết tùy tiện.
Ủy ban điều tra ước tính có « hàng trăm ngàn tù nhân chính trị đã bị chết trong các trại cải tạo trong 50 năm gần đây », « lần lượt qua đời vì nạn đói cố tình gây ra, cưỡng bức lao động, hành hình, tra tấn, hiếp dâm, cưỡng bức phá thai ». Ba luật gia quốc tế là thành viên của ủy ban nhận định số trại cải tạo và tù nhân đã giảm xuống do tử vong và một số được trả tự do, nhưng « hiện vẫn còn 80.000 đến 120.000 tù nhân chính trị đang bịgiam giữ trong bốn trại cải tạo tù chính trị lớn ».
Cho rằng không thể « chờ đợi đến mười năm », một nhà ngoại giao nêu ra ý tưởng lập một tòa án đặc biệt, trong lúc các điều tra viên so sánh các vụ vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều Tiên với các tội ác Đức quốc xã trong Đệ nhị Thế chiến.
Ông Michael Kirby nhận xét : « Đối với hàng trăm vụ, sự giống nhau là rất ấn tượng. Sự trầm trọng, tầm cỡ và tính chất của các vụ vi phạm chứng tỏ đây là một đất nước chưa hề có nơi nào tương đồng trong thế giới hiện nay », và theo ông, hàng trăm viên chức Bắc Triều Tiên có thể bị nhìn nhận là đã phạm những tội ác nặng nề nhất.
Trong lá thư gởi cho Kim Jong Un có kèm theo báo cáo, chủ tịch ủy ban điều tra nhấn mạnh rằng các vụ lạm dụng thường từ những người có trách nhiệm của các tổ chức được lãnh tụ Bắc Triều Tiên trực tiếp kiểm soát như quân đội, tư pháp hay đảng Lao động Triều Tiên.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên tiếng hoan nghênh bản báo cáo trong đó cũng đã nêu ra sự hiện diện của các « quỹ đen » ngoài ngân sách chính thức, việc buôn lậu rượu và ngà voi do các đại sứ quán Bắc Triều Tiên tiến hành.
Bà Julie de Rivero, thành viên Human Rights Watch lấy làm tiếc là « Bắc Triều Tiên chỉ được Hội đồng Bảo an xem xét dưới góc độ phổ biến vũ khí hạt nhân ». Bản báo cáo đã « đưa ra ánh sáng vấn đề nhân quyền tại Bắc Triều Tiên mà trước đây chưa được nêu. Chúng ta có thể hy vọng báo cáo sẽ thúc đẩy Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế không chỉ quan tâm các đe dọa về mặt an ninh ».
Trong lá thư gởi cho Kim Jong Un, ủy ban điều tra cảnh báo rằng tất cả các quan chức bị nhìn nhận là đã phạm tội « có thể kể cả ông », sẽ phải trả lời về các hành động của mình trước tòa án quốc tế. Đây là cảnh báo công khai chưa từng có từ trước đến nay đối với một lãnh đạo đương nhiệm.
Tuy nhiên khó thể có việc Hội đồng Bảo an ra lệnh đưa các quan chức Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế, vì chắc chắn đồng minh Trung Quốc của Bình Nhưỡng sẽ phủ quyết.
Bên cạnh việc tra tấn trong quá trình thẩm vấn đã trở thành phổ biến, và nạn đói mà các quan chức Bình Nhưỡng « cố tình » để xảy ra, các nhà điều tra do thẩm phán Úc Michael Kirby lãnh đạo, đã cảnh báo Bắc
Theo kết luận của cuộc điều tra được tiến hành trong một năm qua với những người đang tị nạn tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ, việc cưỡng bức người tị nạn phải quay về đã khiến họ có nhiều
Ủy ban điều tra ước tính có « hàng trăm ngàn tù nhân chính trị đã bị chết trong các trại cải tạo trong 50 năm gần đây », « lần lượt qua đời vì nạn đói cố tình gây ra, cưỡng bức lao động, hành hình, tra tấn, hiếp dâm, cưỡng bức phá thai ». Ba luật gia quốc tế là thành viên của ủy ban nhận định số trại cải tạo và tù nhân đã giảm xuống do tử vong và một số được trả tự do, nhưng « hiện vẫn còn 80.000 đến 120.000 tù nhân chính trị đang bị
Cho rằng không thể « chờ đợi đến mười năm », một nhà ngoại giao nêu ra ý tưởng lập một tòa án đặc biệt, trong lúc các điều tra viên so sánh các vụ vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều Tiên với các tội ác Đức quốc xã trong Đệ nhị Thế chiến.
Ông Michael Kirby nhận xét : « Đối với hàng trăm vụ, sự giống nhau là rất ấn tượng. Sự trầm trọng, tầm cỡ và tính chất của các vụ vi phạm chứng tỏ đây là một đất nước chưa hề có nơi nào tương đồng trong thế giới hiện nay », và theo ông, hàng trăm viên chức Bắc Triều Tiên có thể bị nhìn nhận là đã phạm những tội ác nặng nề nhất.
Trong lá thư gởi cho Kim Jong Un có kèm theo báo cáo, chủ tịch ủy ban điều tra nhấn mạnh rằng các vụ lạm dụng thường từ những người có trách nhiệm của các tổ chức được lãnh tụ Bắc Triều Tiên trực tiếp kiểm soát như quân đội, tư pháp hay đảng Lao động Triều Tiên.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên tiếng hoan nghênh bản báo cáo trong đó cũng đã nêu ra sự hiện diện của các « quỹ đen » ngoài ngân sách chính thức, việc buôn lậu rượu và ngà voi do các đại sứ quán Bắc Triều Tiên tiến hành.
Bà Julie de Rivero, thành viên Human Rights Watch lấy làm tiếc là « Bắc Triều Tiên chỉ được Hội đồng Bảo an xem xét dưới góc độ phổ biến vũ khí hạt nhân ». Bản báo cáo đã « đưa ra ánh sáng vấn đề nhân quyền tại Bắc Triều Tiên mà trước đây chưa được nêu. Chúng ta có thể hy vọng báo cáo sẽ thúc đẩy Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế không chỉ quan tâm các đe dọa về mặt an ninh ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét