3. Bình diện pháp lý và tương giao quốc
tế
Biển Đông đã một vài lần nổi sóng vào
những thập niên cuối của thế kỷ XX, nhưng trong những năm gần đây sự căng thẳng
đã lên đến mức độ nguy hiểm. Nhà cầm quyền Trung Quốc một mặt cố gắng dùng lời
lẽ hoa mỹ trong đàm phán ngoại giao, với những thông điệp rất êm tai như “hòa
bình”, “thân thiện”, “láng giềng hữu nghị” hay đẹp hơn nữa với “sơn thủy tương
liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan”. Nhưng mặt
khác, họ dùng nhiều thủ đoạn, vừa tinh vi vừa trắng trợn, để lấn chiếm và xâm
phạm lãnh thổ của các nước lân bang. Hành động ngày càng quyết đoán và ngang
ngược trên Biển Đông phản ảnh rõ rệt chủ trương Đại Hán của họ.
Ngày 28 tháng 5 năm 2011, hai ngày
sau khi Việt Nam cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò Việt
Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thông cáo nói đây là “hoạt động bình thường
trong vùng biển chủ quyền” của nước này. Tại cuộc họp báo vào ngày thứ ba 31
tháng 5 năm 2011, người phát ngôn Khương Du nhắc lại lập trường của Trung Quốc:
“Tàu hải giám của Trung Quốc chỉ làm việc thực thi pháp luật trước sự hoạt động
bất hợp pháp của tàu Việt Nam. Đây là hành động hoàn toàn chính đáng (của Trung
Quốc)”. “Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay các hoạt động của họ và
không gây thêm rắc rối”.
Gần hai tuần sau, ngày 9 tháng 6 năm
2011, tàu khảo sát địa chấn Viking 2 mà Việt Nam thuê của Pháp đã bị tàu cá của
Trung Quốc phá dây cáp. Thông tin từ PVN cho biết, tàu cá của Trung Quốc mang số
hiệu 6226 đã chạy với tốc độ cao ngang qua và phá hoại dây cáp thăm dò của
Viking 2 “bằng thiết bị chuyên dụng”, gây rối cáp khiến tàu này phải ngừng hoạt
động. Đây là một việc làm “hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng”
và được tiếp sức bởi nhà cầm quyền Trung Quốc. Ngay sau khi người phát ngôn Việt
Nam tổ chức họp báo thì Hồng Lỗi - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc
đã cáo buộc Việt Nam đã “vi phạm chủ quyền của Trung Quốc” trong vụ xảy ra s
áng ng ày 9 th áng 6 năm 2011. Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Trung Quốc
nói: “Tàu cá Trung Quốc, trong khi hoạt động tại vùng biển trên, đã bị tàu có
vũ trang của Việt Nam xua đuổi”. “trong khi đuổi bắt lộn xộn, lưới của một
trong các tàu cá Trung Quốc bị vướng vào dây cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt
Nam, vốn đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển này”.
Hạm đội Trung Quốc trong tư thế vũ
trang sẵn sàng chiến đấu, thao dượt rầm rộ trên Biển Đông và liên tục bắt bớ
tàu đánh cá, đánh đập ngư dân Việt Nam trong vùng biển Hoàng Sa. Đúng như nhận
định của 90 nhân sĩ trong Thư ngỏ ngày 6 tháng 8 năm 2012, “hơn một năm qua,
Trung Quốc thực hiện những bước mới xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia, lãnh
hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta cũng như các quốc gia giáp Biển Đông.
Họ ngang nhiên lập đơn vị hành chính có quân đồn trú ở nơi rất ít dân hòng cai
quản vùng biển đảo rộng lớn không phải của mình, mời thầu thăm dò và khai thác
dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đưa tàu thuyền đánh cá cùng với
tàu bán quân sự và quân sự hoạt động trên vùng này, đồng thời bức hại ngư dân
ta đang hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền và đặc quyền kinh tế của Việt
Nam. Nhiều khả năng những hành động gây hấn của Trung Quốc sẽ còn tăng mức độ
quyết liệt đi đôi với vịệc chuẩn bị dư luận và điều kiện cho bước leo thang
nguy hiểm hơn, kể cả đe dọa gây chiến”.
Sau một thời gian dài im lặng hay chỉ dám đưa
tin là có những “tàu lạ” đã bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam, chứ không dám nói “tàu
lạ” đó là tàu nào và của ai. Thời gian gần đây các cơ quan ngôn luận trong nước
đã nêu đích danh chủ nhân của những chiếc tàu đó là Trung Quốc. Ngày 8 tháng 5
năm 2009, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: “Ngày 7 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã trình Ủy ban Ranh giới
thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc Báo cáo quốc gia xác định Ranh giới thềm lục địa
nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Trước đó, ngày 6
tháng 5 năm 2009, Việt Nam và Malaysia cũng đã phối hợp trình Ủy ban Ranh giới
thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc Báo cáo chung v khu vực thềm lục địa kéo dài liên
quan đến hai nước. Việc trình các báo cáo này là việc làm bình thường của quốc
gia thành viên nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”.
Từ quan điểm đó, người Phát ngôn Bộ Ngoại
giao Việt Nam khẳng định: “Nội dung công
hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Đường yêu sách chin đoạn của Trung Quốc thể hiện trên bản đồ đi kèm với công hàm
là không có gía trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn. Một lần nữa,
chúng tôi khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để
khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”.
Trong buổi lễ hưởng ứng Ngày đại dương thế giới và Tuần lễ biển và hải
đảo Việt Nam 2011 tại Nha Trang, vào tối ngày 08 tháng 6 năm 2011, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “khẳng định mạnh
mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất” để “bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền
và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc”. Ông
cho biết: “Chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng
các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển
năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh
với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của chúng
ta”.
Người Việt
Nam trong cũng như ngoài nước hoan nghênh và đánh giá cao Luật Biển vừa được Quốc
hội thông qua. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết để nhà nước cũng như nhân dân bảo
vệ, quản lý, hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế vùng biển thuộc chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với Công ước Quốc tế luật
pháp quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng nhà nước có sách lược riêng để bảo vệ chủ quyền
và quyền chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Có điều là chưa thấy sự nhất quán
giữa lời nói và hành động, nhất là những gì nhà nước thực hiện để bảo vệ sự toàn
vẹn của Biển đảo chưa đủ sức thuyết phục đại đa số nngười Việt yêu nước. Người
ta càng bức xúc và bất mãn hơn khi nhà nước không những không có những giải pháp
thiết thực để củng cố sự đoàn kết dân tộc, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để
nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu lịch sử và pháp lý về chủ quyền của
Việt Nam ở Biển Đông, mà trái lại còn ngăn cản và gây áp lực trên công tác nghiên
cứu cần thiết này.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam bắt đầu
hiện đại hóa hải quân, điều quân tới các vị trí chiến lược và tổ chức các cuộc
tập trận bắn “đạn thật” trên Biển Đông. Đó là một trong những biện pháp quốc phòng
cần thiết. Nhưng phải chăng “viên đạn thật”cần trang bị là sự đoàn kết
của toàn dân Việt Nam, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, ở trong hay ngoài
nước.
Những “viên
đạn thật khác” mà chúng ta cần sử dụng là lý chứng lịch sử, công pháp quốc
tế và chủ trương đối ngoại toàn diện. Việc liên kết với các nước thuộc khối
ASEAN, đặc biệt với các quốc gia ven Biển Đông để cùng nhau giải quyết những vướng
mắc về chủ quyền trên biển đảo theo đúng Công ước Liên Hiệp quốc về luật biển
1982. Sự hổ trợ của các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Nga, Úc,
Pháp, Đức… sẽ là “lá chắn hữu hiệu” để ngăn cản tham vọng xâm lược đến từ phương
Bắc. Trong tương quan đa đối tác đó, thiết tưởng cần mạnh mẽ quả quyết rằng chủ
trương “Đường lưỡi bò” cũng như tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc không những phi lịch sử, mà còn
hoàn toàn chống lại UNCLOS. Hủy bỏ tham vọng bá quyền của Trung Quốc là một
trong những điều kiện cần thiết để xây dựng “công
lý và hòa bình trên Biển Đông”.
4. Công Lý và Hòa bình trn Biển Đông
Tọa đàm “Công lý và Hòa bình trên Biển Đông” ước muốn tiếp nối hướng đi của
tọa đàm “Biển Đông và hải đảo Việt Nam” (2009),
nhằm nghiên cứu them khía cạnh lịch sử và pháp lý, đồng thời khai triển mối tương
quan đa đối tác và mối quan hệ phức tạp giữa các đối tác / đối thủ trên Biển Đông
hôm nay.
Tọa đàm trình bày các tham luận chính: Một
số tư liệu chứng thực Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; Phân tích
nguồn tư liệu liên quan đến Biển Đông Việt Nam trong chính sử và phương chí
Trung Quốc; Phản biện quan điểm của một số học giả Trung Quốc; Tranh chấp Biển Đông
và một số vấn đề pháp lý quốc tế liên quan; Biển Đông trong bang giao quốc tế đương
đại. Ngoài ra, còn có một số phát biểu và phản biện để làm sáng tỏ các vấn đề
khúc mắc.
Tọa đàm dự định tổ chức vào ngày 17 tháng
9 năm 2011, nhưng do tình hình “nhạy cảm”, nên vào phút chót Ban Tổ chức đành
phải hủy bỏ. Rất may trong thời gian qua có một vài chuyển biến tích cực trong
giới nghiên cứu của Trung Quốc về Biển Đông cũng như nhà cầm quyền Việt Nam.
Trong cuộc hội thảo ngày 14 tháng 6 năm
2012 do Viện Kinh tế Thiên Tắc tổ chức, một số học giả Trung Quốc đã thẳng thắn
công nhận sự thật lịch sử mà cho đến nay nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn phủ nhận.
Nhà báo Chu Phương, cựu biên tập viên Tân Hoa Xã, cho rằng việc quyết định thành
lập “thành phố Tam Sa” rộng tới 2,6 triệu Km2 là “bước đi sai lầm nhất và thiếu sang suốt nhất của Trung Quốc, là một trò
cười cho quốc tế”. Ông coi chính sách dung vũ lực ở Biển Đông là một hành động
“sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm đang đẩy
nhân dân Trung Quốc đến bờ vực thẳm chiến tranh”. Giáo sư Ngô Kiến Dân, một
nhà ngoại giao kỳ cựu, thẳng thắn tuyên bố chính sách của Bắc Kinh hiện nay ở
Biển Đông là “một thứ chủ nghĩa dân tộc cực
đoan không thể chấp nhận”. Học giả Lý Lệnh Hoa bác bỏ “cái đường 9 đoạn hư ảo” mà “nếu
cứ ngoan cố tuyên bố thì chắc chắn sẽ trở thành kẻ thù chung của cả thế giới”. Nhà
bình luận nổi tiếng Tiết Lý Thái (Hồng Kông) cũng phân tích cặn kẽ sự đuối lý về
mọi mặt yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh.
Để thúc đẩy tiến trình đối thoại này, chúng
tôi hân hạnh giới thiệu với quý bạn đọc một số nghiên cứu và suy tư chung quanh
chủ đề “Công lý và hòa bình trên Biển Đông”.
Đây là một phần nội dung của cuộc tọa đàm phải hủy bỏ, vì liên quan đến đề tài “nhạy
cảm”. Dĩ nhiên, tập tài liệu này còn nhiều bất cập cần được bổ túc, tuy nhiên nó
vừa biểu lộ mối quan tâm của dư luận xã hội đối với tương lai Đất Nước, vừa
cung cấp một số chứng cứ lịch sử và khoa học về chủ quyền của Việt Nam trên Biển
Đông.
Ngay từ thế kỷ XVI, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm (1491-1585) đã dự báo vị thế quan trọng của Biển Đông trong việc bảo tồn
và phát triển đất nước. Hai câu thơ sau đây của cụ vừa mang tính dự báo, vừa biểu
lộ tầm nhìn chiến lược đối với tương lai của dân tộc:
Vạn lý Đông minh quy bá ác
Ức niên Nam cực điện long bình
(Dịch nghĩa: Vạn dặm Biển Đông dang
tay giữ,
Muôn năm cõi Việt vững thanh bình).
Ở thời đại toàn cầu hóa hôm nay, Biển Đông
là con đường huyết mạch nối liền các quốc gia Tây và Nam Á với các quốc gia Đông
và Bắc Á, cũng như với thế giới. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm
1982 (UNCLOS) thì lãnh thổ Việt Nam không chỉ thu hẹp ở phần lục địa, với khoảng
329.314 km2 mà còn trải rộng ra Biển Đông. Như vậy, đất nước chúng ta không những
được nhân rộng gấp ba hay gấp bốn lần không những về lãnh thổ, mà cả về tiềm năng,
sức sống và viễn tượng phát triển. Chính vì vậy, giữ vững Biển Đông không những
bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt nam, mà còn bảo đảm con đường phát
triển tương lai của dân tộc.
Tập sách nhỏ “Công lý và Hòa bình trên Biển Đông” quy tụ một số tham luận được
chuẩn bị cho tọa đàm mang cùng tên, nhưng rất tiếc đã bị hủy bỏ vì điều kiện xã
hội. Chúng tôi công bố chúng với ước mong góp phần khuyến khích xã hội dân sự
tham gia nghiên cứu, đóng góp suy nghĩ và ý kiến cho một vấn đề quan trọng đến
tiền đồ của đất nước Việt Nam.
T/m ban tổ chức
Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Chủ nhiệm CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình
Còn Tiếp.....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét