Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Ế ẩm, xe máy đồng loạt giảm giá

vnmedia

Theo: vietnamnet

(TTHN) – Từ ngày nghị quyết 11 tháng 02.11, siết chặt tín dụng, lâu lâu thả lõng cho cánh hẫu của 3 Dũng thì BĐS, TTCK tê liệt, kéo đến ngân hàng và DNNN phải cổ phần hóa.
60% doanh nghiệp phá sản và đóng cửa, hàng triệu người thất nghiệp và không ai dám mua sắp xe gắn máy, điện máy theo lời khuyên của tôi CXN – Làm thế nào sống qua cơn suy thoái với ít nhất ảnh hưởng có thể? ngày 11.07.2011
Trích:”Tóm lại, khi suy thoái bắt đầu như hôm nay thì đây là những việc nên :
Tránh bằng mọi giá không đụng vào TTCK
Tránh bằng mọi giá không mua BĐS (bán được thì tốt, người nào ngu mua thì ráng chịu vì sau suy thoái (18 tháng từ tháng 6.2011 này) nhà và cổ phiếu sẽ là đáy. Khi bắt đầu chu kỳ mới, kinh tế sẽ phát triển nhanh thì giá BĐS và TTCK sẽ tăng (nếu còn CS thì sẽ không tăng vì người dân và doanh nghiệp mất lòng tin (thường sau suy thoái là chính phủ thất cử), nếu có chính phủ hậu CS với sự giúp đở của Tây Âu như Ai Cập được giúp 40 tỉ usd để tái thiết từ Mubarak tham nhũng, nguyễn tấn Dũng cũng được Mỹ gọi là tham nhũng và độc tài).
Không mua xe hơi, xe gắn máy, TV, tủ lạnh..v.v..nói chung là những món giá trị cao vì gần cuối suy thoái là giá rẽ nhất.

Không mua đồ xa xỉ, hàng hiệu vì hàng hiệu sẽ là những món hàng hạ giá nhiều nhất vì không còn nhiều khách nữa.
Người người mất việc thê thảm nên chúng ta phải cần kiệm trong miếng ăn, quần áo thì hãy đợi qua suy thoái hãy mua vì sau suy thoái là những nhà sản xuất sẽ hữu hiệu hơn, hàng đẹp hơn mà rẻ hơn.
Thanh lý những khoản vay nếu có thể vì tiền lãi sẽ bất ngờ tăng cao ngay giữa hợp đồng (cty tài chính có quyền điều chỉnh lãi suất ngang hợp đồng)
Chung quanh bạn sẽ có những siêu thị điện máy phá sản, xe gắn máy cũng vậy, những hãng sản xuất đồ tiêu dùng xa xỉ phải đóng cửa bớt (làm 3 ngày/tuần), những hãng, tập đoàn tổng công ty không hữu hiệu sẽ bị đào thải, cty sẽ sát nhập lẫn nhau vì có economy of scales (số lượng sản xuất tăng khi sát nhập). Nạn thất nghiệp đầy dãy, doanh nghiệp vì bớt sản xuất nên không trả tiền định kỳ cho nhà băng được nên nhà băng phá sản hay sát nhập, những món nợ sẽ không bao giờ trả và hiệu ứng dây chuyền sẽ lan tỏa rộng.
Đọc bài dưới này sẽ thấy vì đầu tư ngoại quốc rút về vì tham nhũng Securency với Úc của Nguyen tấn Dũng, PCI của Phạm thanh Hải v.v…đầu tư gián tiếp ngoại quốc cũng không còn, ngoại quốc cuốn gói đi hết rồi, đúng như tôi nói là họ ra đi vì tham nhũng chứ không vì lương nhân công thấp mà họ vào (nhìn Singapore thì thấy, lương mắc hơn Úc nhưng ngoại quốc đều tư ào ào, GDP mổi đầu người là 53 ngàn usd/năm). Vậy thì những văn phòng cao ốc cho ai mướn ??? Có tiền mướn để trả lãi ngân hàng hay không…Ở Đà Nẵng họ khuyến mãi mua 1 căn nhà tặng 1 văn phòng, tôi thì tôi sẽ không lấy vì phải trả tiền nợ nhà băng mà không có người mướn, không lẽ tôi dọn vào đó ở ????
Chuyện đáng buồn nhất là vì ĐCS tạo lạm phát quá cao qua tham nhũng, bất tài của tập đoàn và tổng công ty, nợ công quá cao nên suy thoái dần dân tiến tới, chúng ta chỉ ngồi đây như con vịt đẹt chờ bị bắn tỉa chứ không ai giải cứu được vì độ trể của hậu quả của lãi suất 22 tới 25% và lạm phát vẫn còn tăng cao ngay khi tôi viết bài này. Lần suy thoái này Nguyễn Tấn Dũng sẽ không trách thế giới được mà tất cả đều do hắn tạo ra. (hết trích”
Làm theo lời khuyên thứ 3 của tôi thì bây giờ đã tiết kiệm được nhiều tiền rồi.
Và liên tục từ ngày tuyên bố suy thoái, tôi luôn luôn cập nhật thông tin để tất cả các đọc giả có thể làm kiến thức mà tiết kiệm được tiền trong tình thế thắt lưng buộc bụng và làm mập cho 3 Dũng và cánh hẫu của chúng.
Bạn đọc nào không theo dõi từ đầu thì có thể vào phần dưới nhất bên phải của trang này, lựa phần thẻ và bấm vào BĐS hay usd & vàng, hay suy thoái, hay DNNN v.v…thì đọc được tất cả những bài tôi.
Bấm thẻ Đặc biệt (me) thì sẽ đọc những bài tóm tắc đặc biệt.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
Cập nhật 27/11/2011 09:23:56 AM (GMT+7)
Ế ẩm, xe máy đồng loạt giảm giá
Nghịch lý trên thị trường xe không chỉ diễn ra với sản phẩm ô tô, ngay cả phương tiện được người Việt sử dụng nhiều nhất cũng không thoát khỏi cảnh chợ chiều vào những ngày cuối năm.
TIN BÀI KHÁC
Đại gia Hà thành tậu siêu xe 30 tỷ đồng
Chung cư mini thời “tấc đất, tấc vàng”
“Thuốc bổ” chết người đầy chợ quê
Mẫu xe của Tăng Thanh Hà ra bản giá mềm tại VN
Xôn xao tin đồn quẩy nóng làm từ… bột giặt
Đồ khô đậm đặc chất bảo quản
Hết thời làm giá
Khảo sát tại một số cửa hàng tại TP.HCM, nhận thấy hầu hết các dòng xe tay ga sản xuất trong nước đều giảm giá mạnh thậm chí là thấp hơn cả mức giá niêm yết của công ty. Cụ thể, mẫu xe tay ga Honda Air Blade 2011 từng một thời là “cơn sốt” tại Việt Nam với mức giá trên dưới 50 triệu đồng thì chỉ sau vài tháng, một vài HEAD đã phải bán xe này với mức giá bằng với niêm yết của Honda Việt Nam hoặc thậm chí là rẻ hơn.
Honda AirBlade không còn “hot” như xưa
Honda PCX sau khi được nhà sản xuất tăng giá gần 10 triệu đồng/chiếc, đẩy giá bán ở các đại lý lên hơn 60 triệu đồng/chiếc (giá đề xuất là 59 triệu đồng), hiện nay dao động từ 57-58 triệu đồng/chiếc. Honda Vision sau một thời gian “làm giá” cũng đang dần trở lại vạch xuất phát.
“Chạy đua” cùng Honda, hãng SYM cũng giảm giá mạnh một số dòng xe. Xe Attila Elizabeth (phiên bản thường) vẫn giữ giá 30 triệu đồng/chiếc trong khi dòng EFI (phun xăng điện tử) giảm từ 38,5 triệu đồng xuống còn 36 triệu đồng/chiếc (phanh đĩa) và 34 triệu đồng/chiếc (phanh đùm).
Hãng Yamaha cũng giảm giá xe Nouvo còn 36,5 đến 38 triệu đồng/chiếc. Riêng Yamaha Exciter 2011 vốn bị đại lý đẩy giá cao hơn so với giá đề xuất gần chục triệu đồng, hiện tại đang tiếp tục leo thang lên tới 51 triệu đồng/chiếc, cao hơn 5 triệu đồng so với giá bán lẻ tháng trước.
Khách hàng dần quay trở lại vị trí …thượng đế
Trước nay, khi thị trường chỉ lác đác vài mẫu xe tay ga “hot” thì người dân cũng đua nhau “tậu” về cho “bằng bạn bằng bè” nên các đại lý được dịp lấn lướt. Trong thời gian qua, hàng loạt các mẫu tay ga mới ra mắt giúp phân chia thị trường đồng đều hơn, đồng thời đời sống kinh tế khó khăn khiến những mẫu xe “hot” không còn được chú ý như trước.
Khách hàng quay trở lại vị trí “thượng đế” của mình
Theo báo Khánh Hòa, ông Trần Văn Phong – chủ cửa hàng xe máy trên đường Trần Quý Cáp, Nha Trang than thở: “Kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu nên thị trường xe máy rơi vào cảnh ảm đạm. Có khi cả tuần, cửa hàng chúng tôi không bán được chiếc xe nào”. Ông Phong cho rằng, nếu khách hàng có nhu cầu mua xe tay ga thì đây là thời điểm thuận lợi để mua được xe với giá tốt.
Chẳng phải chầu chực “có tiền mà không mua được xe” như thời gian trước, anh Cường – một khách hàng vừa mua chiếc Honda Air Blade tại TPHCM cho biết : “chưa bao giờ đi mua xe Honda Air Blade lại dễ dàng và được nhân viên đại lý cưng chiều như bây giờ, không những thế lại bán đúng giá và có xe ngay chứ không còn phải chờ như trước”.
Sự thật là trong những năm gần đây, người tiêu dùng chấp nhận bỏ ra số tiền cao hơn nhiều so với giá trị thực của sản phẩm để được sở hữu những chiếc xe đang “sốt”. Chính tâm lý này của khách hàng đã tạo cơ hội “làm giàu” cho các đại lý và khiến nhân viên bán hàng trở nên “chảnh”. Tuy nhiên hiện nay, khi người dân “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu và dứt khoát “quay lưng” với những sản phẩm đội giá cao vô lý, thì các đại lý bán xe bây giờ không còn cách nào khác là bán xe đúng giá và phục vụ những “thượng đế” tối đa.
Thế mới biết, khách hàng Việt chính là những người góp phần tạo nên “thói hư tật xấu” cho các đại lý xe máy. Không biết trong những năm qua, người tiêu dùng đã tự nguyện “cho không” bao nhiêu tiền để “tậu” những chiếc xe “hot”?
(Theo VnMedia)

Không có nhận xét nào: