Sau nhiều lần đình hoãn, hôm qua, Tòa án Nha Trang đã đưa thiếu úy Lê Nguyễn Minh Trang ra xử và công chúng có thêm thông tin để bình phẩm về hệ thống vốn nhiều tai tiếng này.
Cô Lê Nguyễn Minh Trang trước vành móng ngựa, trong phiên xử mà nhiều người tin rằng cô bị thí vì chỉ là “tốt”. (Hình: Thanh Niên) |
Cô Lê Nguyễn Minh Trang, 30 tuổi, nguyên là một thiếu úy của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Khánh Hòa.
Theo kết luận từ cuộc điều tra do công an Khánh Hòa thực hiện và cáo trạng do Viện Kiểm sát lập thì trong quá trình làm việc tại Đội Đăng ký - Quản lý phương tiện của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 1 tháng 1 năm 2008 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011, cô Trang đã thu phí - lệ phí đăng ký xe sai quy định đối với 9,508 chiếc xe để chiếm đoạt 41.6 triệu đồng và làm ngân sách thất thu hơn 2 tỉ đồng.
Các điều tra viên xác định, cô Trang “tham ô tài sản” và “lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” qua việc, khi viết biên lai, thay vì phải ghi số tiền giống nhau trên cả ba bản thì cô Trang lại ghi giảm số tiền thực thu trên hai bản phải lưu giữ để chiếm đoạt khoản chênh lệch.
Tuy các điều tra viên chỉ thu thập được chứng cứ để chứng minh cô Trang đã cố tình viết biên lai sai, tạo ra khoản chênh lệch là 41,6 triệu đồng nhưng cô Trang vẫn bị buộc phải chịu trách nhiệm về khoản ngân sách bị thất thu lên tới hơn 2 tỉ. Các điều tra viên còn cho biết, cô Trang đã lập một tài khoản và bỏ vào đó 328 triệu tiền lấy của nhà nước…
Tại tòa, cô Trang không nhận tội và liên tục kêu oan. Cô khẳng định, một mình cô không thể làm những việc như các điều tra viên mô tả và các kiểm sát viên cáo buộc trong một thời gian dài như vậy.
Cô Trang bảo rằng, tất cả những việc cô đã làm đều là theo chỉ thị của cấp trên. Không chỉ cô mà ai cũng làm như thế. Cuối ngày làm việc, khoản chênh lệch được gom lại để nộp cho Đội trưởng hoặc Đội phó. Cô nhấn mạnh, cô vừa mới đi làm nên cấp trên bảo sao thì cô làm đúng như vậy. Kể cả lập tài khoản cá nhân, nhận tiền từ cấp trên, gửi vào đó cũng là theo lệnh.
Cô Trang nêu thêm một thắc mắc đáng chú ý khác là vụ này có liên quan đến rất nhiều người, tại sao những người khác chỉ bị xử lý hành chính còn cô thì lại bị truy tố?
Kết luận điều tra và cáo trạng xác định số người “có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” lên tới 178 người và số “nhân chứng” lên tới 767 người, song lần xử trước, dù được tòa triệu tập, không ai thèm tới nên tòa phải hoãn xử. Lần này, chỉ bốn người “có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” và 15 “nhân chứng” chịu trình diện.
Đáng chú ý là dù xác định, các sĩ quan chỉ huy của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Khánh Hòa và sáu sĩ quan chỉ huy của Đội Đăng ký - Quản lý phương tiện có liên đới về trách nhiệm nhưng cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát cho rằng, họ đã “báo cáo kịp thời” và “tạo điều kiện thuận lợi để điều tra” nên cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát chỉ đề nghị “xử lý hành chính”.
Kết luận Điều tra và cáo trạng còn xác định, tại Đội Đăng ký - Quản lý phương tiện, còn 11 sĩ quan có “sai phạm tương tự” như cô Trang nhưng vì không thu được bản giao cho các chủ xe nên “không xác định được có sự chênh lệch với hai bản phải lưu hay không và vì vậy, không đủ căn cứ chứng minh có động cơ vụ lợi”. (G.Đ)
Theo kết luận từ cuộc điều tra do công an Khánh Hòa thực hiện và cáo trạng do Viện Kiểm sát lập thì trong quá trình làm việc tại Đội Đăng ký - Quản lý phương tiện của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 1 tháng 1 năm 2008 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011, cô Trang đã thu phí - lệ phí đăng ký xe sai quy định đối với 9,508 chiếc xe để chiếm đoạt 41.6 triệu đồng và làm ngân sách thất thu hơn 2 tỉ đồng.
Các điều tra viên xác định, cô Trang “tham ô tài sản” và “lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” qua việc, khi viết biên lai, thay vì phải ghi số tiền giống nhau trên cả ba bản thì cô Trang lại ghi giảm số tiền thực thu trên hai bản phải lưu giữ để chiếm đoạt khoản chênh lệch.
Tuy các điều tra viên chỉ thu thập được chứng cứ để chứng minh cô Trang đã cố tình viết biên lai sai, tạo ra khoản chênh lệch là 41,6 triệu đồng nhưng cô Trang vẫn bị buộc phải chịu trách nhiệm về khoản ngân sách bị thất thu lên tới hơn 2 tỉ. Các điều tra viên còn cho biết, cô Trang đã lập một tài khoản và bỏ vào đó 328 triệu tiền lấy của nhà nước…
Tại tòa, cô Trang không nhận tội và liên tục kêu oan. Cô khẳng định, một mình cô không thể làm những việc như các điều tra viên mô tả và các kiểm sát viên cáo buộc trong một thời gian dài như vậy.
Cô Trang bảo rằng, tất cả những việc cô đã làm đều là theo chỉ thị của cấp trên. Không chỉ cô mà ai cũng làm như thế. Cuối ngày làm việc, khoản chênh lệch được gom lại để nộp cho Đội trưởng hoặc Đội phó. Cô nhấn mạnh, cô vừa mới đi làm nên cấp trên bảo sao thì cô làm đúng như vậy. Kể cả lập tài khoản cá nhân, nhận tiền từ cấp trên, gửi vào đó cũng là theo lệnh.
Cô Trang nêu thêm một thắc mắc đáng chú ý khác là vụ này có liên quan đến rất nhiều người, tại sao những người khác chỉ bị xử lý hành chính còn cô thì lại bị truy tố?
Kết luận điều tra và cáo trạng xác định số người “có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” lên tới 178 người và số “nhân chứng” lên tới 767 người, song lần xử trước, dù được tòa triệu tập, không ai thèm tới nên tòa phải hoãn xử. Lần này, chỉ bốn người “có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” và 15 “nhân chứng” chịu trình diện.
Đáng chú ý là dù xác định, các sĩ quan chỉ huy của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Khánh Hòa và sáu sĩ quan chỉ huy của Đội Đăng ký - Quản lý phương tiện có liên đới về trách nhiệm nhưng cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát cho rằng, họ đã “báo cáo kịp thời” và “tạo điều kiện thuận lợi để điều tra” nên cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát chỉ đề nghị “xử lý hành chính”.
Kết luận Điều tra và cáo trạng còn xác định, tại Đội Đăng ký - Quản lý phương tiện, còn 11 sĩ quan có “sai phạm tương tự” như cô Trang nhưng vì không thu được bản giao cho các chủ xe nên “không xác định được có sự chênh lệch với hai bản phải lưu hay không và vì vậy, không đủ căn cứ chứng minh có động cơ vụ lợi”. (G.Đ)
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét