Pages

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Việt Nam và Trung Quốc- Xuyên qua một biên giới mịt mùng

Mối quan hệ giữa hai nước cộng sản láng giềng đang ở thời điểm tồi tệ nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua.

Thúc đẩy tình anh em Trung-Việt
Những chiếc xe tải lớn phủ một đám bụi mỏng lên Tang Loong, một địa danh cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc khoảng 28km, khi ồn ã lăn bánh vào một nhà máy sản xuất thép. Tổ hợp nhà máy giá trị khoảng 340 triệu đô la này nằm gần một khu chợ và một trục đường chính, ở đây hàng hóa được quảng cáo bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung; nhà máy này do Kunming Iron and Steel, một công ty quốc doanh của Trung Quốc, sở hữu một phần. Đào Thị Tường, một người bán hàng ở chợ nói rằng hàng trăm người lao động Trung Quốc ở nhà máy đã góp phần giúp đỡ cho kinh tế địa phương. Nhưng một người bên cạnh, Nguyễn Phạm Luyện, lại hồi tưởng lại lịch sử Việt Nam vốn luôn bị sự hung hăng của Trung Quốc đe dọa. Ông cay đắng nhớ lại mình đã phải bỏ nhà chạy loạn năm 1979 khi quân Trung Quốc đánh chiếm biên giới trong một cuộc chiến chớp nhoáng và đẫm máu.

Sự oán giận của ông Luyện khá phổ biến ở Việt Nam trong khoảng thời gian này. Đầu tháng 5, một công ty năng lượng lớn của Trung Quốc đã hạ đặt một dàn khoan dầu ngoài khơi chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (222km), trong vùng biển tranh chấp. Sự xuất hiện của dàn khoan này đã khuấy lên làn sóng phản đối Trung Quốc ở Việt Nam. Trong những cuộc bạo loạn phá hoại của nhà máy, ít nhất có bốn công nhân đã thiệt mạng. Và ở gần dàn khoan này, một tầu của Việt Nam đã bị tầu lớn hơn của Trung Quốc đâm chìm.

Dàn khoan đã được phía Trung Quốc rút đi vào ngày 15/7, sớm hơn 1 tháng so với tuyên bố ban đầu của Trung Quốc. Nhưng điều này không xóa đi nỗi lo ngại của Việt Nam. Nếu Trung Quốc bắt nạt Việt Nam trên biển, ông Luyện nói, thì điều gì có thể ngăn họ chiếm Tang Loong? Ở Hà Nội, ngay giữa thủ đô, ông Hoàng Anh Tuấn, giám đốc Học viện Ngoại giao của Việt Nam, bày tỏ lo lắng rằng nếu dàn khoan vừa rồi chỉ cách bờ biển 120 hải lý thì có lẽ lần tới sẽ là hai hoặc ba dàn khoan và khoảng cách sẽ chỉ còn 80 hải lý.

Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, chính phủ Việt Nam luôn nhấn mạnh sự hòa hợp về ý thức hệ với người hàng xóm cộng sản lớn hơn này. Điều này có vẻ như đang bị mài mòn. Một số thành viên của Đảng Cộng Sản hiện đang cầm quyền ở Việt Nam đã gây sức ép công khai hiếm hoi lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và ông này cũng đã đề cập đến vào tháng 5, là có thể sẽ đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế về tranh chấp lãnh thổ. Và cũng trong không khí phản đối Trung Quốc này, Việt Nam đã tuyên bố vũ trang cho các tầu tuần ngư của mình.

Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ ở những nơi khác. Ngày 1/8, Nhật Bản tuyên bố sẽ tặng Việt Nam sáu tàu hải quân để tăng cường năng lực tuần tra của Việt Nam. Và tuàn này thì một tầu khu trục của Ấn Độ đã tiến hành diễn tập chung với hải quân Việt Nam. Ngày 8/8, thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, đã công bố chuyến thăm Hà Nội và cho rằng đây là thời điểm để Mỹ nới bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí với Việt Nam. Những động thái này, dù có được thực hiện, thì có thể cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Việt Nam mua phần lớn vũ khí từ Nga với giá rẻ hơn. Và hệ thống vũ khí của Mỹ có thể không tương thích. Tuy nhiên, biểu tượng cũng có ý nghĩa của nó. Động thái nói trên có thể giúp củng cố phe thân phương Tây trong Đảng Cộng sản.

Thúc đẩy tình anh em Trung - Việt

Sự giận dữ lan tràn ở Việt Nam đối với hành động kinh tế của Trung Quốc cũng chả sâu sắc mấy. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và thâm hụt thương mại hàng năm của Việt Nam với Trung Quốc là gần 24 tỷ đôla. Các nhà máy ở Việt Nam – khá nhiều là do các công ty đa quốc gia sở hữu – phụ thuộc vào đầu vào nhập từ Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc cũng được ước tính là chiếm một phần rất lớn trong các hợp đồng mua bán và xây dựng liên quan đến các dự án công nghiệp và hạ tầng của Việt Nam.

Trong khi phe thân Tầu trong Đảng Cộng sản muốn giữ mối quan hệ kinh tế này được êm ả thì một luật sư Việt Nam ở Hà Nội lại cho biết các khách hàng Trung Quốc của ông tỏ ra lo lắng và muốn dừng các dự án đầu tư lại cho đến khi bầu chính trị hạ nhiệt hơn. Ông Lê Hồng Hiệp, trường Đại học Quốc gia Việt Nam, dự đoán rằng thị phần của các nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam sẽ giảm dần, một phần do các công ty trong nước sẽ ngày càng e ngại trong việc thuê họ. Phần nữa là khu vực sản xuất có thể sẽ cố gắng đa dạng hóa nguồn cung.

Ngay cả giới thương nhân chợ đen cũng cảm thấy sức ép đang siết lại. Gần cây cầu nhỏ bắc qua một đoạn sông hẹp chảy dọc theo biên giới phía gần Tang Loong, nơi không có hải quan, một người Việt Nam kể về việc anh ta vận chuyển lậu hàng trăm kg gạo sang Trung Quốc với tiền công 25 đô la (500 ngàn VND)một đêm. Gạo được xe tải chở từ phía Nam lên, thương lái mua với giá 14 cent (2.800 VND) một kg và bán với giá gần gấp ba lần tại biên giới. Nhưng do căng thẳng chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc, người chở hàng lậu cho biết, hải quan Trung Quốc đã thẳng tay bắt những chuyến gạo đêm này. Tuy nhiên, anh ta hy vọng là thị trường sẽ phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, các quan chức hải quan cả hai bên đều có lợi ích cá nhân để việc buôn bán được phát triển trở lại.

Tuy nhiên, hiện nay thì cả hai bên đều không cho thấy mong mỏi nối lại tình hữu nghị đã có. Việc Trung Quốc đưa và rút dàn khoan đều là vì quyền lợi của họ. Và Trung Quốc, là nước mạnh hơn, giàu hơn, và đa dạng hóa hơn về mặt kinh tế thì việc hấp thụ cú sốc của những mối quan hệ tồi tệ kéo dài sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đối với Việt Nam, Tiến sỹ Tuấn cho rằng Trung Quốc “đã đánh giá thấp sức mạnh, nội lực, ý chí, và tinh thần yêu nước của đối thủ”. Ngọn lửa của chủ nghĩa dân tộc luôn dễ thắp lên hơn là dập đi. Nếu người dân Việt Nam mà thấy chính quyền hèn yếu trước sự gây hấn của nước ngoài thì có lẽ Đảng Cộng Sản ở Việt Nam sẽ tiêu đời.

The Economist. 16.08.2014
HC biên dịch

(FB. Tin Việt)

Link gốc: http://www.economist.com/news/asia/21612234-relations-between-two-communist-neighbours-are-their-lowest-point-decades-through-border

Không có nhận xét nào: