Tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Ấn Độ đã được New Delhi thể hiện một cách cụ thể khi bà Ngoại trưởng Ấn Độ đã triệu tập 15 trưởng phái bộ Ngoại giao của Ấn Độ tại vùng Đông Á và Đông Nam Á về họp tại Hà Nội, với mục tiêu là đề xuất sáng kiến phát huy chính sách đối ngoại của New Delhi trong toàn khu vực.
Về quan hệ song phương, trong bối cảnh Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép tại Biển Đông, Ngoại trưởng Ấn Độ đã không ngần ngại cho thấy rõ ý định tăng cường hợp tác với Việt Nam trong hai địa hạt nhậy cảm là dầu khí và quân sự, quốc phòng.
Về dầu khí chẳng hạn, Ấn Độ đã tỏ rõ quyết tâm tiếp tục, thậm chí mở rộng thêm hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác tại Biển Đông, trong vùng mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trên vấn đề Biển Đông, quan điểm được Ngoại trưởng Ấn Độ nêu bật là New Delhi không can dự vào vấn đề tranh chấp chủ quyền, nhưng kiên quyết bảo vệ quyền tự do hàng hải, và quyền được giao thương mà không bị cản trở.
Ấn Độ cũng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, kể cả việc đưa vấn đề ra các tổ chức trong tài quốc tế để phân xử.
Riêng về địa hạt quốc phòng, trong các cuộc họp tại Việt Nam, Ngoại trưởng Ấn cùng các giới chức có trách nhiệm đã rà soát lại các hợp tác để cho rằng cần phải tăng cường thêm, đặc biệt trong lãnh vực phát triển nhân lực : huấn luyện thủy thủ tầu ngầm, và phi công Sukhoi 30, đào tạo Anh ngữ cho các đơn vị có thể tham gia lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam cũng muốn mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ, nhưng chưa thấy New Delhi đáp ứng. Tuy nhiên Ấn Độ đã đồng ý cấp 100 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam để mua 4 chiếc tàu tuần tra trên biển do Ấn Độ chế tạo.
Quan hệ Ấn Độ Việt Nam sẽ còn được tăng cường thêm với chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Pranab Mukherjee vào tháng tới, và chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được hy vọng là sẽ diễn ra trước khi năm 2014 kết thúc.
Về quan hệ song phương, trong bối cảnh Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép tại Biển Đông, Ngoại trưởng Ấn Độ đã không ngần ngại cho thấy rõ ý định tăng cường hợp tác với Việt Nam trong hai địa hạt nhậy cảm là dầu khí và quân sự, quốc phòng.
Về dầu khí chẳng hạn, Ấn Độ đã tỏ rõ quyết tâm tiếp tục, thậm chí mở rộng thêm hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác tại Biển Đông, trong vùng mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trên vấn đề Biển Đông, quan điểm được Ngoại trưởng Ấn Độ nêu bật là New Delhi không can dự vào vấn đề tranh chấp chủ quyền, nhưng kiên quyết bảo vệ quyền tự do hàng hải, và quyền được giao thương mà không bị cản trở.
Ấn Độ cũng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, kể cả việc đưa vấn đề ra các tổ chức trong tài quốc tế để phân xử.
Riêng về địa hạt quốc phòng, trong các cuộc họp tại Việt Nam, Ngoại trưởng Ấn cùng các giới chức có trách nhiệm đã rà soát lại các hợp tác để cho rằng cần phải tăng cường thêm, đặc biệt trong lãnh vực phát triển nhân lực : huấn luyện thủy thủ tầu ngầm, và phi công Sukhoi 30, đào tạo Anh ngữ cho các đơn vị có thể tham gia lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam cũng muốn mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ, nhưng chưa thấy New Delhi đáp ứng. Tuy nhiên Ấn Độ đã đồng ý cấp 100 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam để mua 4 chiếc tàu tuần tra trên biển do Ấn Độ chế tạo.
Quan hệ Ấn Độ Việt Nam sẽ còn được tăng cường thêm với chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Pranab Mukherjee vào tháng tới, và chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được hy vọng là sẽ diễn ra trước khi năm 2014 kết thúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét