Pages

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Đại biểu Quốc hội VN lời qua tiếng lại

Nhiều ý kiến trên các diễn đàn đòi miễn trừ chức vụ của ông Phước
Một vị đại biểu Quốc hội của Việt Nam lại vừa dính vào một vụ tai tiếng khác khi chỉ trích công khai một đồng sự của mình tại Quốc hội là ‘ngu muội’.
Vị đại biểu bị chỉ trích đã có đơn khiếu nại nói rằng mình bị ‘nhục mạ, vu khống và bôi nhọ’.

Lần thứ hai

Đây không phải lần đầu tiên ông Hoàng Hữu Phước, đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, có lời lẽ được cho là không đẹp đối với các đồng nghiệp mà ông bất đồng ý kiến tại diễn đàn Quốc hội.
Đối tượng của ông Phước lần này là Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, phó chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Ông Phước đã chỉ trích quan điểm của ông Nghĩa nói trên báo Tuổi Trẻ rằng các đại biểu Quốc hội không nên kiêm nhiệm nhiều vai trò mà thiếu tập trung và công việc là đại biểu của người dân.
Trong bài viết đăng trên blog cá nhân của mình, ông Phước đã tấn công ông Nghĩa bằng những từ ngữ như ‘mông muội’, ‘ngu muội’ và ‘mê muội’.
Trước vụ việc đó, ông Nghĩa đã có đơn khiếu nại gửi chủ tịch đoàn và lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, nơi hai ông cùng công tác, theo tường thuật của truyền thông trong nước.
Cũng chính đại biểu Phước này cách nay hơn một năm đã phải gửi thư xin lỗi ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, vì đã viết bài chỉ trích ông Quốc là ‘Tứ đại Ngu’.

‘Vấn đề hùng biện’

Trong vụ việc mới nhất này, hiện chưa rõ liệu ông Phước có xin lỗi ông Nghĩa hay không.
Tuy nhiên, trả lời báo chí hôm thứ Ba ngày 4/11 bên lề kỳ họp thứ Tám của Quốc hội, ông Phước được dẫn lời nói ông ‘không sai’.
“Đó là tranh luận của tôi, còn đối với người đọc báo, cử tri không quen nghe những lời tranh luận kiểu đó của tôi thì tôi sẽ bỏ, không sử dụng từ đó nữa. Chứ không phải tôi nhận là tôi sai,” ông Phước được dẫn lời nói với Ông Phước cho rằng việc ông viết blog đả kích ông Nghĩa là ‘thực hiện quyền tự do ngôn luận’.
Ông cũng từ chối yêu cầu của ông Nghĩa đưa dẫn chứng chứng minh cho lập luận trong bài blog với lý do điều đó ‘thuộc vấn đề hùng biện’.
“Học sinh sinh viên rất cần nghe lập luận như vậy, đó là sự hùng biện,” ông Phước được dẫn lời nói và cho biết ông sẽ ‘tiếp tục viết’ nhưng ‘tiến trình là rút kinh nghiệm’.
“Sắp tới có ai nói gì đó không có lợi về mặt lý luận về mặt tâm lý chung của xã hội thì tôi cũng sẽ phản biện. Nhưng sẽ phản biện theo kiểu khác,” ông nói.
Bình luận về sự kiện lời qua tiếng lại này, nhà báo Huy Đức viết trên facebook cá nhân là "Tôi phản đối các loại kỷ luật đối với Hoàng Hữu Phước. Quốc hội chỉ nên đưa ông đi giám định sức khỏe, nếu thấy cần thiết thì đưa ông vào diện bắt buộc chữa bệnh."
Trong bài ‘ Dân trí và Dân biểu Sài Gòn’ gửi BBC hồi năm 2011 bàn về hai dân biểu Hoàng Hữu Phước và Đỗ Văn Đương, cây bút Nguyễn Kỳ Xuân từ Sài Gòn từng hỏi “Tại sao tại một thành phố như Sài Gòn, có nền tảng Pháp quyền và dân chủ đại nghị bén rễ hàng trăm năm vào dân trí và mạch sống xã hội, lại có những dân biểu như thế này là đại diện?”

Không có nhận xét nào: