Pages

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Một thế hệ tranh đấu dân chủ cho Hồng Kông

VRNs (05.11.2014) – Face Lê Quốc Tuấn – Cuộc đấu tranh ngoạn mục của phong trào Occupy Central năm tuần trước, kết thúc với tất cả dùi cui, bình xịt tiêu và hơi cay của cảnh sát chống lại những học sinh tay không đã gây ra một đột biến trong những người biểu tình ủng hộ dân chủ trẻ tuổi. Hàng trăm, có lúc đến hàng ngàn người biểu tình vẫncắm các lều trại trại gọn gàng đầy màu sắc, chiếm đóng các huyết lộ mạch giao thông chính của thành phố.
Không ngờ, hành động tàn bạo ấy của cảnh sát đã báo trướcsự vươn dậy tuyệt vời của một quyền lực chính trị xã hội mới. Quyền lực ấy đã mang tên là Thế hệ Chiếm lấy Trung Tâm, gồm các thành viên là những người sinh trong những năm 80 trở về sau, chủ yếu là sinh viên học sinh và giới lao động trẻ, đa phần là các chuyên gia. Họ là những người cống hiến cho dân chủ và cảnh giác sâu sắc với Bắc Kinh, Họ cũng là thế hệ có ít liên quan đến bản sắc văn hóa của Trung Quốc đại lục hơn so với thế hệ lớn tuổi của mình, kể cả những ngườiủng hộ của phong trào Occupy Central và đảng viên tích cực Pan Democrats, ủng hộDân chủ cho Hồng Kông.

Tuần trước, khi các quan chức chính phủ tổ chức cuộc đối thoại về cải cách chính trị với những người biểu tình, năm sinh viên đại học và các nhà lãnh đạo phong trào đã được mời đến. Cuộc hiển thị văn minh của cả hai bên vẫn không thể che giấu được sự đối đầu của cả thế hệ, hậu quả là cuộc đàm phán đã hoàn toàn thất bại không thu hẹp được cách biệt.
Các quan chức từ chối đòi hỏi của giới sinh viên, yêu cầu các ứng cử viên cho cuộc bầu cử Giám đốc điều hành, chức vụ hành đầu của lãnhthổ năm 2017 phải được đề cử bởi các nhóm công dân độc lập. Trích dẫn nguyênvăn từ một phán quyết gần đây của Bắc Kinh, họ vẫn duy trì rằng các ứng cử viên tiềm năng phải được phê chuẩn bởi một ủy ban đề cử gồm 1.200 người, lựa chọn từ các nhóm lợi ích đặc biệt, chủ yếu là có lợi cho Bắc Kinh. Cả các lãnh tụ sinh viên học sinh lẫn đông đảo công chúng đều không hài lòng với quyết định ấy.
Hiện nay, có vẻ như không có giải pháp nào cho cuộc bế tắc: Chính phủ có vẻ do dự không dám sử dụng sức mạnh một lần nữa để kết thúc cuộc chiếm đóng và các sinh viên cũng không chịu lùi bước.
Nỗi lo sợ trước đó rằng Quân đội Giải phóng nhân dân sẽ nhập cuộc để tiến hành một Thiên An Môn thứ hai đã được xua tan bởi một phát ngôn mang đến từ Bắc Kinh. Lý do cho sự kềm chế này là hiển nhiên: Các công ty kinh doanh do đại lục kiểm soát chiếm 60 phần trăm vốn thị trường chứng khoán của Hồng Kông, và các thành phần con ông cháu cha của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sở hữu rất nhiều quỹ cổ phần tư nhân và nhiều bất động sản hàng đầu ở đây. Họ đang không có tâm trạng muốn nhìn thấy một cuộc tắm máu ởHồng Kông vốn có thể đưa đến chuyện mất mát vốn liếng đầu tư và sự sụp đổ tài sản của thị trường ở đây.
Về phần mình, những người biểu tình có vẻ kiên quyết. Không giống như các bậc cha mẹ và ông bà của mình, thành phần trung lưu phát triển, trong một thành phố có chính sách quản trị tốt, một giai đoạn từng được coilà thời hoàng kim, từ cuối những năm 1970 trước khi bàn giao vào năm 1997. Đâylà một giới trẻ có học vấn cao, đi du lịch nhiều và có đầy đủ thông tin. Họ có một thái độ khinh thị đáng ngạc nhiên về những gì mình nhìn thấy ở Trung Quốc: một chính quyền độc tài, tham nhũng, thối nát, thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật, bị kiểm soát trong nhiều năm bởi một tầng lớp lãnh đạo có ý thức bị thổi phồng về sự phi pháp và chủ nghĩa yêu nước tự mãn.
Trong những năm gần đây, giới trẻ này còn căm ghét sự xâm nhập của sức mạnh kinh tế từ đại lục, vốn đã đẩy giá bất động sản lên rất cao. Người nhập cư từ Trung Quốc đến ngày càng nhiều và người trẻ Hồng Kông nhận ra những cư xử ưu đãi của chính phủ dành cho họ, trong khi lại lấy đi các cơ hội giáo dục,phúc lợi chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương. Họ phàn nàn khi nhìn thấy các cửa hàng thường sử dụng để phục vụ nhu cầu hàng ngày của mình giờ trở thành các cửa hàng đắt tiền phục vụ khách du lịch đại lục và những kẻ bất hảo, đôi khi còn được gọi là “bọn châu chấu”. Thực tế là, giới trẻ Hồng Kông càng phải phụ thuộc về kinh tế và công ăn việc làm vào đại lục, họ càng bực bội với Bắc Kinh.
Sự cách biệt thế hệ cũng hiện diện trong ngay bản thân phong trào đấu tranh cho dân chủ. Giới lãnh đạo các đảng ủng hộ dân chủ từng có hơn 30 năm theo đuổi một hình thức mềm mỏng với Bắc Kinh: pha trộn đối thoại với đấu tranh và chấp nhận chủ quyền của đại lục đối với Hồng Kông để đổi lấy lời hứa hẹn được ban cho dân chủ hơn. Trước quyết định cứng rắn gần đây của Bắc Kinh về cuộc bầu cử 2017, thế hệ Occupy Central đã trông cậy và đã không đạt được gì vào chiến lược của những người lớn tuổi: một thế hệ đã cho đi nhiều nhưng không nhận lại được bao nhiêu. Hành động bất tuân dân sự là điểm khởi đầu của thế hệ này.
Sự việc còn khơi rộng hố ngăn cách giữa giai cấp cầm quyềnvà những người thuộc nhóm Pan Democrat đồng thời giải thích cường độ cảm xúc mới trong phong trào. Thực tế của việc phe chính phủ được đại diện bởi một giám đốc điều hành CY Leung, người từ lâu thường bị coi là một nhân vật cứng rắn, chia rẽhơn cả những người công sản bảo thủ, đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ông Leung không có nhiều ủng hộ từ khu vực doanh nghiệp địa phương và các thành phần chủ chốt trong các dịch vụ dân sự. Thật vậy, trong hai năm hơn làm giám đốc điều hành, mọi giai tầng của xã hội Hồng Kông đã trở nên phân cực chính trị hơn bao giờ hết.
Nếu giám đốc điều hành lập tức đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của người dân Hồng Kông và là người biết làm thế nào để khôn khéo với BắcKinh, có thể ông đã tìm được cách giải quyết bế tắc. Dù hiếm khi được áp dụng nhưng một số luật bầu cử hiện tại ở Trung Quốc, cho phép một số hình thức để các nhóm công dân và và cơ quan lập pháp được đề cử ứng cử viên. Nếu những điều khoản này được mở rộng đến Hong Kong, một ứng cử viên tranh cử chức vụ Giám đốc Điều Hành sẽ chỉ cần chữ ký của 100 cử tri đăng ký hoặc chỉ chỉ ba thành viên của cơ quan lập pháp Hồng Kông để được đề cử. Tuy nhiên, rõ ràng là không phải bất cứ ai cũng có thể thuyết phục Bắc Kinh áp dụng điều này cho người Hồng Kông.
Để bây giờ dường như phong trào Ocucpy Central đã đạt được trạng thái ổn định. Các khu vực chiếm đóng thu hẹp và lại mở rộng mỗi khi cảnh sát và người biểu tình nhận ra được giới hạn cuối cùng của nhau. Những người chiếm đóng đã tinh tế hơn trong mưu mẹo của mình. Giới chạy taxi bây giờ đã biết làm thế nào để khắc phục những con đường bị chặn. Kinh doanh thương mại đã trở lại các cửa hàng trong những khu vực bị ảnh hưởng. Một sự bình thường mới đã được sắp xếp.
Tình trạng này có thể kéo dài đến mùa xuân năm sau, khichính phủ đưa điều luật cải cách chính trị vào biểu quyết tại cơ quan lập pháp,nơi đảng Pan Democrats có thể có đủ số ghế để bác bỏ. Đây là một trò chơi mà chắc chắn những người ủng hộ chính phủ biết phải tiến hành như thế nào, và cũng là một điều sẽ khiến công chúng bất mãn hơn.
Vào thời điểm mà phong trào Occupy Central cuối cùng cũng phải giải tán, bởi vũ lực hay từ một giải pháp của bản thân phong trào, và cácnhà lãnh đạo của họ sẽ thực hiện đúng lời nguyện của mình là để bản thân mình bị bắt giữ, cả một thế hệ những công dân ủng hộ dân chủ sẽ phát sinh: trẻ, năng động,bất khuất và không ngơi nghỉ đấu tranh. Đó là một sức mạnh mà những nhà tài phiệt Bắc Kinh và sứ giả của họ ở Hồng Kông sẽ khó quen. Công việc chính trị sẽ không còn bình thường như thế này nữa.
Lian Zhi Zheng/TheNew York Times
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

Không có nhận xét nào: