Về lịch sử ai cũng biết cờ vàng ba sọc đỏ, xuất phát từ sự kiện vua Bảo Đại ủy nhiệm ông Nguyễn Văn Xuân, thành lập chính phủ trung ương Việt Nam lâm thời. Sau đó các đoàn thể, đảng phái ba miền Nam, Trung Bắc, tín nhiệm ông làm Thủ Tướng.
Ngày 1 tháng 6 năm 1948, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân công bố thành phần chính phủ, với đầy đủ thành phần tham chính, công bố cờ Việt Nam, nền vàng ba sọc đỏ, vào ngày 2 tháng 6 năm 1948. Trước đó ông Nguyễn Văn Xuân, cũng đã đưa ra hội nghị công khai, trưng cầu dân ý quốc kỳ và quốc ca.
Về sau thời Đệ Nhật Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cả thảy hai lần đưa ra quốc hội bình chọn quốc kỳ, quốc ca mới, nhưng không thành. Từ sự thật khách quan lịch sử, không ai có thể phủ nhận cờ vàng ba sọc đỏ là của toàn dân và của đất nước Việt Nam. Dù cho thành phần lãnh đạo như thế nào, thì cờ vàng ba sọc đỏ, cũng đã qua nhiều lần trưng cầu dân ý, với sự tham dự của nhiều đại biểu, đại diện của những tập hợp dân chúng.
Cờ đỏ sao vàng, hoàn toàn do đảng CS chọn, và chưa một đoàn thể nào được hỏi ý kiến, cũng như đảng CSVN đang độc trị đất nước. Vì vậy thời chiến tranh, dù không ai bảo ai, chẳng cần tuyên truyền, khi thấy cờ đỏ sao vàng cắm nơi nào đó, người dân đều nói: “Tại điểm X, giờ G có cắm cờ Cộng Sản” Triệu người như một, chưa ai nói “cờ Việt Nam” để chỉ lá cờ đỏ sao vàng.
Dưới sự cai trị của CS, người dân vừa bị khủng bố, bị cưỡng bách, bị tuyên truyền. Nên tất cả những gì của đối phương đều xấu xa, đều tồi bại, lãnh tụ của miền Nam, phải gọi bằng thằng, từ đứa con nít mới học nói cũng gọi như thế. Quân đội, chính phủ Sài Gòn, phải gọi “ngụy” Quốc Kỳ VNCH, phải gọi là cờ “3 que”.
Người Việt khi thoát ra khỏi ách cai trị của CS, đều trân quý giá trị thiêng liêng lá cờ vàng 3 sọc đỏ. Hầu hết lần đầu tiên đứng chào quốc kỳ, lòng ngậm ngùi khôn tả, nước mắt ứa đoanh tròng, và nghẹn ngào khi cất lên: Nầy công dân ơi…
Nói như vậy không có nghĩa người còn ở trong nước, không biết giá trị thiêng liêng quốc kỳ nền vàng, ba sọc đỏ, Nhưng thời gian ngót bốn mươi năm cũng có phần phôi pha, lớp người trưởng thành ở thời điểm 30/4/1975 đến nay già yếu lão, lớp trẻ mới lớn lên có thể mờ nhạt. Mấy người có cơ may, được thân sinh dạy bảo như Luật Sư Lê Công Định?
Phần nhiều đồng hương mới qua Mỹ, họ cũng quen miệng, nói: “Trước giải phóng thế này, sau giải phóng thế kia,” ba mẹ đi H.O bảo lãnh con cái qua, nhiều khi cũng lỡ lời “hồi nguỵ”! Hay ba em đi “lính ngụy.” Họ lỡ lời, hoặc có thể họ không khái niệm gì sâu đậm những từ CS gán đặt. “Ngụy” theo cách hiểu một phe khác CS, “giải phóng” chỉ là điểm mốc thời gian. Hơn nữa từ khi còn bé, những đứa trẻ cùng sống chung một gia đình, nó đã gọi “ngụy, giải phóng,” cha mẹ nào dám chỉnh, sợ ra đường, vào trường học nó thổ lộ, ba mẹ có nước rũ tù.
Tuy nhiên ở vào môi trường tự do, ngôn từ cũng dần dần đổi thay. Tại Mỹ bậc cha mẹ lo tảo tần, có khi vợ làm ca ngày, chồng làm ca đêm, thời gian gặp nhau đầy đủ trong gia đình cũng đã hiếm, có đâu tâm tình với con cái về chuyện cờ, tâm tình chưa chắc chúng nó lắng nghe! Nhưng cơ hội nào đó thúc giục, lương tri tự tìm hiểu, lá cờ vàng ba sọc đỏ hiển nhiên ngự trị trong tâm hồn.
(Mời đọc bài: CỜ VÀNG TRONG TRÁI TIM TÔI của Destiny Nguyễn.)
Đó là giá trị tự nhiên của cờ vàng ba sọc đỏ, được đồng hương tôn thờ. Lịch sử xuất xứ của một lá cờ rất quan trọng, còn quan trọng hơn nữa, dưới lá cờ ấy giá trị nhân bản của người dân có được tôn trọng không? Dù nền dân chủ còn phôi thai, dù chiến tranh tàn khốc, dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, nhiều nhà lãnh đạo đã dốc lòng thực hiện tự do – dân chủ, tôn trọng phẩm cách công dân. Đặc biệt tôn trong di sản tiền nhân để lại. Sau khi Phạm Văn Đồng, đại diện đảng CSVN ký công hàm dâng biển đảo cho quân Tàu. Tháng 1 năm 1959, Trung Cộng đổ quân chiếm Hoàng Sa, trung úy Cổ Tấn Tinh Châu, mang một đại đội Thủy Quân Lục Chiến, tái chiếm đảo, hốt về 60 tên, sau đó phát hiện thêm 5 chiếc ghe, đại đội đuổi theo hốt gọn, không kịp tẩu thoát.
Trận hải chiến 1974, thêm một bằng chứng khác, cờ vàng 3 sọc đỏ luôn luôn bảo vệ tổ quốc.
Sự thật như vậy, không đợi CS đọa đày, người dân mới biết tôn trọng cờ vàng, nếu trong lòng ấp ủ tình yêu nước, với lương tri chân thành.
Chuyện anh Điếu Cày.
Lời nói: Trích Đ C phá biểu“Trước tiên lá cờ một biểu tượng, chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do dân chủ, không phải đấu tranh vì biểu tượng của lá cờ. Vì biểu tượng có thể thay đổi nhưng mục tiêu đấu tranh thì không thay đổi. Lá cờ vàng có từ thời nhà Nguyễn, đó là lá cờ tổ quốc, đại diện cho những quyền tự do dân chủ. Còn cờ đỏ sao vàng là biểu tượng cho một chế độ độc tài.”
“Nếu có một lá cờ nào đại diện cho những quyền tự do, dân chủ, cho những quyền lợi tự do dân tộc tổ quốc thì tôi sẵn sàng đứng dưới lá cờ đó để đấu tranh cho mục tiêu đó. Không riêng gì cá nhân tôi mà tất cả chúng ta trong nhu cầu kết nối tạo sức mạnh tổng hợp, thì hãy cùng nhau đứng dưới một ngọn cờ để đấu tranh cho quyền lợi dân tộc, đất nước. Tôi hy vọng khi chúng ta đoàn kết được, chúng ta sẽ chọn ra những biểu tượng xứng đáng nhất cho mình. Nếu 90 triệu người dân Việt Nam đồng thuận rằng lá cờ từ thời nhà Nguyễn để lại cho chúng ta là lá cờ của dân tộc và chúng ta nhất trí đứng chung như thế thì chúng ta không cãi nhau nữa.”
Việc làm: Anh đã đẩy ngược, lá cờ vàng ba sọc đỏ về phía người tặng, nhìn hình ảnh nầy tôi bị sốc, và lấy làm buồn về phía người tặng, hơn người từ chối, vì một biểu tượng thiêng liêng, không phải chiếc áo, một cái đồng hồ, nên trước khi tặng cần suy nghĩ đánh giá cho kỹ, để khỏi phải bẽ bàng.
Anh bạn tặng cờ, thua xa một bà nào đó đã dúi vào tay ĐC một nắm tiền, điều này mới làm cho ĐC “thật sự xúc động.” tuy là một ít tền nhỏ nhoi!
Tìm hiểu về lời nói: Anh ĐC khẳng định cờ vàng 3 sọc đỏ . Lá cờ vàng có từ thời nhà Nguyễn, đó là lá cờ tổ quốc, đại diện cho những quyền tự do dân chủ. Còn cờ đỏ sao vàng là biểu tượng cho một chế độ độc tài.”
Lời minh định đi từ rạch ròi, hùng biện, chuyển qua hồ nghi “Nếu có một lá cờ…. cùng nhau đứng dưới một ngọn cờ để đấu tranh cho quyền lợi dân tộc, đất nước.“
chuyển đoạn ĐC gài buộc vào thế khó, trời không gỡ được: “Tôi hy vọng khi chúng ta đoàn kết được, chúng ta sẽ chọn ra những biểu tượng xứng đáng nhất cho mình”
Bởi chúng ta “đoàn kết được” khi ấy đất trời đã tận thế, đoàn kết ai bằng đảng Mafia Cộng Sản, thế mà chúng giết nhau tơi bời, từ vụ “chống đảng xét lại” cho tới cái gọi bài trừ tham nhũng, bọn tham nhũng loại trừ nhau, để giành ghế, từ Tập Cận Bình, tới Trọng Lú đều một bè, bởi đảng CS còn độc trị, tham nhũng còn thênh thang đất sống, Thánh cũng bó tay qui hàng, Bình, Trọng Lú hoặc bất kể ai cũng chào thua. Đòi hỏi người Việt ở hải ngoại đoàn kết, chuyện khó hơn lên trời.
Nghĩa là muôn đời chúng ta sẽ không bao giờ có được “biểu tượng xứng đáng nhất”?
Khi chế độ CS còn độc trị, bằng cách nào để chúng ta thực hiện trưng cầu dân ý? Để biết 90 triệu người dân Việt Nam đồng thuận rằng lá cờ từ thời nhà Nguyễn để lại cho chúng ta là lá cờ của dân tộc và chúng ta nhất trí đứng chung như thế thì chúng ta không cãi nhau nữa.”
Nghĩa là trong khi đợi chờ đồng thuận của 90 triệu dân, chúng ta cãi nhau dài dài? Cãi nhau không xảy ra đánh lộn, không bị Police còng tay là may lắm rồi, đoàn kết kiếm đâu ra.
Tìm hiểu mục đích của Điếu Cày.
Có thể anh nghĩ, không nhận cờ vàng do anh bạn đồng hương tặng, khi mới tới phi trường, là để dung hòa, hợp đoàn tạo sức mạnh, đấu tranh với nhà cầm quyền CSVN, vì đa số đảng viên đảng CSVN, từ cao cấp trung ương, tới địa phương, đều thấy đảng CSVN là tập đoàn thối nát, buôn dân bán nước, kể luôn những thường dân còn ngộ nhận cờ đỏ là cờ nước Việt Nam, thành một tập hợp chống đảng CSVN, khi đảng CSVN bị loại ra khòi chính trường. Đất nước có chính quyền, có quốc hội mới, khi đó lá cờ Việt Nam sẽ được chọn.
Tuy nhiên ý tưởng chiến thuật của anh có thể sai lầm. Thường người ta ví hải ngoại như một hậu phương, trong nước mới thực sự là chiến trường. Ý tưởng và hành động của anh đã gây ra tổn hại, thiệt thòi không nhỏ về mặt uy tín và thiện cảm, nó tạo thành một thành kiến trong cộng đồng. Đó là những trở ngại để phát huy những gì kế tiếp.
Có thể người ở trong nước hiểu lầm, ở Mỹ này tự do lắm, cương càng bạo, càng thu hút, thật tai hại. Luật pháp Mỹ không cấm treo cờ CS và hình Hồ Chí Minh/Hồ Tập Chương, cứ nhìn Trần Trường thì biết, luật pháp không cấm treo, nhưng cũng không dám cấm biểu tình, một Trần Trường, làm sao hơn được hàng vạn đồng hương? Từ khi khinh binh Trần Trường làm phép thử, tới nay hình và cờ Cộng Sản không thấp thoáng nữa.
Tương tự trường hợp chị Trần Khải Thanh Thủy, mới chân ước chân ráo đến Mỹ, chị xác nhận bản thân đảng viên đảng Việt Tân, khi ấy tôi nói với bạn bè “Bà này coi bộ muốn hưu non.”
Tôi không coi Việt Tân là xấu, là cánh tay nối dài cho CS, như những tờ báo hải ngoại công kích, nhưng phần đông hải ngoại đã có định kiến như những gì dư luận lên tiếng, tôi xem lời nói của chị Thủy là người qúa thật thà, thật thà trong nghĩa má kẻ dại. Dù không làm chính trị, khi dấn thân tranh đấu, lời nói và việc làm không cho phép chúng ta thật thà.
Anh ĐC thực sự muốn kêu gọi thiết tha đoàn kết, song việc làm của anh tạo rachia rẽ, ví dụ nhiều hội đoàn các nơi muốn mời anh tới địa phương để tâm tình và tiện thể thăm anh, (với anh, có thể anh không màng tới) song hiện nay rất khó, vì ban lãnh đạo có thấu hiểu, cảm thông, nhưng chưa chắc đủ tài để thuyết phục đồng hương.
Nguyên tắc trong đấu tranh, phải theo thứ tự nhất định: Đấu tranh – thay đổi chế độ – sau đó mới thay đổi cờ, muốn đấu tranh đòi hỏi tối thiểu phải nương tựa vào một chính nghĩa.
Ngược lại với mục đích hòa hợp, hòa giải, chắc chắn thất bại, khó hơn đội đá vá trời, chuyện dã tràng xe cát, khó hơn vận động toàn dân giải trừ CS, để chống quân Tàu xâm lược, việc tuy chưa thành nhưng còn người ủng hộ.
Phạm Duy, cây đại cổ thụ của nền âm nhạc Việt Nam, Nguyễn Cao Kỳ, phó thủ tướng, uy danh lừng lẫy. Nhưng họ đã quay gót với đồng hương, cúi lưng trước bọn CS. Người ta cũng dũ sạch, lột sạch.
Anh ĐC đã việt vị, rất hy vọng không phải ở phút 90 của trận đấu. Tôi mong rằng người đến Mỹ sau anh, đọc bài này không đến nỗi vô ích.
Mến chúc anh dồi dào sức khỏe, gia đình bên nhà luôn bình an.
Ông Bút
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét