Tàu tuần duyên Trung Quốc quần đảo ngay trong vùng biển Việt Nam để bảo vệ hoạt động khoan dầu phi pháp của giàn khoan Hải Dương-981 hồi tháng 5 - Ảnh: Reuters |
“Cuộc gặp gỡ giữa ông Tập và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại APEC chỉ là một bước nhỏ ban đầu trong một hành trình dài để khôi phục các mối quan hệ song phương trở lại mức độ trước khi xảy ra khủng hoảng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”, Giáo sư Thayer nhận xét.
Ông cũng nói thêm rằng có vẻ như tình hình căng thẳng tại biển Đông và biển Hoa Đông sẽ tiếp tục dịu xuống trong khoảng 6 tháng tới.
|
“Trung Quốc đang chìa một “cánh tay hòa bình” nhằm kéo sự chú ý của các nước trong khu vực khỏi hoạt động mà cánh tay còn lại đang làm – đó là tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tại biển Đông”, chuyên gia Úc, người có nhiều bài viết về Việt Nam, cảnh báo.
Báo cáo công bố hồi tuần trước của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết có hình chụp vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã tạo ra một hòn đảo nhân tạo khổng lồ, với chiều dài ít nhất là 3.000 m, tại bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Vài ngày sau bản tin của IHS Jane's, Trung tá Jeffrey Pool, người phát ngôn quân đội Mỹ, đã lên tiếng hối thúc Bắc Kinh ngừng ngay việc xây dựng hòn đảo nhân tạo nói trên.
Đáp lại phản ứng từ phía Mỹ và bản tin của IHS Jane’s, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố công trình xây dựng tại một vài bãi đá ở Trường Sa “chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện sống và làm việc của cán bộ viên chức Trung Quốc làm việc tại đây để giúp họ có thể thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ quốc tế như tìm kiếm và cứu hộ”./Hoàng Uy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét