Pages

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Xung quanh hội thảo xóa bỏ án tử hình

Kính Hòa, phóng viên RFA

Buổi Hội thảo xóa bỏ án tử hình tại Dòng Chúa Cứu Thế ngày 26 tháng 1, 2015

Buổi Hội thảo xóa bỏ án tử hình tại Dòng Chúa Cứu Thế ngày 26 tháng 1, 2015
 Dòng Chúa Cứu Thế



Ngày thứ hai 26/01/2015 tại Dòng Chúa cứu thế ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra một buổi hội thảo của các tổ chức xã hội dân sự Việt nam về việc xóa bỏ án tử hình. Việc này cũng bị gây trở ngại từ phía cơ quan công quyền theo như ông Huỳnh Công Thuận, một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Sài gòn. Ông Huỳnh Công Thuận cho Kính Hòa Đài Á châu tự do biết là ông bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà trong suốt hai ngày.


Ông Huỳnh Công ThuậnNgày 26 tháng giêng có buổi hội thảo về việc xóa bỏ án tử hình, đặc biệt có hai gia đình của tử tội Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng, và có các phái đoàn của lãnh sự Đức cũng như các nước Âu châu tham gia. Người ta không có mời trực tiếp từng người, mà tôi thì có chân trong các tổ chức xã hội dân sự, những người có điều kiện, phát biểu tốt, đến tham dự được thì đến, chứ không mời cá nhân. Trong đó có (nhóm) liên tôn giáo, nhất là hai gia đình chánh thì được mời, và người ta đến đây từ hồi hôm qua.
Kính Hòa: Nghe nói là Ông bị một số người nào đó chặn không cho ra đường phải không ạ?
Ông Huỳnh Công ThuậnDạ đúng rồi ạ. Từ sáng ngày chủ nhật, mà tôi không hiểu là chuyện gì. Thường thường những người hoạt động nhân quyền như chúng tôi bị chận khi có một sự cố gì kiểu như biểu tình. Sáng sớm họ không cho ra, đuổi tôi vô, xe tôi phải để ngoài đường nguyên một ngày. Tới trưa đi ăn cũng không được. Hơn mười người đứng hai bên của luôn. Họ giả dạng là côn đồ, mà tôi cũng gọi họ là côn đồ luôn vì rõ ràng là như vậy. Tôi gọi báo công an, họ trả lời là ừ à rồi không thấy đâu. Mà tôi cũng tôn trọng pháp luật, chiều nay tôi làm đơn tố cáo rồi, còn giải quyết như thế nào là việc của họ.
Sáng sớm họ không cho ra, đuổi tôi vô, xe tôi phải để ngoài đường nguyên một ngày. Tới trưa đi ăn cũng không được. Hơn mười người đứng hai bên của luôn. Họ giả dạng là côn đồ, mà tôi cũng gọi họ là côn đồ luôn vì rõ ràng là như vậy
Ông Huỳnh Công Thuận
Mà cái này là công khai chứ có cái gì đâu. Các này tôi nói thiệt, như dân gian người ta nói như là chó cùng cắn giậu chứ chẳng biết đúng sai gì nữa. Cái này cả thế giới người ta đều biết mà, có tôi hay không có tôi thì cũng …
Kính Hòa: Khi ông ra đường như vậy thì họ có đụng chạm gì tới thân thể không?
Ông Huỳnh Công ThuậnHồi sáng họ nhào vô họ đánh tôi. Họ đứng bên ngoài họ chỉ  vô nói là cấm không được đi đâu hết. Tôi hỏi lại rất là đàng hoàng là anh là ai mà cấm tôi như vậy? Thế là họ điện thoại kêu tới thêm một người nữa, là sếp của mấy người này. Rồi họ quăng xe nhào vô, hai tên đánh tôi rầm rầm, bà con xung quanh thấy họ hung hãn quá cũng không dám can thiệp.
Kính Hòa: Những người này ông có quen mặt không?
Ông Huỳnh Công ThuậnĐúng ra là quen mặt, vì họ cứ theo dõi rình rập tôi, rồi tôi bị đánh, bị giựt điện thoại nữa. Tôi cũng đã từng thưa họ, chỉ đích danh họ, nhưng mà không tới đâu hết. Họ cũng từng truy sát tôi đập đầu tôi ngoài ngân hàng ở bến Chương Dương, tôi phải nằm bệnh viện bảy ngày, đầu bị khâu mấy mũi. Những người này là có dính líu đến vụ đó hết.
Mà tôi cũng thấy hơi lạ, vì trước đây mỗi lần có sự cố thì họ mời tôi tới đồn công an cả ngày luôn. Còn lần này thì họ giữ tôi tại nhà chứ không phải ở đồn công an. Tôi nghĩ là việc này họ làm để ném đá giấu tay. Tại vì tôi thưa sẽ không được vì họ giấu mặt, không xưng danh là ai hết, mặc dù mình biết họ là ai, người ta chối, đâu có nhận đâu. Nếu giữ tôi ở đồn công an thì tôi có thể thưa cái đồn đó được.
Tôi không có đòi hỏi cái gì khác, trừ khi luật quá sai ví dụ như điều 258, thì chúng tôi sẽ phản đối, còn ngoài ra thì chúng tôi yêu cầu thi hành theo cái luật của họ
Ông Huỳnh Công Thuận
Kính Hòa: Sau nhiều lần bị phiền nhiễu, bị mời lên đồn công an, rồi sự việc hai ngày qua, ông cho là vì lý do gì mà ông bị như vậy?
Ông Huỳnh Công Thuận: Ở thành phố này, và cả ở nước Việt nam thì tôi là một trong những người đòi hỏi về nhân quyền. Mà nhân quyền của tôi là nhân quyền cho người Việt nam, ở trong nước Việt nam, theo pháp luật của nước Việt nam. Tôi không có đòi hỏi cái gì khác, trừ khi luật quá sai ví dụ như điều 258., thì chúng tôi sẽ phản đối, còn ngoài ra thì chúng tôi yêu cầu thi hành theo cái luật của họ.
Cái đó quá dễ cho nhà cầm quyền mà! Yêu cầu làm theo cái luật của họ mà. Khi làm ra luật thì họ đã có phần lợi và đẩy phần thiệt về cho người dân rồi. Mà khi đem cái luật ra để xài đàng hoàng cũng không được nữa. Chính chỗ đó là tôi luôn luôn đòi hỏi theo pháp luật. Yêu cầu người dân và cán bộ cũng phải theo pháp luật. Chính cái chỗ đó gây khó chịu cho người ta. Tôi không chửi bới, tôi không đòi hỏi làm theo cái luật bên Tây bên Tàu gì cả, chính chổ đó gây khó chịu cho người ta. Người ta không dùng luật để cản trở tôi được, nên họ đã chận ngang xương, họ dùng côn đồ.
Vừa rồi là ông Huỳnh Công Thuận thuật lại cho chúng tôi sự việc ông bị cản trở và hành hung không đến dự buổi hội thảo về vấn đề xóa bỏ án tử hình. Chúng tôi cũng liên lạc được với bà Rưỡi, dì của tử tù Hồ Duy Hải, một trong hai gia đình có người mang án tử hình dự hội thảo này.
Bà Rưỡi cho chúng tôi biết:
Mình thấy án tử hình là vô nhân đạo. Không phải vì Hồ Duy Hải bị án oan mà tôi nói như thế, mà từ hồi còn nhỏ, còn đi học, tôi biết có án tử hình là tôi không thích. Rồi bây giờ gia đình có cháu Hồ Duy Hải mang án oan. Bảy năm nay tôi sống trong nơm nớp lo sợ cái ngày đó. Biết rằng mình bị hàm oan nhưng mà mình là người dân thấp cổ bé miệng, biết có ai nghe mình nói hay không, biết mình có được giải oan hay không! Cái ngày đó nó nằm trong tâm khảm tôi bảy năm nay, tôi rất là sợ. Thành thử khi tham dự buổi hội thảo hồi sáng này tinh thần tôi thấy rất phấn chấn.
Ông Hồ Duy Hải bị kêu án là đã giết chết hai nhân viên bưu điện tại một địa phương tại tỉnh Long An, tuy nhiên người ta cho rằng không có chứng cứ là ông Hải phạm tội. Vụ án tử hình ông Hồ Duy Hải gây nhiều phản đối trong công luận, và việc phản đối này đã dân đến việc hoãn thi hành án và chính phủ Việt nam đã lập một tổ làm việc liên ngành để tra xét lại vụ án
.

Không có nhận xét nào: