I. TÌM HIỂU VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM HIỆN NAY:
Nhà nước Pháp quyền XHCN ở Việt Nam là một sản phẩm đặc biệt do ĐCSVN sáng tạo ra, một sản phẩm hỗn hợp giữa “CHÍNH TRỊ” với “PHÁP LUẬT”, đó là bộ máy cầm quyền của nước CHXHCN Việt Nam, nó không giống bất cứ một Nhà nước nào trên thế giới hiện nay.
Quốc Hội vẫn chưa có đủ sự độc lập cần thiết, nó là diễn đàn phù hợp cho những tranh luận về chínhh trị, kinh tế, xã hội. Quốc hội phải có vai trò lớn hơn và Đảng nên tránh can thiệp vào vai trò của Quốc hội. Một người bất đồng chánh kiến đã viết: “Quốc hội hiện nay không thể thực hiện nhiệm vụ giám sát chính phủ. Nó cũng không thể thực thi nhiệm vụ “quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia”. Thay vào đó, nó thường bị chánh phủ qua mặt. Quốc hội ban hành luật nhưng luật có lợi ích gì khi có nhiều người chống lại luật. Quốc hội không thể làm gì được; bởi vì, nó không có quyền can thiệp. Thành tích làm luật mới cũng coi như bằng không”.
Quả thực cũng không có gì đáng ngạc nhiên; bởi vì, tất cả các đại biểu Quốc hội là đảng viên hoặc do Đảng lựa chọn. Đây là điểm gây bức xúc cho các nhà bất đồng chính kiến như Hoàng Minh Chính đã chỉ ra: “Không có một chút “Tự do – Dân chủ” nào trong nước ta. Trong số 75 triệu người VN, chỉ có 2 triệu người là đảng viên. Và trong số vài trăm đại biểu Quốc hội thì có đến 93 đến 97% là đảng viên.”
Vì vậy, Quốc hội không thuộc về nhân dân mà thuộc về ĐẢNG. Đảng thậm chí soạn sẵn danh sách các ứng cử viên và nhân dân buộc phải bỏ phiếu cho họ. Họ gõ cửa từng nhà người dân và bảo phải bỏ phiếu theo danh sách của Đảng. Một nhà bất đồng chánh kiến khác cũng có quan điểm: “Tôi muốn nhắc lại rằng 95% đại biểu quốc hội là đảng viên. Vì vậy, không thể nói chính quyền là của dân, do dân và vì dân với tỷ lệ nầy. Mối đe dọa với dân chủ, tự do và hạnh phúc chính là ở đây.”
Mọi thứ đều được quyết định bởi Đảng, hay đúng hơn là những đảng viên nắm giữ những cương vị chủ chốt. Việc bầu những đại diện của nhân dân vào các tổ chức của chánh phủ, bao gồm những chức vụ cao nhất, tiếp tục đi theo lối mòn “ĐẢNG CỬ, DÂN BẦU”. Và những tổ chức nầy có nhiệm vụ thông thường là “thể chế hóa” các quyết định của Đảng đối với chính phủ. Cơ cấu của Đảng từ trên xuống dưới có quyền hành tuyệt đối và không chịu sự quản lý của bất kỳ luật nào. Kết quả không khác gì hơn là “ĐẢNG TRỊ” trong một chế độ “TOÀN TRỊ”.
Nhiều nhà bất đồng chánh kiến trong nước, kêu gọi: “Đặt ĐCSVN dưới PHÁP LUẬT và BÌNH ĐẲNG với các tổ chức khác”. Hầu hết, trong số họ chỉ muốn có sự tôn trọng triệt để pháp luật hiện hành. Trước hết, phải trao Quốc Hội sự độc lập, được ghi trong Hiến pháp. Thứ hai, BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992 cho phép Đảng đứng trên pháp luật. Thứ ba, đổi mới pháp luật để cơ quan TƯ PHÁP có thể đóng vai trò là cơ quan phân xử pháp lý độc lập.
Nguồn gốc của các cuộc tranh luận bỏ điều 4 Hiến pháp năm 1992 mà nhiều người coi là sự hợp thức hóa quyền cai trị ĐỘC TÔN của ĐCSVN. Điều 4 HP hiện hành còn gây tranh cãi ngay trong nội bộ Đảng, vốn quy định cho ĐCSVN là “Lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội và không một ai nghĩ rằng ĐCSVN sẽ từ bỏ quyền lực độc tôn. Điều 4 của Hiến pháp vẫn còn là đối tượng đả kích của các nhà bất đồng chánh kiến.
Hoàng Minh Chính đã khẳng định rằng: “Gốc rễ của tất cả những đau khổ của đất nước và dân tộc Việt Nam là điều 4 Hiến pháp. Nó tuyên bố quyền CAI TRỊ TUYỆT ĐỐI của Đảng. Đảng đứng trên cả Tổ quốc, dân tộc và hết thảy mọi thứ.”
Gareth Porter lưu ý rằng: “Mặc dù Đảng có nhiệm vụ “lãnh đạo nhà nước”, nhưng không thay thế nhà nước, sự nhập nhằng về chức năng giữa Đảng và Nhà nước là vấn đề căn bản của hệ thống chính trị tại Việt Nam ngay từ đầu.” (Porter, The Politics of Bureaucratic Socialism, trang 84).
Bởi vì Đảng không có quyền “LẬP PHÁP” vốn thuộc về Quốc Hội, cho nên Đảng quản lý bằng “NGHỊ QUYẾT”; vì vậy, Đảng tự cho mình quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, đối với nhà nước và xã hội. Khi đưa ra những nghị quyết, quy định của Đảng chỉ đạo Quốc hội, chính phủ, tòa án, thanh tra chính phủ và các tổ chức cơ sở và như vậy, Đảng đã biến toàn bộ hệ thống chính phủ thành những cơ quan thực thi các nghị quyết từ một nhóm quyền lực trong Đảng. DÂN CHỦ & PHÁP LUẬT cũng bị biến thành những công cụ thực thi những nghị quyết nầy.
Đảng sử dụng pháp luật để duy trì quyền lực độc tôn. Đảng từ chối phân chia quyền lực giữa ĐẢNG – NHÀ NƯỚC và CƠ QUAN TƯ PHÁP; vì vậy, không có ngành tư pháp độc lập ở Việt Nam như đã ghi trong điều 2 của Hiến pháp. Việc Đảng đứng trên pháp luật là không thể và không ai có quyền phê phán Đảng, điều nầy đã tạo nên một “GIAI CẤP MỚI” (The New Class) trở nên giàu có do tham nhũng và do trấn lột tài sản của nhân dân mà có.
Trên nguyên tắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân “sống và làm việc theo pháp luật”. Tuy nhiên trên thực tế, các cán bộ, đa số là đảng viên lại được phép lợi dụng pháp luật còn lỏng lẻo để bốc lột hoặc cướp đoạt tài sản của nhân dân nhằm vào tư lợi cá nhân. Làm sao Đảng có thể bài trừ tận gốc tệ nạn tham nhũng, nếu Đảng không chủ trương cải cách chính trị cơ sở cho một nhà nước Pháp quyền? Việc đảng viên đứng trên pháp luật sẽ dẫn tới quan ngại khác là Đảng đã mang những đặc điểm và thuộc tính của một “giai cấp mới”.
Tệ nạn tham nhũng tại VN là một vấn đề nhức nhối xã hội. Hành vi tham nhũng hay tham ô là hành vi của nhóm người lạm dụng quyền hạn và chức vụ cố ý làm trái luật pháp để phục vụ cho lợi ích cá nhân và gia đình của họ. Nguyên TBT Lê Khả Phiêu đã phát biểu: “Tham nhũng ở nước ta là do cơ chế lẫn con người.” Còn TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực, đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có.”
Tại VN, có những vụ tham nhũng cực lớn như vụ PMU18, vụ án tham nhũng Huỳnh Ngọc Sỹ, Vinaline, Vanashin… đều nằm trong hệ thống của nhóm lợi ích bất chính và phi pháp. Đây là dạng tham nhũng có tổ chức, có chủ mưu, có chỉ đạo hẳn hoi. Loại tham nhũng “gộc” nầy thường xảy ra ở các họat động dự án, đấu thầu, các hợp đồng kinh tế, bất động sản, tài chánh, ngân hàng, xuất nhập cảng, xây dựng hạ tầng cơ sở, mở mang khu đô thị, các dịch vụ giáo dục, y tế, công nghệ, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, kinh doanh bất động sản…
Theo Milovan Djlas lập luận rằng: “Sau khi lên nắm chính quyền, ĐCS đã trở thành một giai cấp mới với luật lệ riêng của nó. Giai cấp mới giành được quyền lực, đặc quyền, ý thức hệ và những luật lệ riêng dựa trên một hình thức “SỞ HỮU RIÊNG BIỆT – SỞ HỮU TẬP THỂ”, nhân danh quốc gia và xã hội, nó có quyền quản lý và phân phối, thực ra chỉ là vỏ bọc cho quyền sở hữu thực sự của bộ máy quan chức trong chánh quyền,” đối với Djilas. “Những người đứng trong hàng ngũ của Đảng Cách Mạng, khi Đảng đã nắm được quyền lực thống trị, là đảng viên có nghĩa là họ thuộc về giai cấp được hưởng đặc quyền, đặc lợi; bởi vì, Đảng độc quyền quản lý và kiểm soát việc phân phối tài sản quốc gia. Các đảng viên luôn có những cơ hội tốt hơn dành cho con cháu của họ…” (Milovan Djilas, The New Class, trang 45).
Trước đó, Bác sỹ Dương Quỳnh Hoa đã nói với một nhà báo: “Tôi đặt câu hỏi cho các vị lãnh đạo tại Hà Nội, mục đích cuối cùng của các ông – mục đích cuối cùng của cách mạng là gì? Là hạnh phúc của nhân dân hay là quyền lực? Tôi nghĩ là QUYỀN LỰC. Gần như không có quan tâm gì đến NHÂN QUYỀN ở Việt Nam.” Thật vậy, dưới chế độ CHXHCNVN đã không còn giai cấp công nông nữa và xuất hiện giai cấp “TƯ BẢN ĐỎ” phất lên nhờ buôn lậu và tham nhũng. Giai cấp nầy bao gồm những quan chức trong hệ thống cơ cấu Đảng và chính quyền vận dụng quyền lực để bốc lột nhân dân.
Sự tập trung quyền lực vào những cơ quan chủ chốt của Đảng đã làm cho Đảng suy yếu và làm cho những đảng viên có quyền hành trở thành một giai cấp thống trị mới trong xã hội, hành động vì lợi ích bản thân và chống lại lợi ích của nhân dân. Chúng ta có thể khẳng định rằng, nhiều đảng viên quyền cao chức trọng đã trở thành những nhà tư bản mới, củng cố quyền lực, biến quyền lực vơ vét của cải cá nhân và đang gây ra bất ổn xã hội.
Còn Nguyễn Hộ than phiền rằng “Tôi đã tham gia cách mạng trên 26 năm. Gia đình tôi có 2 người hy sinh trong kháng chiến…nhưng chúng tôi phải thú nhận: chúng ta đã chọn sai lầm ý thức hệ – Chủ nghĩa cộng sản. Bởi vì trong hơn 60 năm đi trên con đường cách mạng, nhân dân VN đã phải chịu đựng những hy sinh to lớn, nhưng rốt cuộc lại không giành được điều gì. Đất nước vẫn rất nghèo nàn, lạc hậu; nhân dân vẫn không có cuộc sống ấm no hạnh phúc và không có tự do, không có dân chủ. Đây quả là sự hổ thẹn.”
Đứng về mặt nguyên tắc mà nói, Nhà nước Pháp quyền CHXHCN Việt Nam được thành lập trên cơ sở chủ nghĩa Marxism – Leninism làm công cụ độc quyền cai trị cho ĐCSVN, không bao giờ có thể là một “NHÀ NƯỚC PHÁP TRỊ” (Etat de troit), khác với Nhà nước Pháp trị phương Tây. Nhà nước nầy đều được thành lập bằng những cuộc bầu cử định kỳ và theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Ngoài ra, họ có Hiến pháp, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án…hệ thống cai trị, xét xử đều được thực hiện bằng một hệ thống “PHÁP LUẬT THÀNH VĂN”. Tóm lại, đó là sự khác biệt giữa nhà nước Pháp quyền CHXHCNVN độc tài toàn trị và Nhà nước Pháp trị tự do-dân chủ phương Tây.
Nhà nước Pháp trị phương Tây là sản phẩm của một nền văn hóa truyền thống cổ truyền về nhân bản, chính trị, pháp luật, nhân quyền, tự do-dân chủ đã có hàng ngàn năm bắt nguồn từ nền văn minh cổ Hy Lạp & La Mã. Nền văn minh ấy, trải qua các thời đại, đã kết tinh thành một luồng tư tưởng PHÁP TRỊ rất phong phú, thể hiện qua nhiều kiểu nhà nước pháp trị như:
II. NHÀ NƯỚC PHÁP TRỊ KIỂU ANH (Rule of Law):
Khởi đầu là nhu cầu chống những đặc quyền của nhà vua. Quá trình phát triển đó, bắt đầu từ năm 1215 với Đại Hiến Chương MAGNA CARTA, ngày 15 tháng 6 năm 1215 là văn kiện đã mở đường cho các quyền tự do của con người ở Anh và ngày nay được cả thế giới lý tưởng hóa thành một biểu tượng lịch sử về đấu tranh nhân quyền. Năm 1628, với PETITION OF RIGHT (Thỉnh nguyện thư quyền lợi). Năm 1679, với HEBEAS CORPUS ACT (Luật Bảo Thân). Năm 1689, với Bill of Rights (Tuyên ngôn Nhân quyền). Năm 1832, với Reform Act (Luật về Cải cách). Năm 1949 với Parliament Act (Luật về Nghị Viện)…nhằm mục đích ngăn ngừa không để nhà vua can thiệp vào sinh hoạt chính trị chung. Nhà nước pháp trị “Rule of law” (Thượng tôn pháp luật) ở Anh Quốc, trong đó vua, chính phủ cũng như dân chúng phải tôn trọng pháp luật như một giá trị có hiệu lực cao nhất. Có 2 yếu tố cơ bản cấu thành nét đặc thù đó như sau:
1. Chủ thuyết “TỰ DO DƯỚI PHÁP LUẬT”, ảnh hưởng chủ thuyết nầy nhiều nhất là John Locke (1632). Ông cho rằng, tự do không phải là một quyền mà là một “QUAN HỆ XÃ HỘI”. Theo Locke, pháp luật không phải là một “mệnh lệnh” mà là “kiến thức”. Pháp luật có khả năng nhận thức nên nó hướng dẫn con người biết cách sử sự ra sao đối với đồng loại. Quan điểm nầy trái ngược với chế độ CSVN, coi pháp luật là quyền lực bắt con người phải sợ hãi, tuân phục. Như vậy, TỰ DO & PHÁP LUẬT liên quan mật thiết với nhau: “Ở ĐÂU CÓ PHÁP LUẬT. Ở ĐÓ CÓ TỰ DO”. Điều nầy trái ngược lại với quan điểm của Lenin : “Ở ĐÂU CÓ TỰ DO, Ở ĐÓ KHÔNG CÓ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN”. Nói cách khác, tự do cần có pháp luật để triển khai và pháp luật, tự bản chất của nó không đàn áp hoặc bóp nghẹt tự do như chế độ CSVN hiện nay.
2. Ngành TƯ PHÁP hoàn toàn độc lập, sự xét xử cũng rất độc lập, các thẩm phán không xử theo chỉ thị của bất kỳ ai. Pháp luật không bao giờ được xem là công cụ trấn áp mà là những nhận thức của con người tự giác, ý thức được quyền hạn của mình để không tự dặt mình ra ngoài vòng pháp luật, xâm phạm vào quyền tự do của người khác. Một đặc điểm khác nữa là mọi người “BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT”, từ nhà vua cho đến thứ dân, kẻ thống trị và người bị trị đều ngang nhau trước vành móng ngựa. Tòa án không bao giờ vi phạm sự bình đẳng đó.
III. NHÀ NƯỚC PHÁP TRỊ CỦA MỸ (Due process of law):
Hiến Pháp Mỹ đặt ra một nguyên tắc xét xử cho các tòa án Hoa Kỳ: “Không ai có thể bị tước đoạt sự sống, tự do hay quyền sở hữu nếu thủ tục triển khai của pháp luật đã được tôn trọng”. Due process of law là một nguyên tắc để dựa vào đó, Tòa án Mỹ kiểm soát xem trong việc chánh quyền liên bang và tiểu bang làm luật và áp dụng có tôn trọng sự công bằng hay không? Thật ra, Due process of law cũng giống như Rule of law của Anh đã được bổ sung khi đưa vào áp dụng trong môi trường Hoa Kỳ.
Due process of law nới rộng thêm quyền hạn của Rule of law khi tòa án Mỹ đi vào nội dung của luật để kiểm soát hiến tính của nó, điều mà tòa án ở Anh không làm vì không muốn can thiệp vào quyền làm luật của nghị viện. Vì vậy, Due Process of law đã có 2 thủ tục để kiềm sát hiến tính về mặt hình thức (procedural due process of law) và về mặt nội dung (substantial process of law).
Tư tưởng pháp trị của Anh chỉ giới hạn trong phạm vi tòa án; ngược lại, nhu cầu của người Mỹ rất sâu rộng, tới mức độ xây dựng được cho người dân Mỹ cả một nền VĂN HÓA PHÁP LÝ có bản sắc đặc thù so với nước Anh. Alexis De Tocqueville tác giả cuốn “De la Démocratie en Amérique” (Về nền dân chủ tại nước Mỹ) thì những hạt giống dân chủ mọc cằn cỗi trên đất già nua ở Châu Âu, đã nẩy mầm tốt tươi trên đất mới màu mỡ Châu Mỹ.
Một lĩnh vực khác nữa là bản “HIẾN PHÁP THÀNH VĂN” được soạn thảo theo một thủ tục đặc biệt và được thông qua cũng bằng một hội nghị đặc biệt. Một bản Hiến Pháp cứng rắn với “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” phân lập rõ rệt về mặt nguyên tắc, nhưng trong thực tế kềm giữ lẫn nhau, làm đối trọng lẫn nhau. Vì vậy, người ta hiểu vì sao từ khi lập quốc, nước Mỹ đã có sẵn những TUYÊN NGÔN VỀ NHÂN QUYỀN, về độc lập…để làm cơ sở cho một bản Hiến Pháp ngày nay đã trên 200 tuổi.
Alexander Hamilton là một trong những “Founding Father” (Quốc phụ) của Mỹ, đã đề ra nguyên tắc: “Mỗi khi có tranh chấp giữa Hiến pháp và Luật thì bổn phận của Tòa án là phải theo Hiến pháp, chứ không theo Luật”. Một quốc phụ khác, James Madison còn đi xa hơn nữa: “Các tòa án phải tự coi mình có thiên hướng bảo vệ nhân quyền; Tòa án là thành lũy kiên cố để ngăn chận không cho phép Lập Pháp hay Hành Pháp lấn quyền.”
IV. NHÀ NƯỚC PHÁP TRỊ CỦA PHÁP (État de droit):
Từ thế kỷt hứ 19, nước Pháp đã là những Nhà nước Pháp định (État légal) cai trị với tinh thần trọng pháp, tuy chưa hẳn là một nhà nước pháp trị. Nhà nước Pháp vẫn chưa vượt qua lằn ranh pháp định vì xu hướng PHÁP LUẬT TẬP TRUNG (Légicentrisme) vẫn còn chiếm ưu thế trong xã hội Pháp. Phải đợi tới năm 1971, với sự xuất hiện của HỘI ĐỒNG BẢO HIẾN (Conseil Constitutionnel) trong vai trò kiểm sát hiến tính thì Nhà nước Pháp trị chính danh mới trở thành thực tế hiện hữu ở Pháp. Như vậy, nhà nước pháp định ở Pháp được nâng cấp thành nhà nước pháp trị. Nhà nước Pháp hiện nay, đó là Nhà nước được hạn chế về quyền lực mà công cụ hạn chế quyền lực là HIẾN PHÁP. Nhà nước Pháp để cơ chế vận hành theo chiều hướng của Hiến trị (constitutionnalisme), phòng chống không để cho Nhà nước sang đoạt dân chủ, biến nó thành CHUYÊN CHẾ.
Ba kiểu Nhà nước Pháp Trị (Pháp quyền, theo ngôn từ cộng sản) của Anh – Mỹ – Pháp có thể dùng để so sánh Nhà nước Pháp quyền CHXHCN Việt Nam. Ta thấy rõ những sự khác biệt như sau:
PHƯƠNG TÂY: có những kiểu Nhà nước phân quyền, dân chủ hiến định: đa nguyên, tự do, có pháp luật bảo đảm và thực thi nhân quyền. Công dân quyền thông qua một hệ thống tòa án, thẩm phán được xét xử độc lập và một cơ quan tòa án bảo hiến như đã kể trên.
VNCS: Nhà nước pháp quyền ở VNCS đã trái ngược hẳn với 3 nhà nước pháp trị kể trên, vì nhà nước pháp quyền CHXHCN Việt Nam là một Nhà nước TẬP QUYỀN (concentration, confusion des pouvoirs) nhất nguyên, độc đảng, tự mình làm ra luật, rồi cũng tự mình áp dụng luật, tự mình kiểm sát hiến tính của luật, dùng luật làm công cụ để hạn chế, tước đoạt nhân quyền, công dân quyền. Đoạn chót của điều 6 Hiến pháp 1992, xác định thêm: “Quốc hội và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc DÂN CHỦ TẬP TRUNG và một đoạn mở đầu của Hiến pháp 1992 “Hiến pháp nầy quy định chế độ chính trị…thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”. Tập trung có nghĩa là tập trung tất cả mọi quyền lực dưới sự chỉ đạo của Đảng CSVN.
Rõ ràng, Nhà nước pháp quyền của VNCS hoàn toàn khác hẳn với các Nhà nước Pháp quyền phương Tây, đó là một loại nhà nước mà giới nghiên cứu quốc tế gọi là “NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TỰ PHONG” (Auto-proclamé), chỉ hiện hữu bằng ngôn ngữ mà thôi. Đó là Nhà nước CỰC QUYỀN, giới lãnh đạo Đảng nắm trong tay tất cả quyền lực, tự cho mình có quyền can thiệp một cách thô bạo vào đời sống chẳng những của xã hội mà của từng cá nhân.
V. CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ & TƯ TƯỞNG HCM LÀ CÁI QUÁI GÌ?
Chủ nghĩa Mác – Lê là học thuyết tư tưởng lạc hậu đã bị nhân loại vứt vào thùng rác của lịch sử, nó là một sự thụt lùi trong chuỗi tiến hóa của loài người: “Chủ nghĩa Mác – Lê tại Việt Nam chỉ là chủ nghĩa phong kiến trá hình. Nó kéo lùi sự tiến bộ của xã hội và được sử dụng để che đậy những âm mưu xấu xa. Chủ nghĩa Mác – Lê là sự kém cỏi trong phát triển kinh tế và sự đàn áp chính trị và văn hóa bạo lực của mô hình xã hội chủ nghĩa. Nhân danh Mác và cách mạng vô sản đã dẫn Việt Nam đến tình trạng cô lập, không có tự do – hạnh phúc. Chính sách đổi mới của ĐCSVN đứng trên phương diện chủ nghĩa xã hội sẽ thất bại, vì nó sẽ đưa đất nước vào vũng lầy, một ngõ cụt không có lối thoát, đất nước sẽ tê liệt và bị gạt ra rìa trong khi thế giới đang tiến nhanh lên phía trước.
Chủ nghĩa xã hội đơn giản chỉ là một ảo tưởng, không bao giờ thành sự thật. Vì vậy, bất kỳ nổ lực cải cách nào theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sử dụng phương pháp luận của Lenine hay dựa trên chuyên chính vô sản để thực hiện nền kinh tế thị trường chỉ là những ngụy biện để tiếp tục sống trong ảo tưởng của chủ nghĩa Mác. Các nhà lý luận còn quả quyết rằng “Hệ thống chủ Nghĩa Xã Hội” đã phá sản từ lâu. Nhưng, Việt Nam vẫn im tiếng bảo vệ nó như bảo vệ quyền lực & quyền lợi của giới lãnh đạo chóp bu.
Mới đây, ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu; đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ nầy không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?
GS Đặng Xuân Phong, chuyên gia Kinh tế Chính trị của Đại học Kinh Tế Quốc Dân, giải thích tại sao lãnh đạo VN vẫn khư khư ôm cái lý thuyết đã phá sản từ lâu là chủ nghĩa xã hội. Bây giờ mà mãi mê đi tìm XHCN thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Nó là món nợ của lịch sử. Người VN chưa bao giờ xây dụng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, nhưng VN đã tiếp tục đi theo con đường mòn đó, mà ngày nay chưa có ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm; bởi vì tuyên bố như thế rất nguy hiểm về mặt tâm lý xã hội,”
Ông nhận xét. “Thế bây giờ đang đi bằng mô hình đó của Liên Xô mà thừa nhận rằng, mô hình đó đã thất bại và sai lầm, đổ bể thì nó sẽ ảnh hưởng đến cả vị trí của bộ máy Nhà nước, cho nên người ta vẫn phải giữ lại như một cái mục tiêu và có thể cái mục tiêu đó không biết bao giờ tới nơi, nhưng không bỏ được.
Người quan tâm đến sự vận động của hệ thống chính trị tại VN vẫn kỳ vọng một sự thay đổi có tính cốt lõi là nhìn nhận sự vô nghĩa của CNXH để đất nước có cơ hội khẳng định và hòa nhập vào dòng chảy của thế giới. Tuy nhiên, kỳ vọng này khó được Trọng Lú, TBT Đảng, chấp nhận. Nguyên nhân chính là vì Trọng Lú không có khả năng thay đổi, không có trình độ để nhận thức hiện thực trong khi thế giới đã thay đổi. Cái tầm nhìn thế giới giống như năm 1975; vì vậy, ông ta vẫn còn mê ngủ hò hét “Mùa xuân đại thắng”, cả nước “tiến nhanh, tiến mạnhh, tiến xã hội chủ nghĩa”, những khó khăn của cách mạng chỉ là tạm thời. Tính đến nay đã trên 40 năm rồi có khắc phục được đâu?
Sau khi cưỡng chiến MNVN bằng vũ lực, giới lãnhh đaọ VN đã cử Lê Thanh Nghị sang Tàu vấn kế Mao về thời gian quá độ tiến lên XHCN và được Mao chỉ giáo: “Thời kỳ quá độ lên XHCN có thể một ngàn năm hoặc lâu hơn. Tôi biết các đồng chí nóng ruột tiến nhanh lên XHCN, tôi bớt cho một năm.” Tóm lại, cái gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội chỉ là cái cớ để ĐCSVN lừa đảo dân tộc Việt Nam, bắt người dân tiếp tục hy sinh xương máu cho tham vọng giữ quyền lực của tậäp đoàn thống trị và phục vụ cho chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của bọn chệt Bắc Kinh.
Ngày thứ bảy 28/9/2013, TBT Trọng Lú nói: “Chúng ta phòng xa khả năng bên ngoài, thế lực xấu lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, chứ không phải muốn trở lại với Bác Hồ,” Trọng Lú kết luận. “Đại đa số muốn giữ nguyên tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Thế lực xấu bên ngoài là ai mà khiến cho Trọng Lú phải sợ đến khiếp vía như vậy? Xin thưa đó là:
VI. DIỄN TIẾN HÒA BÌNH TRÊN MẶT TRẬN VĂN HÓA – TƯ TƯỞNG:
Cho đến nay, ĐCSVN luôn luôn bị ám ảnh về DIỄN TIẾN HÒA BÌNH và đổ tội cho các thế lực thù nghịch là cộng đồng NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CS Ở HẢI NGOẠI, âm mưu với các thành phần phản động trong nước nhằm phá hoại công việc cải tổ, phát triển của Đảng & Nhà nước. ĐCSVN cũng dùng chiêu bài kể trên để đưa ra những biện pháp phản dân chủ nhằm xiết chặt việc kiểm soát mọi đòi hỏi cho “Tự Do – Dân Chủ” ở trong nước.
ĐCSVN quan niệm rằng, các thế lực thù nghịch đang thực hiện âm mưu “diễn tiến hòa bình” trên mặt trận “văn hóa – tư tưởng” ở VN như thế nào? Đó là phương pháp “phi chiến tranh” rồi dùng thủ đoạn “hòa bình” để giành thắng lợi. Chiến thắng không cần chiến tranh, chiến tranh không khói súng, chiến thắng phi bạo lực. Trên thực tế, âm mưu diễn tiến hòa bình được các thế lực thù nghịch triển khai với cường độ ngày càng cao. Chiến lược của cộng đồng “Người Việt Nam tại Hải ngoại”, đó là chiến lược 4 MŨI NHỌN:
[1]Làm tan rã niềm tin,
[2] Đầu tư chiếm lĩnh thị trường,
[3] Lợi dụng ngoại giao thân thiện để thâm nhập, tiếp xúc,
[4] Khoét sâu mâu thuẩn nội bộ của Đảng & Nhà nước ta.
[2] Đầu tư chiếm lĩnh thị trường,
[3] Lợi dụng ngoại giao thân thiện để thâm nhập, tiếp xúc,
[4] Khoét sâu mâu thuẩn nội bộ của Đảng & Nhà nước ta.
Trên tổng thể, chiến lược chống phá của các thế lực thù địch thì hoạt động “diễn tiến hòa bình” trên mặt trận “văn hóa – tư tưởng” là mũi đột phá. Điều nầy chính xác là các thế lực ở bên ngoài, coi lĩnh vực nầy là cây cầu để dẫn vào trận địa.
Diễn tiến hòa bình lần đầu tiên được đưa ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh bởi John Foster Dulles, cựu Ngoại trưởng Mỹ, trong những năm 1950. Ý niệm nầy được xem là một quá trình chuyển đổi “HÒA BÌNH” từ một thể chế mà chính phủ Mỹ xem là “ĐỘC TÀI” sang “DÂN CHỦ” tại một nước cộng sản. Trung Cộng dưới thời Mao đã tuyên bố chống lại âm mưu diễn tiến hòa bình từ năm 1959.
Cựu Ngoại trường John Foster Dulles đã nói rằng: “Những ai không tin tưởng sức ép về tinh thần và tuyên truyền có thể sản sinh ra hiệu quả to lớn thì quả thật người đó không hiểu biết gì.”
VII. ĐCSVN ĐANG CHỐNG LẠI “DIỄN TIẾN HÒA BÌNH” HAY CHỐNG LẠI SỰ SỤP ĐỔ CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCNVN?
Trên thực tế, ĐCSVN & Nhà nước XHCNVN thú nhận có 2 cái mà chúng không kiểm soát nỗi: INTERNET & E-MAIL. Đó vũ khí đa năng của các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “Diễn tiến hòa bình” trên mặt trận “Văn hóa – Tư tưởng”. Khái quát có 11 mục tiêu tiến công về lâu về dài, có thể làm sụp đổ sự thống trị của ĐCSVN và Nhà nước CHXHCNVN. Ban Tư Tưởng Trung Ương Đảng phân tách và đánh giá như sau:
[1] Truyền bá các tư tưởng “Tự do – Dân chủ – Nhân quyền” để gây hổn loạn, làm nhân dân nghi ngờ, xét lại toàn bộ những lý luận về chủ nghĩa Mác – Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh ghi trong Điều 4 của Hiến Pháp.
[2] Những thông tin và những bài bình luận của nhiều nhóm học giả, trí thức ở hải ngoại phê phán chế độ, đã đưa lên Internet chuyển về trong nước mà bức tường lửa của chúng ta không ngăn chận nổi. Nó đã bào mòn lòng tin của quần chúng về tình trạng THAM NHŨNG của thượng tầng kiến trúc của Đảng và Nhà nước, bạo lực tràn lan trong xã hội, nền giáo dục phá sản, tình trạng lạc hậu của đất nước…
[3] Lợi dụng việc ta tự phê bình, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn quan liêu để hòng gây mâu thuẩn giữa lãnh đạo với nhân dân, nắm vững quần chúng và một số cán bộ “thoái đảng” để xây dựng lực lượng, đề cao chế độ cũ “VIỆT NAM CÔNG HÒA”.
[4] Tìm mọi cách đoàn kết các tôn giáo: PHẬT GIÁO, THIÊN CHÚA GIÁO, TIN LÀNH, HÒA HẢO, CAO ĐÀI. Kêu gọi đoàn kết dân tộc Bắc-Trung-Nam và kết hợp với các phần tử trí thức, văn nghệ si , sinh viên học sinh…để làm một cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC xóa bỏ chế độ ĐCSVN & Nhà nước Pháp quyền CHXHCNVN.
[5]: Đả phá nền “Kinh tế thị trường theo Định hướng xã hội chủ nghĩa”, đề cao lý luận phát triễn đất nước theo hướng “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN”, theo học thuyết của A. Smith và J.M. Keynes. Hiện tượng đáng lo ngại nhất là truyền bá các tư tưởng về học thuyết “TỰ DO – DÂN CHỦ – NHÂN QUYỀN” cho nhân dân Việt Nam.
[6] Đề cao nền “VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC”, tinh thần yêu nước, nhưng không yêu XHCNVN và lên án tình trạng suy đối đạo đức xã hội, chế độ ngu dân dễ trị, luật rừng XHCN, nạn mua quan bán chức và đặc biệt nhắm vào tệ nạn tham nhũng như vụ… VINASHIN, VINALINES do người quản trị bất tài tham nhũng.
[7]: Kích động tâm lý quần chúng bất mãn trong xã hội với các động cơ và tình huống khác nhau để lợi dụng tập họp lực lượng chống đối như: tình trạng “dân oan khiếu kiện”, “đàn áp tôn giáo”, đàn áp các cuộc biểu chống “Trung Quốc xâm lược”, HOÀNG SA & TRƯỜNG SA là của Việt Nam, tệ nạn các đồng chí có chức quyền tại địa phương cướp đất của nông dân ở nông thôn…
[8]: Khuyến khích đổi mới, trước hết là đổi mới chính trị theo quan điểm của họ là “Tự do – Dân chủ – Nhân quyền” như các nước phương Tây, tức là đi theo hệ thống chính trị tư sản tiến tới ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG trái với Cương lĩnh, Hiến pháp, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước như: đòi tự do ra báo chí, lập nhà xuất bản tư nhân, cỗ vũ những tiếng nói bất đồng chính kiến ở trong nước…
[9]: Tìm mọi cách kích động tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên học sinh, lực lượng tôn giáo đòi tự do tín ngưỡng, lợi dụng các hoạt động TỪ THIỆN để bành trướng ảnh hưởng tôn giáo, kích động đồng bào có tính ngưỡng chống lại Đảng và Nhà nước.
[10]: Tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử “Kháng chiến chống Thực dân Pháp” và “Chống Mỹ cứu nước”. Đào sâu một số sai lầm của chúng ta như việc bác Hồ cống hiến QUẦN ĐẢO HOÀNG SA cho đồng chí Mao Trạch Đông để đổi lấy súng đạn và quân dụng trang bị cho bộ đội, những sai lầm trong chiến dịch cải CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, xuyên tạc vụ án NHÂN VĂN GIAI PHẨM, vụ THẢM SÁT TẾT MẬU THÂN 1968 ở Huế, vụ rước voi Tàu về giẫm nát TÂY NGUYÊN… Quanh đi, quẩn lại chỉ có mấy cái đó. Nhưng, họ cứ khoét sâu vào chuyện sai lầm quá khứ của Đảng gây tâm lý bất mãn và hận thù dân tộc.
[11 Tác động để thành hình một “XÃ HỘI DÂN SỰ” ở VN theo tiêu chuẩn phương Tây, đang được một số người ở trong nước và ngoài nước cổ vũ thực hiện. Có phải đây là một trong các mục tiêu hoạt động của các thế lực thù nghịch nhằm chuyển hóa chế độ theo âm mưu “Diễn tiến hòa bình” đã áp dụng thành công ở Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi và họ hy vọng sẽ thành công ở Việt Nam? Chúng ta cần đề cao cảnh giác trước các âm mưu, tác động hình thành “xã hội dân sự” của các thế lực thù nghịch. Đồng thời tăng cường quản lý các tổ chức xã hội, không để các thế lực thù nghịch lơi dụng.
VIII. KẾT LUẬN:
Nhật báo New York Times số ra ngày 24/4/2013 có đăng bài viết của nhà báo Thomas Fuller dưới chủ đề “BẤT MÃN CHƯA TỪNG THẤY”. Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng chánh kiến và trấn áp công khai nở rộ ở VN. Bài báo bắt đầu từ tư gia của GS Nguyễn Phước Tương (Tương Lai) ở ngoại ô thành phố Sài Gòn: “Chế độ của chúng tôi là ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ”,” ông Tương nói, “Tôi là người sống trong chế độ, tôi biết tất cả những khiếm khuyết, những sai lầm sự suy thoái của nó. Nếu chế độ nầy không được sửa đổi thì tự nó sẽ sụp đổ.”
Theo Fuller thì ĐCSVN đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là bảo thủ (Chúng nó đang tìm cách triệt hạ lẫn nhau, cái chết của Nguyễn Bá Thanh là một thí dụ điển hình vừa mới xảy ra) vẫn muốn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và độc quyền lãnh đạo và một bên là những người kêu gọi một xã hội “ĐA NGUYÊN” và chấp nhận hoàn toàn “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN”. Tuy nhiên, quan trọng nhất là ĐCSVN đang đối phó một cách tuyệt vọng với xã hội thông tin ngày càng rộng mở và độc giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của giới truyền thông nhà nước.
Bài báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer cho rằng, giờ đây sự chỉ trích ĐCSVN đã bùng nổ trên toàn xã hội. Sự bất đồng nở rộ, nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng. Theo nhà báo Fuller là khó mà hiểu được sự “BI QUAN SÂU SẮC” của người dân trên đất nước nầy, nếu nhìn vào bề mặt của sự tăng trưởng kinh tế. Nhiều người cho rằng, Việt Nam đang trên đà mất phương hướng.
Ông Peter R. Ryder, Giám đốc Điều hành Quỹ đầu tư Indochine Capital, nói: “Trong vòng 21 năm sống ở đất nước nầy, tôi chưa bao giờ thấy sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân lên đến mức độ như hiện nay.”
Còn ông Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada đánh giá khá chính xác: “ĐCSVN mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu Việt Nam có trở thành một chế độ ĐỘC TÀI QUÂN SỰ như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại”.
Nhìn lại Thế kỷ XX là một thế kỷ có Đệ Tam QTCS và Liên Xô ra đời và Liên Xô cùng với Đệ Tam QTCS đã tan rã. Đối với người cọâng sản quan niệm rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong suốt hơn 70 năm là một công trình vĩ đại trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại. Thế mà, nó lại sụp đổ bất ngờ và nhanh chóng tới như vậy. Liên Xô & khối cộng sản Đông Âu sụp đổ là bài học ám ảnh giới lãnh đạo ĐCSVN luôn luôn lo sợ ngày tàn của chế độ nầy.
Đồng thời nó làm cho cộng đồng “Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản Hải Ngoại” nuôi hy vọng cao hơn trong chiến lược DIỄN TIẾN HÒA BÌNH trên mặt trận VĂN HÓA – TƯ TƯỞNG, chúng ta sẽ hoàn chỉnh chiến lược, đẩy mạnh hoạt động với tốc độ nhanh hơn, kiên quyết hơn nữa trong bối cảnh Đảng và Nhà nước CSVN đã và đang trên đường rệu rã, suy thoái toàn diện, nhân dân đã bất mãn chế độ đã lên tới tột đỉnh, phong trào THOÁI ĐẢNG sẽ ngày càng càng lan rộng.
Tổng kết trong năm 2014 rất quan trọng, hàng loạt các mạng lưới blogger Việt Nam, diễn dàn, phong trào đấu tranh cho “Dân chủ & Nhân quyền” đã phát triển mạnh mẽ đều khắp cả nước từ miền Nam ra miền Bắc. Ngày 29/11/2013, nhóm 72 nhân sĩ trí thức đã ra tuyên bố phản đối một bản Hiến pháp mới, chỉ nhằm “THỂ CHẾ HÓA CƯƠNG LĨNH CỦA ĐCSVN” và coi thường nguyện vọng của nhân dân muốn xây dựng một Hiến pháp mới làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với Nhà nước Pháp Quyền thực sự của dân, do dân và vì dân.”.
Ngày 13/11/2013, lần đầu tiên VN đã trúng cử vào HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ nhiệm kỳ 2014 – 2016. Sự kiện Việt Nam được bầu làm thành viên HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ càng làm cho dư luận trong & ngoài nước chú ý hơn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Hy vọng với sự giám sát của quốc tế là điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh nhân quyền của nhân dân Việt Nam.
Bão đã nổi lên rồi, làm thế nào ĐCSVN có thể chống đở nổi diễn tiến hòa bình trên mặt trận văn hóa – tư tưởng? Tình hình nầy, xem ra không thể đảo ngược! Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam chờ ngày sụp đổ. Ngày tàn của chế độ độc tài toàn trị nầy chắc chắn sẽ xảy ra trong một ngày gần đây. Phải khẩn trương đổi mới thể chế và phát huy TỰ DO – DÂN CHỦ hay là CHẾT! Điều nầy, tùy thuộc vào sự lựa chọn của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN…
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
1 nhận xét:
CHỦ NGHĨA TÀU TRỊ ĐÚNG NHẤT CAI TRỊ MỘT ĐẤT NƯỚC CÁI ĐÉO GÌ CŨNG PHẢI HỎI Ý KIẾN THÌ KG PHẢI LÀ ĐẢNG CHÓ SĂN CỦA TÀU CỘNG LÀ GÌ NỮA .ĐẢNG CHÓ SĂN DÁM TUYÊN BỐ TAO KG PHẢI CHÓ SĂN KG ?
Đăng nhận xét