Pages

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

TRẦN NHẬT KIM - NGƯỜI VIỆT KHÔNG THỂ TỰ HÀO LÀ NGƯỜI VN KHI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN CHƯA SỤP ĐỔ

Hình: Nông dân Dương Nội biểu tình vào sáng ngày 25-11-2014
 chống lại bạo quyền Hà Nội cướp đất, bắt người trái phép.
Song song với các cuộc tọa đàm, tập sách “Tôi tự hào là người Việt Nam” ra đời vào tháng 8-2014, gồm bài viết của 33 nhân vật nổi tiếng, đại diện cho các lãnh vực trong nước.  Tập sách trên được in ấn bởi công ty cổ phần sách Thái Hà và nhà xuất bản Công an Nhân dân.  Như lời “quảng cáo”, tập sách ra mắt vào cuối tháng 8 “đón đầu ngày lễ Quốc Khánh” để “mở  đầu chuỗi hoạt động của dự án lớn nhằm lan tỏa tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc thông qua những hoạt động cụ thể và thiết thực.”  Số lượng sách in lần đầu là 10.000 bản.  Toàn bộ doanh thu từ các lần xuất bản và tái bản sẽ được trao cho quỹ “Nghĩa Tình Hoàng Sa Trường Sa” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Vì diễn tả không rõ ràng đã gây ra thắc mắc.  Số tiền này có phải dành để cứu trợ các gia đình ngư phủ, bị thiệt hại nhân mạng, tài sản khánh kiệt, sau những lần ra khơi kiếm sống trong vùng hải phận của đất nước.  Những ngư dân này bị tầu Trung cộng có võ trang đánh phá, bắt người đòi tiền chuộc xẩy ra từ nhiều năm trước đây.  Nhà nước không có hành động nào bảo vệ người dân, vì cho đó là những “tầu lạ”.
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu những vấn đề nêu ra trong tập sách, có bao nhiêu phần trăm sự thật được biểu hiện do tâm huyết của người cầm bút chân chính, hay bị cắt xén theo yêu cầu của chính sách.  Liệu người viết, dù thuộc ” Lề trái hay Lề phải”, có được tự do diễn tả tâm tư ước vọng, hay chỉ là những người bị “cưỡng bách để tình nguyện”, khiến công việc tưởng rằng vĩ đại đã trở thành một màn trình diễn, không đem lại kết quả thiết thực nào.
Lược qua một số ý kiến trong buổi tọa đàm, người đọc chỉ tìm thấy những ý kiến mang tính chung chung.   Như GSVS Trần Ngọc Thêm, ĐHQG thành phố HCM nhận xét về thói trộm cắp cũng như các thói xấu khác của người Việt khi có dịp ra nước ngoài…
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhắc nhở : “Cái bất biến thì phải giữ, lòng tự trọng dân tộc, sự đoàn kết nhất trí…”   Nhà phân tích Nguyễn Sĩ Dũng khẳng định:  “Bản sắc là hành trang, bản sắc của chúng ta bất diệt thì chúng ta cũng ngàn đời bất diệt.”
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, với quan điểm “Yêu nước là làm cho nước Việt hùng cường”, đã nhận định: “Người Nhật xây dựng đế chế kinh tế hàng đầu thế giới chỉ sau 20 năm, từ hoang địa của quốc gia thất trận phải chịu 2 quả bom nguyên tử.  Người Hàn đã xây dựng cường quốc kinh tế Top 10 của thế giới chỉ sau 25 năm từ tàn phá của cuộc nội chiến; người Israel- đất nước nhỏ bé giữa sa mạc khô cằn vây phủ bởi khối quốc gia thù địch xung quanh- đã xây dựng nền công nghiệp dẫn đầu thế giới nhiều lĩnh vực đồng thời chi phối mạnh mẽ nền tài chính và chính trị thế giới”
Ông cũng nêu ra: “Tố chất người Việt không hề thua kém người Nhật, người Hàn, người Israel, người Mỹ…Tinh thần tự trọng của người Nhật ăn sâu vào ngay cả với một em bé, sẵn sàng chịu đứng co ro đói lả để xếp hàng nhận hàng cứu trợ sau trận sóng thần…”
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch quỹ Hòa bình và Phát triển TP. HCM, một khuôn mặt nổi tiếng tại Việt Nam, đã bầy tỏ: “Mình có nhận thức đúng, hành vi đúng là làm việc gì đó, dù lớn dù nhỏ cho sự nghiệp chung thì mình có thể tự hào.  Tự hào này là lời nhắn nhủ, nhắc nhở cho mọi người Việt Nam, đấu tranh chống lại những gì lôi kéo mình lùi lại và hun đúc những động lực tích cực, hướng thiện, cùng với dân tộc đi lên phía trước.”   Bà Ninh cũng nhấn mạnh: “Câu hỏi cơ bản cần trả lời là: chúng ta là ai? …bởi vì phải biết mình là ai thì mới có thể tự hào.  Còn nhắm mắt mà tự hào thì thật nguy hiểm.”
Để trả lời bà Tôn Nữ T. Ninh, bà Nguyễn Thị Liên, một người dân miền Nam đã phát biểu: “Từ xưa tới giờ tôi không tự hào.  Tôi không tự hào vì lời nói không đi đôi với việc làm, thành ra người ta nói là quyền của người ta, còn tự hào thì tôi không tự hào, tại vì tôi quá khổ tôi không tự hào được.  Tôi thấy những người chung quanh tôi còn khổ, tôi không chịu nổi, nhưng tôi cũng đau lòng”.
Người đọc cũng thắc mắc khi bà Ninh viết trong lời tựa tập sách:  “Trong bối cảnh Biển Đông dậy sóng, hiện lên sợi chỉ đỏ xuyên suốt phần lớn bài viết là khẳng định về ý chí độc lập tự chủ, quyết tâm thoát khỏi lệ thuộc của dân tộc Việt Nam.”  Người đọc không biết hậu ý của nhóm chữ “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” trong khi vẫn nhớ hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tươi cười tại giàn khoan HD 981 vào ngày khai trương.  Hình ảnh này đã làm người Việt bất mãn, trong lúc cả nước chống lại hành động Trung cộng vi phạm chủ quyền, khi mang giàn khoan vào vùng đặc nhiệm kinh tế của Việt Nam.
Liệu vấn đề đảo Gạc Ma của Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung cộng chiếm dụng hàng thập niên có làm bà Ninh quan tâm?  Vì từ vị trí này, TC sẽ kiểm soát toàn vùng Biển Đông khiến tình trạng an ninh của VN trở lên nghiêm trọng.  Hơn nữa, từ căn cứ đảo Thổ Châu, lực lượng quân sự của Trung Cộng chỉ cần một giờ là có mặt tại Thành Phố HCM.  Vẫn không thấy đảng CSVN có hành động nào, ngoại trừ những lời phát biểu rất “ngoại giao” của các quan chức cao cấp trong đảng.
Câu trả lời chân thật của bà Nguyễn Thị Liên đã gợi lên một câu hỏi: liệu quý vị nổi tiếng đại diện cho các lãnh vực khác nhau trong xã hội Việt Nam hiện tại có trung thực nói thẳng, nói hết về các lãnh vực, gồm cả phía chính quyền và nhân dân.  Hay qua văn từ bóng bẩy, viết và lách, chỉ thể hiện những nhận xét phiếm diện, không đưa ra một bài học, một hướng đi thực tế nào hầu “vực dậy” một xã hội đã xuống cấp đến mức độ đáng quan ngại.  Thực ra, người dân nghèo không quan tâm tới những gì quý vị nói, vì họ phải đối diện với đời sống cơ cực, mà “Giặc Đói, Giặc Rét” và sự hoành hành, đàn áp của đám cán bộ địa phương đang diễn ra trước mắt.
Trở lại vấn đề nước Nhật, sau khi hứng chịu hai trái bom nguyên tử, hai thành phố Hisosima và Nagasaki bị tàn phá, nước Nhật bị thiệt hại cả về tinh thần lẫn vật chất.  Nước Nhật chấp nhận đầu hàng đồng minh ngày 2-9-1945, và chỉ 20 năm sau, nước Nhật đã vùng dậy từ đống tro tàn để trở thành một quốc gia vượt trội về kinh tế và kỹ thuật, ngang hàng với các cường quốc kinh tế trên thế giới.
Nhờ phép mầu nào đã giúp nước Nhật phục hưng trong một thời gian kỷ lục?  Chúng ta nhận ra rằng, sau khi ký Hiệp ước đầu hàng, Tướng McArthur, Tư lệnh lực lượng Đồng Minh tại Thái Bình Dương, ra trước Quốc Hội Hoa Kỳ trình bầy kế hoạch để giúp nước Nhật thành một nước Dân chủ theo chế độ Tư bản.
Nhưng điểm chính yếu vẫn tùy thuộc phía Nhật Bản.  Nhật Hoàng đã nhận tất cả trách nhiệm về cuộc chiến và chấp nhận từ chức nếu Mỹ yêu cầu.  Tướng McArthur đã không đòi Nhật Hoàng từ chức, vì ông biết, Nhật Hoàng là người được toàn dân Nhật tôn trọng, nên muốn Nhật Hoàng tại vị để làm biểu tượng đoàn kết nhân dân Nhật và ổn định chính trị.
Tại Nhật, Mỹ không đổ tiền ồ ạt như đã làm ở Tây Âu, nhưng Mỹ đã góp phần làm kinh tế Nhật phát triển nhanh bằng cách dành cho Nhật các hợp đồng về cung cấp quân trang quân dụng  cho quân đội Mỹ trong chiến tranh tại Đại Hàn và Việt Nam.  Thêm vào sự trợ giúp trên, theo một ký giả Tây Phương ghi nhận, vào thập niên 1950-1960, người Nhật chịu khó làm việc và tỉnh táo, sáng suốt nhìn vào thực tế.  Không những thế, Nhật Hoàng đã chia sẻ với mọi người dân trong cuộc sống kham khổ và tiết kiệm.  Người Nhật hiểu họ thua Mỹ về kỹ thuật và tiềm năng kinh tế, nên đã tìm cách canh tân nước Nhật để xây dựng nền tảng sức mạnh quốc gia.
Đức tính nhân hậu của Nhật Hoàng đã là tấm gương sáng về lòng can đảm và sự hy sinh khi nhận trách nhiệm về cuộc chiến, đã làm người dân nước Nhật xúc động và đoàn kết.  Ngày 14-8-1945, bản tuyên cáo của Nhật Hoàng đã làm nước Nhật thay đổi, trong đó có đoạn: “…Trẫm xin tận tình chăm sóc đến cuộc sống ấm no cho các người bị thương và đau khổ vì chiến tranh, những người mất nhà mất cửa và phương tiện sinh sống, chắc chắn rồi đây, những khó khăn và đau khổ nước ta phải chịu sẽ lớn lắm”
Nhật Hoàng cũng nhắn nhủ thần dân:  “Toàn thể quốc dân hãy tiếp tục như một gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác, vững lòng tin vào đất nước thần minh bất diệt, ý thức về trách nhiệm nặng nề trên con đường dài trước mắt.  Hãy cùng nhau góp hết sức cống hiến cho công cuộc xây dựng tương lai.  Hãy tôi luyện tính trung thực, tinh thần cao cả, hãy làm việc hết mình để có thể nâng cao vinh quang cố hữu của quốc gia Đế chế và đồng hành với sự tiến bộ của thế giới”(Nguồn: Hữu ngọc).
Tóm lại, nước Nhật chuyển đổi từ một Đế quốc Phát Xít sang Dân chủ đã vượt qua nhiều giai đoạn gian khổ, mà nổi bật nhất, từ Vua quan đến thứ dân thương yêu nhau như trong một gia đình.  Là một quốc gia, từ cá nhân đến tập thể, luôn giữ kỷ luật và danh dự, nhưng điểm quan trọng nhất phải nói tới là Nhật Hoàng, vị lãnh đạo trí thức, có tầm nhìn xa, thương dân như bản thân mình và hết lòng vì dân tộc.
Theo nhận định của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: “người dân Việt không thua kém gì các dân tộc khác, chẳng hạn như Nhật Bản  về sự thông minh và chăm chỉ…”
Nhưng tại sao đất nước chúng ta bị tụt hậu, mặc dù chiến tranh đã chấm dứt 40 năm?
Khác với Nhật Bản, tại Việt Nam, sau khi cướp được chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, thay vì đoàn kết dân tộc để có sức mạnh kiến thiết xứ sở, Hồ Chí Minh và đảng CSVN  đã rập khuôn đường lối “Đấu tranh giai cấp” của Quốc tế cộng sản, để loại bỏ thành phần địa chủ Phong kiến.  Ông Hồ triệt để tận dụng chính sách “Tam cùng”, tạo ra một loại cán bộ nằm vùng tại địa phương, gây ra không khí căm thù và chia rẽ giữa người dân miền Bắc.  Thay vì xử dụng khả năng kinh tế sẵn có và tận dụng nhân lực để kiến tạo đất nước, ông Hồ và đảng CSVN lại áp dụng chính sách “Cải cách Ruộng đất”, hầu tiêu diệt thành phần có của ăn của để.  Cán bộ nòng cốt được đào tạo từ đám người cặn bã xã hội, đầu trộm đuôi cướp, nên có hành động sắt máu.  Cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc đã giết hại 172.008 người vô tội không kể hàng triệu thân nhân của nạn nhân bị khinh rẻ, trù dập sống vất vưởng ngoài lề xã hội.
Ông Hồ và đảng CS tiến hành chính sách “Trăm hoa đua nở”, để khủng bố, bắt giam thành phần trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc.  Những người trong nhóm “Nhân văn Giai phẩm” đã bị cầm tù và đầy ải lên vùng rừng núi Bắc Việt.  Sách báo bị thiêu hủy, văn hóa biến chất do Tầu ảnh hưởng, trở thành một thứ lai căng, mất dần bản sắc dân tộc.  Những người thức thời đã vượt thoát ra ngoài, người chậm chân phải cam phận ngậm miệng để sống còn.
Nhiều nhà trí thức nổi tiếng tại hải ngoại đã xiêu lòng bởi nghệ thuật tuyên truyền của CS, nên hăng say trở về phục hưng đất nước.  Sau một thời gian vắt chanh bỏ vỏ, lớp người này bị cô lập, như trường hợp Giáo Sư Nguyễn Mạnh Tường.  Ông chỉ được Hà Nội cho phép xuất ngoại đi Pháp 4 tháng vào năm 1989 ở tuổi 80, sau hơn 40 năm bị đầy đọa, sống dở chết dở trong nghèo đói.  Khi tới Pháp, ông đã viết tác phẩm L’Excommunié.  Tập tự chuyện này xuất bản năm 1992, và được ông Nguyễn Quốc Vĩ chuyển dịch qua Việt ngữ dưới đề tựa “Kẻ Bị Khai Trừ”(*) – (Paris ngày 23-11-2009)   Do những hành động nêu trên, thành phần thất học được ưu đãi và cầm quyền cai trị đất nước.
Trong cuốn tự truyện “Kẻ bị khai trừ”, ông Nguyễn Mạnh Tường đặt ra hai câu hỏi cho người cộng sản Việt Nam:
            – Vì sao các ông lại sợ hãi dân chủ?
            – Giữa quyền lợi của Đảng và quyền lợi của Tổ Quốc, các ông chọn phía nào?
Hai câu hỏi này đã được nhắc lại trong nhiều thập niên.
Chính sách “Cải cách Ruộng đất” đã thay đổi xã hội miền Bắc, gây chia rẽ ,hận thù trong dân chúng, thì chính sách “cải tạo Công Thương nghiệp” đã san bằng tư sản, của cải của nhân dân nằm trong tay đảng, khiến đời sống người dân miền Bắc trở lên nghèo đói, bị lệ thuộc hoàn toàn vào nhà nước.  Tình trạng kinh tế tuột dốc, chế độ tem phiếu ra đời.  Người dân diễn tả sinh hoạt này qua nhận xét: “xếp hàng cả ngày, xếp hàng cả năm, xếp hàng chửi nhau, xếp hàng choảng nhau, Xã hội Chủ nghĩa.”  Người dân miền Bắc sống bằng khẩu hiệu và hào quang chiến thắng với tự hào là “Đỉnh cao trí tuệ loài người”.
Vì mải mê với hào quang Điện Biên Phủ, thay vì dùng thành phần thanh niên chủ lực để phát triển kinh tế hầu xây dựng đất nước, đảng đã gia tăng lực lượng quân đội để tiến chiếm miền Nam.  Đảng cũng tận dụng kế hoạch đưa tuổi trẻ “Xuất khẩu Lao động” sang các nước cộng sản, để họ tự nuôi gia đình hầu đảng rảnh tay tính chuyện xâm lăng miền Nam.  Người dân miền Bắc phải thắt lưng buộc bụng, với mồi nhử: “Chống Mỹ cứu nước”, mặc dù vào thời gian này người Mỹ chưa xuất hiện tại miền Nam, với lời tuyên truyền “cứu dân miền Nam khỏi đói khổ và bị đàn áp bởi Mỹ-Ngụy”  Kinh tế miền Bắc ngày càng thê thảm, cung không đủ cầu.  Tình trạng này được diễn tả bằng câu vè:
                        “Một năm 2 thước vải thô,
                        Lấy gì che được Bác Hồ anh ơi!”
Tệ hại hơn nữa người cựu chiến binh đã được đãi ngộ qua câu:
                        “Đầu đường Đại tá vá xe,
                        Cuối đường Trung tá bán chè đậu đen”
Ông Hồ đã bầy tỏ lòng quyết tâm tiến chiếm miền Nam với Mao Trạch Đông qua câu nói: “Chúng tôi sẽ đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, dù phải đốt sạch dẫy Trường Sơn”.  Theo báo Ba Lan, ông Hồ và Lê Duẩn  được nêu danh trong danh sách những người khát máu nhất của thế kỷ, gây ra cái chết cho 1.700.000 người. Thật ra, số thương vong này còn cao hơn.  Thêm vào đó, khoảng 4.000.000 người dân lành bị thảm tử.
Sau khi chiếm miền Nam vào ngày 30-4-1975, toàn bộ đất nước nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản.  Gọi là thống nhất, thực ra chỉ thống nhất về phương diện địa dư nhưng lại tạo ra chia rẽ Nam Bắc.  Hà Nội rập khuôn chính sách cai trị tại miền Bắc vào miền Nam.  Qua chính sách cải tạo đã lừa gạt hàng triệu quân cán chính miền Nam vào tù tại các trại cải tạo từ Nam ra Bắc, khiến trên 100.000 người tử vong, phá tan đội ngũ chuyên viên kỹ thuật mà nhiều thập niên sau vẫn chưa có khả năng thay thế.  Tệ hại hơn, chính sách đánh Tư sản, đổi tiền và đuổi dân thành phố đi vùng Kinh tế Mới để chiếm đoạt nhà cửa và tài sản của nhân dân miền Nam, một nguồn lợi khổng lồ lúc bấy giờ.
Miền Nam vốn là một vựa thóc của vùng Đông Nam Á, mà chỉ trong một thời gian ngắn người dân đã không đủ gạo ăn.  Vì thiếu chuyên viên kỹ thuật điều hành, nên số máy móc hiện đại đã trở thành đống sắt vụn.  Dù là một nước phát triển nhờ nông nghiệp, mà con trâu vẫn đi trước cái cầy.
Để biết tình trạng phát triển của Việt Nam tới đâu, chúng ta hãy so sánh  với các quốc gia trong vùng qua các giai đoạn.  Theo Tiến sĩ Trần Đăng Hồng, căn cứ vào thời điểm 1960:
            1/ Singapore:                           395 US$
            2/ Malaysia:                             299 US$
            3/ Philipine:                             257 US$
            4/ South VN (VNCH)                        223 US$
            5/ South Korea:                       155 US$
            6/ Thailand:                             101 US$
            7/ China:                                    92 US$
            8/ India:                                     84 US$
            9/ North VN (VNDCCH)         73 US$
So sánh mức phát triển kinh tế các nước trong vùng vào thời điểm 2013, Việt Nam ở mức 1.660 US$ và của Singapore là 50.899 US$.  Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về sự phát triển của VN năm 2009, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thailand và 158 năm so với Singapore.
Việt Nam có nhiều ưu đãi hơn Nhật Bản về phương tiện kiến thiết đất nước khi chiến tranh chấm dứt.  Sau ngày chiếm miền Nam, CSVN đã chiếm dụng toàn bộ tài sản miền Nam, kể cả tài sản của tư nhân lên tới nhiều Tỉ Mỹ kim.  Hơn nữa, từ sau ngày “mở cửa và đổi mới”, kiều hối đã đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển đất nước.  Theo đài VOA, Việt Nam đã nhận được 11 tỉ Mỹ kim trong năm 2013, nâng tổng số kiều hối lên 84 Tỉ Mỹ kim trong khoảng từ 1993-2013 (theo thống kê từ các cơ quan Tài chính VN).  Một ngân khoản  không phải hoàn trả cả vốn lẫn lời, rất cần thiết cho các quốc gia đang cần phương tiện để phát triển.  Số kiều hối trên nằm ngoài số tiền người Việt về thăm quê dằn túi mang theo, cũng như các ngân khoản ngoại quốc đầu tư.
Từ những lý do trên, chúng ta có thể nhận ra tại sao Việt Nam không thể phát triển, và sẽ tiếp tục tụt hậu.  Với chủ trương kinh tế Thị trường dính thêm cái đuôi “định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, khiến kinh tế VN chỉ là một loại kinh tế khập khiễng, nửa vời.  Thêm vào đó, tình trạng tham nhũng từ thượng tầng tổ chức, rút tỉa tài sản quốc gia đã trở thành quốc nạn, khiến đất nước càng trở lên nghèo đói.  Người Việt chẳng bao giờ có thể tự hào khi còn chế độ cộng sản.  Đất nước đang bên bờ vực thẳm nô lệ.  Nước mất thì nhà tan.  Xin quý vị lưu tâm.  Hãy vì dân vì nước để tránh tình trạng, như người Việt thường nói,  “Ăn Cơm Nhân Dân, Thờ Quân Bán Nước”.
                                                                        *
  Chú thích  * (Kẻ Bị Khai Trừ: NXB  Tiếng Quê Hương, Falls Church, VA-USA.)

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

LŨ CON HOANG CỦA TÀU CỘNG THAM QUYỀN CỐ VỊ BÁN ĐỨNG TỔ QUỐC VÀ DÂN RÚT RỈA MỒ HÔI NƯỚC MẮT CỦA DÂN OAN CÓ GÌ MÀ TỰ HÀO ( THẰNG NÔG THẤT ĐỨC NÊN YẾU XÌU )LO CƯỚP CỦA DÂN VỀ GÌA CƯỚP LỒN CỦA CON .CHẾT THEO MẸ MÀY ĐI MẠNH