Nguyễn Trọng Dân – Hãng thông tấn Reuter vừa mới thừa nhận Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Ba của Hoa Kỳ, đóng tại San Diego thuộc tiểu bang California – Hoa Kỳ, có trách nhiệm hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương gần khu vực châu Mỹ, nay nhận lãnh trách nhiệm phải làm việc phối hợp cùng chung với Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Bảy trong các hoạt động giữ gìn an ninh tại châu Á Thái Bình Dương, nhất là khu vực tiềm ẩn đầy bất ổn như vùng biển Nhật Bản – Trung Quốc chẳng hạn.
Điều này cho thấy, Hạm Đội Bảy không còn một mình cán đáng an ninh hàng hải cho toàn vùng biển châu Á Thái Bình Dương như trước nữa, nay có thêm Hạm Đội Ba phụ một tay.
Hành động điều động thêm Hạm Đội Ba vào vùng biển châu Á Thái Bình Dương cho thấy Hoa Kỳ dứt khoát răn đe hành động của Trung Quốc cho xây hàng loạt các đường bay quân sự trên các đảo còn đang trong vòng tranh chấp kiện tụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ thừa nhận vùng châu Á Thái Bình Dương đang gia tăng những bất ổn đáng kể tạo ra bởi Trung Quốc. Báo cáo gần đây nhất của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Bảy cho biết Bắc Kinh đã xây hoàn tất bảy đảo nhân tạo với ba sân bay quân sự nhằm đối phó với ưu thế hàng không mẩu hạm của Hải quân Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong vùng đã thường xuyên kêu gọi Trung Quốc phải chấm dứt xây dựng các đảo nhân tạo và phi trường quân sự tại các đảo còn đang tranh chấp nhưng Trung Quốc chỉ hứa hẹn suông mà thôi chứ không thật sự ngừng các dự án xây dựng của mình.
Sự hiện diện hoạt động trở lại của Hạm Đội Ba có một ý nghĩa rất đặc biệt đối với vùng biển châu Á Thái Bình Dương vì hạm đội này chính là hạm đội đã đánh bại sức mạnh Không-Hải của Đế Quốc Nhật Bản trong thời Đệ Nhị thế chiến. Điều này chứng tỏ là từ đây về sau, Hoa Kỳ sẽ dùng các hành động quân sự để trừng phạt sự thất hứa và thái độ hung hăng của Trung Quốc, vốn làm các nước đồng mình trong vùng và cả Hoa Kỳ mệt mỏi, mất dần niềm tin cũng như kiên nhẫn đối với Bắc Kinh.
Nếu Hạm Đội Bảy có 80 chiến hạm thì Hạm Đội Ba có 100 chiến hạm, chưa tính 4 chiếc hàng không mẫu hạm. Hạm Đội Ba được thành lập năm 1943 bởi vị Đô Đốc lừng danh William Halsey và chính trên tàu chiến USS Missouri của Hạm Đội Ba, Nhật Bản đã ký bản tuyên bố đầu hàng chấm dứt thế chiến tại châu Á Thái Bình Dương vào năm 1945.
Các nhà phân tích cho rằng sự quay trở lại của Hạm Đội Ba thể hiện sự hợp tác sâu rộng hơn giữa hai siêu cường kinh tế trong vùng là Hoa Kỳ và Nhật Bản để giữ vững an ninh hàng hải. Nói một cách khác là Hoa Kỳ điều Hạm Đội Ba trở lại vùng biển châu Á Thái Bình Dương nhằm trấn an mối lo lắng của Nhật Bản trước sự hiếu chiến ngày mỗi tăng của Trung Quốc.
Chưa biết hai bộ Tư Lệnh Hạm Đội Ba và Bảy của Hoa Kỳ sẽ điều phối hoạt động bên nhau chi tiết ra sao, nhưng chắc chắn, Hạm Đội Ba sẽ tập trung mạnh ở vùng biển Nhật Bản cùng với Hạm Đội Bảy để uy hiếp trực diện hệ thống phòng thủ của Bắc Kinh.
Trong bản tuyên bố chung tại Tòa Bạch Ốc khi viếng thăm Hoa Kỳ, Chủ Tịch Cộng Sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình vẫn dứt khoát không từ bỏ lập trường thách thức sự lãnh đạo độc tôn của Hoa Kỳ có từ sau Đệ Nhị thế chiến cho đến giờ tại châu Á Thái Bình Dương bằng cách đòi Hoa Kỳ phải chia sẻ vị thế lãnh đạo này cùng với Trung Quốc. Ông Tập tuyên bố như sau: “Tôi cho rằng vùng biển Thái Bình Dương đủ rộng lớn cho hai quốc gia chúng ta cùng chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo & đảm bảo an ninh khu vực”
Ngoài Hạm Đội Bảy hùng mạnh, liệu có thêm sự hiện diện của Hạm Đội Ba với một chiến sử đầy vinh quang tại vùng biển Nhật Bản – Trung Quốc có làm họ Tập sợ mà chùn bước và thay đổi cách nghĩ hay không, thời gian sẽ trả lời vậy.
Nguyễn Trọng Dân
Theo Dân Làm Báo
Theo Dân Làm Báo
1 nhận xét:
LÚC NÀO TRONG MÁU HUYẾT QUẢN CỦA THẰNG TÀU CŨNG CÓ GIEN BÀNH TRƯỚNG.NÓ THẤY ĐCSVN NGU SI DỐT NÁT ĐÒI ĐÂU ĐƯỢC ĐÓ ,NÓ TƯỞNG BỜ CÁC NƯỚC KHÁC CŨNG VẬY NÊN MẬP MỜ ĐÁNHLẬN CON ĐEN .KHI PHI LUẬT TÂN ĐƯA ĐƠN THƯA NÓ ,ĐÚNG LÝ NÓ PHẢI TỈNH TRÍ LÀ KG DỄ BẮT NẠT CÁC NƯỚC KHÁC NHƯNG VÌ CÁI DANH HẢO MỘT MẶT LÀ THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG BẢO AN LHQ ,MẶT KHÁC Ỷ Y SAO CHÉP ĂN CẮP ĐƯỢC CÔNG NGHỆ VŨ KHÍ MỸ AI CỦNG SỢ MÌNH PHẢI XIN THẦN PHỤC LÀM CHƯ HẦU .XƯA RỒI DIỄM ƠI
Đăng nhận xét