Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Những vấn đề nan giải của Hoa Kỳ và”căn bệnh”ỷ lại của đối lập Việt Nam!


14748986828_8462e9f87a_mNguyễn Hòa Bình
“…dân tộc Việt Nam có chung một số phận, có chung một nhiệm vụ và không ai có thể cứu lấy “quốc gia” Việt Nam ngoài chính những con người Việt Nam muốn đất nước thay đổi. Mỗi cá nhân phải dứt khoát từ chối mọi sự chờ đợi mà phải vận động đoàn kết…”
Nhiều người cho rằng thế kỷ thứ XXI vẫn là thế kỷ của người Mỹ, nền kinh tế và quân sự Hoa Kỳ vẫn đứng vị trí số 1 thế giới. Từ năm 2000 cho đến năm 2015 đất nước Hoa Kỳ đã gặp nhiều biến cố “lớn” có, “nhỏ” có. Những biến cố chủ đạo vẫn xoay quanh nền kinh tế và các vấn đề quân sự, trước mắt người Mỹ đã xoay sở thành công để giải quyết những khó khăn về các vấn đề kinh tế. Nhưng sự giải quyết những khó khăn quân sự không mang tính”triệt để”và”dứt khoát”là nỗi lo âu của chính quyền Hoa Kỳ.

Các bạn đọc hãy cùng tác giả phân tích những vấn đề quân sự ảnh hưởng tiêu cực đến Hoa Kỳ trong 15 năm đầu thế kỷ XXI. Hoa Kỳ đã gieo gì và gặt hái được những gì? Và liệu trong tương lai tới Hoa Kỳ có còn duy trì được phong độ “vị trí số 1 về quân sự” hay không?
 Có lẽ không một nhà nghiên cứu “quân sự” nào biết đến chiến tranh” Vùng vịnh lần 3”(cuộc tấn công Afghanistan (2001), Iraq (2003) ) là cuộc mở đầu ảnh hưởng sâu sắc và kéo dài cho đến bây giờ đối với Hoa Kỳ và các đồng minh, khi tổng thống George W. Bush cho phép cuộc tấn công bằng hải quân và lục quân đổ bộ mục đích lật đổ chính quyền độc tài Saddam Hussein. Đó là một dấu ấn khởi đầu”mạnh tay”đối với các quốc gia độc tài ở Trung Đông, nhưng sự mạnh tay bằng võ trang đã kích động lực hồi giáo cực đoan (Trung Đông), lực lượng khủng bố Al-Qaeda…Các lực lượng này đã xem Hoa Kỳ là kẻ thù không đội trời chung.
Cuộc chiến lật đổ chính quyền độc tài Saddam Hussein được ví như “một mũi tên trúng 3 con chim”: Một là lật đổ chế độ độc tài (lí do chính đáng lôi kéo đồng minh), hai là thử nghiệm thực tiễn các loại vũ khí chiến lược tối tân, ba là thúc đẩy Trung Quốc gấp rút hành động chính sách bành trướng quân sự, bởi Hoa Kỳ đã kiểm soát nguồn cung dầu mỏ chính cho nền kinh tế phát triển vũ bão đang khát dầu, buộc Trung Quốc phải chạy đua võ trang tìm nguồn cung mới, không nơi nào khác ngoài Biển Đông (mặc dù cuộc chiến Iraq không ảnh hưởng đến “khủng hoảng dầu mỏ”, nhưng Trung Quốc hiểu rằng họ là người ảnh hưởng nhất, và người Trung Quốc sẽ biết mình cần phải làm gì).
Trong 2 nhiệm kỳ của tổng thống George W. Bush chính sách mạnh dạn đưa “quân sự” khai chiến ở Trung Đông cũng nhận lấy hậu quả không lường trước được là “vụ khủng bố (11/9/2009)” một thảm họa nối tiếp sau cuộc khủng hoảng kinh tế (2007-2009) cho nước Mỹ và buộc Hoa Kỳ phải tiếp tục dấn thân “tham chiến” chống các lực lượng khủng bố. Việc các thế lực khủng bố luôn luôn được tài trợ để phát triển cũng là một trong những bước đi của các thế lực “muốn kéo nước Mỹ xuống bảng xếp hạng” và các quốc gia đó chỉ có thể là Nga và Trung Quốc và các băng đảng Mafia buôn bán vũ khí. Gánh nặng Trung Đông vẫn là đề tài nhức nhối cho các giới chính quyền nối tiếp của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, họ phải tìm giải pháp để giải quyết dứt điểm và thoát khỏi các cuộc phiêu lưu “phải có”(1).
 Cách đối ngoại thực dụng của chính quyền Obama với các đồng minh Hoa Kỳ đã gây ra những vết thương “đáng báo động” đặc biệt với Israel. Đàm phán hạt nhân với Iran được chính quyền Obama cho là thành công tốt đẹp, nhưng cái nhìn của người “Do thái” sự nhân nhượng của chính quyền Hoa Kỳ đẩy cả Trung Đông muốn hạt nhân hóa. Sự bất ổn khu vực lại một lần nữa là đề tài khiến chính quyền Hoa Kỳ “nan giải” và Hoa Kỳ buộc phải tạm gác lại chuyện “Iran” để thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương mà chính quyền Obama đã hứa từ rất lâu để kiềm chế Trung Quốc. Và các đồng minh khối Nato đã ý thức được rằng “sự lôi kéo của Hoa Kỳ” vào những cuộc chiến ở Trung Đông ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế con người của họ. Trong tương lai Hoa Kỳ sẽ cô đơn ở Trung Đông (2).
Cuộc khủng Ukraine cũng sẽ là một gánh nặng của Hoa Kỳ trong tương lai vì đồng minh (EU) đã chia sẻ gánh nặng (bắt buộc) và Nga biết rõ không thể tiến xa hơn đối với cuộc khủng hoảng Ukraine (không thể răn đe hạt nhân, thất bại trong thời chiến tranh lạnh) mà tìm các “chiêu trò” quấy nhiễu Hoa Kỳ ở Trung Đông (Syria)(3). Quay về châu Á, những gánh nặng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đã trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây, bởi những mâu thuẫn chính trị giữa 2 miền Nam-Bắc Cao Ly xảy ra liên tục. Cuộc quấy nhiễu của hải quân, không quân Trung Quốc ở khu vực hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư tạo ra những mâu thuẫn chính trị giữa Nhật (Hoa Kỳ)-Trung Quốc.
Chưa bao giờ, quân đội Hoa Kỳ lại xoay chuyển, điều binh “vất vả” đến thế kể từ sau khi thế chiến thứ II kết thúc, hạm đội 7 (Thái Bình Dương) lại trở thành trung tâm gánh nặng quân sự ở Châu Á, buộc các hạm đội khác sẽ tham gia chia sẻ gánh nặng ở Châu Á và sự suy yếu ở Trung Đông sẽ được Nga, Iran tận dụng.(4) Trung Quốc đang bành trướng ở Biển Đông, và người Mỹ hiểu rằng mục đích của sự bành trướng quân sự (1974) từ hướng Đông Nam là răn đe “hạt nhân” vào lãnh thổ của nước Mỹ bằng lực lượng tàu ngầm hạt nhân để có quyền “đập bàn” trong những cuộc đàm phán đối ngoại với chính quyền Hoa Kỳ.
Chính quyền Tập Cận Bình đang cố tỏ ra cứng rắn, bởi chỉ có cứng rắn trước một chính quyền 8 năm mà họ xem là mềm yếu và đó cũng là lí do Tập Cận Bình tranh thủ sang thăm chính quyền Obama để “nói chuyện chia sẻ quyền lợi trên Biển Đông”. Nếu một chính quyền cứng rắn hơn (sẽ có khi chính quyền Obama hết nhiệm kỳ) thì có lẽ, chính quyền Tập Cận Bình hiểu ra rằng “xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ xảy ra” và họ sẽ bị phủ đầu và cả hai bên đều bất lợi. Những quốc gia EU, Nga, Nhật Bản sẽ thừa thế xông lên sắp xếp lại trật tự thế giới, sự nhượng bộ của chính quyền Tập Cận Bình sẽ diễn ra và Trung Quốc sẽ tiếp tục bất chấp hậu quả “môi trường, con người” để phát triển kinh tế tiếp tục chạy đua võ trang hoặc thay đổi tư duy dẫn đến thay đổi thể chế để diễn biến hòa bình diễn ra một cách tự nhiên. Cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trong giai đoạn “cân não” và thế chủ động đang thuộc về Trung Quốc.(5)
Hoa Kỳ đang đứng trước những gánh nặng hết sức khó khăn và nan giải về quân sự, tác giả “chắc chắn” không một nhà phân tích, nghiên cứu nào đoán trước được “bảng xếp hạng” trong tương lai sẽ thay đổi như thế nào nếu không có một thế chiến thứ 3 diễn ra. Chúng ta cũng hình dung ra được là sự bận bịu của chính quyền Hoa Kỳ như thế nào, thực tế đã cho thấy “chính sách nặng tay với các quốc gia độc tài” trong những năm (2008-2015) đã không thực hiện gì nhiều để tạo áp lực đối với chính quyền Hà Nội thay đổi “thể chế”. Đối lập dân chủ Việt Nam đã quá ỷ lại vào “ngoại lực (Hoa Kỳ)” với hy vọng nó sẽ tạo áp lực đến chính quyền Hà Nội.
Mỗi cá nhân chúng ta cần nhìn lại, xem xét lại những bước đi chậm chạm của các nhà bất đồng chính kiến, dân chủ độc lập; các tổ chức dân chủ trong và ngoài nước; xã hội dân sự trong nước mà cần phải có những bước tiến “lớn” hơn nữa. Các tổ chức dân chủ, xã hội dân sự cần đồng thuận một tư tưởng chính trị “đúng đắn” của một tổ chức dân chủ “tiên phong, vượt trội”. Và các thành viên của xã hội dân sự, các nhà dân chủ, bất đồng chính kiến độc lập cần mạnh dạn tạo ra những bước đệm cho lòng can đảm để dấn thân vào những tổ chức dân chủ đúng đắn. Chúng ta phải hiểu rằng dân tộc Việt Nam có chung một số phận, có chung một nhiệm vụ và không ai có thể cứu lấy “quốc gia” Việt Nam ngoài chính những con người Việt Nam muốn đất nước thay đổi. Mỗi cá nhân phải dứt khoát từ chối mọi sự chờ đợi mà phải vận động đoàn kết và bắt buộc phải đoàn kết. Bởi chỉ khi một tổ chức dân chủ đủ mạnh để trở thành một “Chính Đảng” mới có thể thay đổi thực trạng đất nước.
Nguyễn Hòa Bình
Theo Thông Luận

Không có nhận xét nào: