Nhà sử học – Giáo sư Tân Hạo Niên nhận lời mời tham dự buổi diễn thuyết chuyên đề “Hai Trung Quốc và quan hệ với vận mệnh của Đài Loan” được tổ chức tại Đài Loan (Chung Nguyên – Đại Kỷ Nguyên)
Tại Đài Loan, vào ngày 15 tháng 9, Giáo sư Tân Hạo Niên – một sử gia có tiếng của Trung Quốc (hiện đang định cư tại Mỹ) đã có một buổi thuyết trình giới thiệu cho cuốn sách mang tựa đề “Vận mệnh của Trung Quốc và tiền đồ Đài Loan”. Ông bày tỏ, tại Trung Quốc đại lục có rất nhiều những học giả, phần tử tri thức cũng giống như ông, đã từng trải qua một thời gian nghiền ngẫm về những sự kiện như Cách mạng Văn hóa, phản cực hữu, “kháng chiến rốt cuộc là do ai đánh?”. Từ đó, cũng như ông, những người Trung Quốc khác đã có một sự thức tỉnh về lịch sử, họ đã nhận ra rằng chỉ đến thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, đất nước Trung Quốc mới thật sự bước lên con đường dân chủ, mới là một “tân Trung Quốc” (Trung Quốc mới) theo đúng nghĩa.
Trung Hoa Dân Quốc là chính thống, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới là ngụy quyền
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ lúc cướp được giang sơn Trung Hoa cho đến nay đã luôn luôn nhồi nhét dân chúng rằng “không có đảng Cộng sản thì không có Trung Quốc mới”, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một “tân Trung Quốc”. Trong khi đó, thời kỳ lịch sử khi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vẫn còn tại đại lục đã bị ĐCSTQ hạ thấp vai trò thành một “cựu Trung Quốc”, đồng thời họ còn tuyên bố rằng Trung Hoa Dân Quốc đã bị diệt vong.
Ông Tân Hạo Niên bày tỏ, cuộc cách mạng của Tôn Trung Sơn là một cuộc cách mạng duy nhất không cần đến hoàng đế kể từ sau thời nhà Tần. Vào năm 1912, khi Trung Hoa Dân Quốc ra đời cũng chính là thời điểm chuyển đổi từ một chế độ chuyên chế tập quyền thành một “tân Trung Quốc” dân chủ. Ông nói, nhưng đến năm 1949, cuộc cách mạng thành lập nên nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đạp đổ cuộc cách mạng cộng hòa của Tôn Trung Sơn, lật đổ nền dân chủ của Trung Hoa Dân Quốc (tại đại lục), tái sinh một chế độ chuyên chế và một “tân Trung Quốc giả hiệu” đồng thời họ đã thi hành một chính sách thống trị tập quyền đối với dân chúng.
“Từ năm 1979, trong xã hội, người dân đại lục đã bắt đầu tiến hành xét lại”. Xét lại Cách mạng Văn hóa, phủ định Cách mạng Văn hóa, xét lại chủ nghĩa chống cực hữu, phủ định chủ nghĩa chống cực hữu; xét lại cải tạo xã hội chủ nghĩa, phủ nhận cải tạo xã hội chủ nghĩa; xét lại “tam phản ngũ phản”, phủ định “tam phản ngũ phản”; xét lại cuộc cải cách ruộng đất, phủ định cải cách ruộng đất của Đảng Cộng sản..
Theo ông, khi đặt Trung Quốc dưới sự thống trị của mình, ĐCSTQ đã Marxist hóa toàn bộ đất nước. Họ sợ nhất hai thứ, họ sợ Trung Hoa Dân Quốc và họ sợ Quốc Dân Đảng ngày hôm nay. Ông đã giải thích nguyên nhân, bởi vì Trung Hoa Dân Quốc là chính thống, sự chính thống của một Trung Quốc dân chủ và tiến bộ, ngoài ra Tưởng Giới Tạch từng là một trong những người sáng lập và cũng là người bảo vệ quốc gia chính thống. Bắt đầu kể từ khi cuộc kháng chiến thắng lợi tròn 40 năm, Trung Cộng vì để xây dựng mặt trận thống nhất nên phải thừa nhận Quốc Dân đảng đã từng tham gia kháng chiến. Mãi đến năm 1985, người dân đại lục cuối cùng cũng phải xét lại “kháng chiến là do ai đánh đây?”, “rốt cục là do ai lãnh đạo mà đánh?”.
“Kết quả của cuộc xét lại này là gì?” Ông bày tỏ: tức là hàng loạt các học giả và phần tử tri thức giống như ông cũng phải xét lại “ai mới là tân Trung Quốc?” Cũng từ cơ sở đó, ông viết cuốn sách “Ai là tân Trung Quốc”. “Bởi vì chúng ta cần phải nhận thức lại, ai mới là cách mạng cộng hòa? Ai mới là cách mạng cộng sản? Ai mới là người lật đổ chuyên chế? Ai muốn phục dựng sự chuyên chế? Ai muốn bước sang con đường cộng hòa? Ai muốn tiếp tục lái theo vết xe đổ chuyên chế?”
Ông Tân Hạo Niên còn nói, Trung Hoa dân quốc cũng giống như 4 nước cộng hòa ở châu Âu: Anh, Pháp, Nga, Đức đều là thuận ứng nhân tâm, lật đổ chuyên chế, kết thúc chế độ phong kiến tập quyền và sáng lập nên nhà nước cộng hòa. Từ đó mới có tổng thống, quốc hội, chính đảng, chỉ riêng các đảng chính trị tự do đã đăng ký ở cơ quan Dân chính đã đạt trên con số 85.
Vào ngày 15 tháng 9, Giáo sư Tân Hạo Niên – tại buổi thuyết trình giới thiệu cho cuốn sách mang tựa đề “Vận mệnh của Trung Quốc và tiền đồ Đài Loan”, được tổ chức tại Đài Loan (Chung Nguyên – Đại Kỷ Nguyên)
Trung Hoa Dân Quốc là tân Trung Quốc của dân tộc Trung Hoa
Ông có đề cập đến, thời gian để Trung Quốc đi từ một nền kinh tế chuyên chế được cải cách vào cuối triều Thanh cho đến khi có được một nền kinh tế thị trường tự do chỉ vỏn vẹn trong 8 năm sau khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập. Tổng kim ngạch đầu tư trong nền kinh tế này đã vượt qua 40 năm mở cửa cải cách của triều Thanh. Nếu so với trước kia, quyền tự do ngôn luận và xuất bản của người dân Trung Quốc bị hạn chế, thì sau cách mạng Tân Hợi, dân chúng trên có thể phê bình tổng thống, dưới có thể vạch trần tệ nạn. Đất nước Trung Quốc đã đi từ môi trường văn hóa tương đối tự do đến một nền văn hóa đa nguyên cởi mở.
Ông nói, sau khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, tuy rằng có một đoạn thời gian đụng phải sự nổi dậy của các tập đoàn quân phiệt như Viên Thế Khải, Trương Huân, Bắc Dương quân, khiến cho nền cộng hòa pháp trị trở nên hỗn loạn trong suốt 17 năm, nhưng quốc hiệu vẫn được duy trì thống nhất. Từ năm 1928 đến năm 1949, tuy rằng tình hình đối nội và đối ngoại có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng các biện pháp ổn định cũng có hiệu quả, họ vẫn xây dựng được nền kinh tế quốc dân. Tưởng Giới Thạch đã lãnh đạo cuộc chiến tranh vệ quốc đi đến thắng lợi, xóa bỏ được mọi tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, Trung Quốc đã đứng trong hàng ngũ bốn quốc gia lớn chống lại chủ nghĩa Facis và là một trong những thành viên sáng lập ra Liên Hợp Quốc, “người Trung Quốc đã thực sự đứng dậy”.
“Trung Hoa Dân Quốc là một tân Trung Quốc của dân tộc Trung Hoa”, nhưng ông Tân Hạo Niên lại rất nỗi niềm với vận mệnh đầy trắc trở của con dân xứ sở này khi phải đối mặt với các thế lực xâm lược từ bên ngoài như Liên Xô và Nhật Bản. “Chúng ta đã đánh thắng người Nhật, nhưng lại thua Trung Cộng, một thế lực được sự bảo hộ của Liên Xô. Cuộc chiến Quốc – Cộng không phải là một cuộc nội chiến mà đó là ngoại chiến, là nước Cộng hòa Soviet Trung Hoa đánh Trung Hoa Dân Quốc. Trong giai đoạn này, Liên Xô đã cung cấp đến 3.3 tỷ đô la vật tư quân dụng cho Trung Cộng (Đảng Cộng sản Trung Quốc). Đảng Cộng sản thông qua con đường giả vờ làm cách mạng để khôi phục nền chính trị chuyên chế, qua 60 năm dưới ách thống trị tập quyền đã khiến cho hàng chục triệu người Trung Quốc phải mất mạng”.
Vào ngày 15 tháng 9, Giáo sư Tân Hạo Niên – tại buổi thuyết trình giới thiệu cho cuốn sách mang tựa đề “Vận mệnh của Trung Quốc và tiền đồ Đài Loan”, được tổ chức tại Đài Loan (Chung Nguyên – Đại Kỷ Nguyên)
Người dân Trung Quốc thức tỉnh, nền chuyên chế tập quyền của ĐCSTQ còn chèo chống được bao lâu?
Ông Tân Hạo Niên phát biểu, quan sát xu thế thế giới ngày nay, những nền chính trị chuyên chế sắp được thay thế bởi những nền cộng hòa dân chủ. Tại nước Anh, các cuộc cách mạng và nổi dậy phải nổ ra liên tiếp trong suốt 48 năm mới có thể cho ra đời chế độ quân chủ lập hiến. Nước Pháp phải trải qua những 62 năm khởi nghĩa mới có thể thấy được dân chủ; nước Nga qua 74 năm mới được hồi sinh kể từ cuộc nổi dậy của Đảng Cộng sản, Đức cùng từng có nước Cộng hòa Weimar, cuối cùng đến năm 1991, đông Đức và tây Đức cũng đã thống nhất dưới một nền cộng hòa chung.
Ông nói, mãi đến tận thời mở cửa, dân chúng Trung Quốc mới bắt đầu trải qua một cuộc xét lại, mới biết được Trung Hoa Dân Quốc thật sự có một nền chính trị đi theo con đường dân chủ, trả quyền chính trị về cho nhân dân. Họ cũng mới nhận thức được rằng: Đảng Cộng sản là sự trỗi dậy của một chế độ tàn khốc, độc tài và nhuốm máu tanh. Người dân Trung Quốc đại lục đã có một sự thức tỉnh về mặt lịch sử. Hiện nay 1.3 tỷ người dân Trung Quốc đang phải sống trong sự thống khổ, nhân dân Trung Quốc và ĐCSTQ là một mối quan hệ đối kháng, so sánh với con đường mà nhân dân các nước Anh, Pháp, Đức đã đi qua, ĐCSTQ sớm muộn cũng sẽ tới hồi kết. Ngày nay, người dân Trung Quốc thường tự gọi mình là “dân trong khu vực bị chiếm đóng”, nền thống trị chuyên chế của ĐCSTQ đã được dựng lên trong 66 năm, liệu nó còn chống chọi được bao lâu?
Ông Tân Hạo Niên còn kể: năm 1994, khi ông vừa ra hải ngoại, lúc đến phố Đường Nhân tại San Francisco, dọc suốt hai bên đường là lá quốc kỳ “thanh thiên – bạch nhật – mãn địa hồng” của Trung Hoa Dân Quốc, sau đó ông mới phát hiện ra rằng, bất cứ nơi đâu, hễ chỗ nào có biển là chỗ đó có quốc kỳ của Trung Hoa Dân Quốc, có kiều dân. Ông có lời ca ngợi Đài Loan: dẫu chịu sự uy hiếp vũ lực từ phía ĐCSTQ, Trung Hoa Dân Quốc dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch vẫn có thể bước đi vững chắc theo con đường chính trị mà Tôn Trung Sơn đã đề ra: trả chính trị về cho nhân dân.
Ông Tân Hạo Niên còn khen ngợi: Đài Loan có được dân chủ và tự do, vẫn còn kế thừa được văn hóa truyền thống đích thực của Trung Hoa, lại còn được tiếp thu tinh hoa văn hóa cận đại phương Tây, Trung Hoa Dân Quốc là mảnh đất tự do đầu tiên trong suốt chiều dài lịch sử 5000 năm “Trung Hoa dân quốc có sức sống thật sự, không phải là cựu Trung Quốc mà chính là tân Trung Quốc”. Ông nói, hiện nay, người dân Trung Quốc mỗi ngày đều nổ ra những hoạt động biểu tình, phản đối, ĐCSTQ đang đứng trước bờ vực sụp đổ. Chúng ta ít nhất cũng đã bảo vệ được “Trung Hoa Dân Quốc”, vẫn có thể tiếp tục giữ lửa cho ngọn đèn dân chủ ở đại lục.
Tác giả: Chung Nguyên, ĐKN Hoa ngữ | Dịch giả: Daniel Nguyen
(Việt Đại Kỷ Nguyên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét