Traders on the floor of the New York Stock Exchange on Sept. 1, 2015. (Spencer Platt/Getty Images)
Các thương nhân trên sàn giao dịch chứng khoán New York, ngày 01 Tháng Chín, 2015. (Spencer Platt / Getty Images)
New York – Chứng khoán Hoa Kỳ đã phải chịu đựng rất nhiều bất ổn, nhưng những cú sốc gần đây đã bộc lộ những thực tế quan trọng hiển nhiên về Trung Quốc, cũng như sự dịch chuyển cán cân kinh tế toàn cầu lâu nay đã bị nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư bỏ qua. Những điều đó báo trước điềm lành cho nước Mỹ, và thị trường chứng khoán tăng sẽ sớm trở lại.

Các chuẩn mực kế toán không chính xác dẫn đến đánh giá không đáng tin về lợi nhuận thực sự của phần lớn các công ty Trung Quốc giao dịch công khai. Các xếp hạng trái phiếu, thường là một chỉ số tin cậy đầu tiên của sức khoẻ doanh nghiệp, là hoàn toàn gian lận ở Trung Quốc – 97% của các công ty Trung Quốc có điểm số AA hoặc AAA, so với 1.4% các doanh nghiệp Mỹ.
Chỉ có 39% cổ phần của Trung Quốc là giao dịch có hiệu lực, được cân đối bởi các thực thể chính phủ hoặc những người sáng lập công ty, trong khi 94% cổ phần của Mỹ là trên thị trường hoạt động.
Tính đến ngày 08 tháng 6, chỉ số tổng hợp Thượng Hải đã tăng 250% so với cùng kỳ năm ngoái, sau đó nó giảm mạnh 37% trước khi ổn định phần nào vào cuối tháng 8. Tuy nhiên, thời gian trì hoãn đó đã kết thúc sau khi một lần nữa các thị trường ở Bắc Kinh lại tràn ngập thanh khoản.

Những báo cáo của các công ty Trung Quốc và giá trị thị trường chứng khoán đều gian lận giống như số liệu thống kê tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc.

Gần đây, Bắc Kinh đã mở các thị trường Thượng Hải và Hang Seng cho các nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn, nhưng họ vẫn cảnh giác chưa nhảy vào vì lý do an toàn. Những báo cáo của các công ty Trung Quốc và giá trị thị trường chứng khoán đều gian lận giống như số liệu thống kê tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc.
Sự tràn ngập của hàng nhập khẩu giá rẻ tại Wal-Mart (WMT) và lượng cổ phần chính thức bằng đồng đôla Mỹ của Trung Quốc thể hiện sức nặng của nền kinh tế Trung Quốc. Các đánh giá chính thức về GDP và tăng trưởng bị thổi phồng và không đi đôi với các chỉ số kinh tế do các nhà kinh tế học sử dụng để đo lường các nền kinh tế với số liệu thống kê tinh ranh như việc vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách, giá trị có ích của điện, và phát triển bất động sản.
Bắc Kinh báo cáo mức tăng trưởng 7% trong quý thứ hai, nhưng tốc độ tăng trưởng thực tế chỉ khoảng một nửa. Nếu các “nhà máy ma” (được dựng lên bằng các khoản vay ngân hàng nhà nước) bị đóng cửa, tốc độ tăng trưởng thậm chí sẽ thấp hơn.
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc như phá giá đồng nhân dân tệ, ngân hàng chính phủ cho các doanh nghiệp được che chở được vay trong khi đó lại ép các công ty phương Tây phải chuyển giao kiến thức nhằm tăng tốc tiếp cận thị trường đang dần mất đi tác dụng, giống như Liên Xô vào những năm 1970 và Nhật Bản trong những năm 1990.

Bắc Kinh báo cáo mức tăng trưởng 7% trong quý thứ hai, nhưng tốc độ tăng trưởng thực tế chỉ khoảng một nửa.

Hiện nay Bắc Kinh đang nhắm vào các ngành công nghệ, bao gồm cả điện thoại di động, thiết bị mạng, và sản xuất chip. Các công ty bản địa của Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức khó khăn là làm ra những sản phẩm người phương Tây muốn mua.
Kể từ sau Alexander Graham Bell, những doanh nhân đầy khao khát, ví dụ những người sáng lập Apple, Google và Twitter là những người thực sự thúc đẩy sự tiến bộ, chứ không phải các công ty lớn như IBM và Hewlett-Packard. Ở Trung Quốc, các doanh nghiệp nhà nước lớn và các doanh nghiệp tư nhân được hưởng những ân huệ của các ông chủ của Đảng Cộng sản trở thành những kẻ chuyên ủng hộ và bảo vệ thắng lợi chính trị, không phải vất vả giải quyết những vấn đề nan giải.
Ngoài ra, các công ty phương Tây khá khéo léo trong việc giữ những bí mật quan trọng của bản thân. Hãy xét xem có bao nhiêu liên doanh với những nhà sản xuất xe phương Tây bị Bắc Kinh chiếm lấy, nhưng các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc vẫn không biết làm thế nào để sản xuất ra một chiếc xe có thể xuất khẩu được.
Cuối cùng, trong lĩnh vực công nghệ, thiên hướng kiểm duyệt, bảo mật, và kiểm soát của Bắc Kinh chắc chắn sẽ đặt thêm một gánh nặng với việc đổi mới và chuyển giao công nghệ.

Trong lĩnh vực công nghệ, thiên hướng kiểm duyệt, bảo mật, và kiểm soát của Bắc Kinh chắc chắn sẽ đặt thêm một gánh nặng với việc đổi mới và chuyển giao công nghệ.

Sự chuyển đổi của Trung Quốc hướng tới một nền kinh tế tiêu dùng và dịch vụ có thể là tin xấu cho các công ty và các quốc gia chuyên bơm dầu và khai mỏ, như Exxon Mobil hoặc Zambia, nhưng lại là một tin tốt lành cho các công ty công nghệ Mỹ khác nhau, từ những công ty mở đường sản xuất ra các loại hàng hóa cấp tiến tiên phong như máy in 3-D và các sản phẩm mở đường như xe ô tô điện.
Khi thị trường Mỹ phục hồi, người chiến thắng sẽ là những công ty công nghệ cao mới khởi nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp cũ như Ford, hiện đang dốc hết sức vào việc sản xuất  ô tô sử dụng công nghệ cao, và Google đang phục vụ cho người tiêu dùng trên toàn thế giới bằng cách liên tục cung cấp nhiều giá trị hơn thông qua sự đổi mới không ngừng.
Nền kinh tế Mỹ sẽ không bị tổn thương nhiều từ sự suy thoái của Trung Quốc vì Trung Quốc mua ít hơn là bán ở đây. Tuy nhiên, đối với bất cứ thứ gì mà sự tăng trưởng Trung Quốc có được, họ sẽ không có lựa chọn nào khác mà chỉ có kinh doanh với những nhà cải cách của Mỹ.
Sự phục hồi kinh tế và giá chứng khoán Mỹ sẽ theo sau chiều hướng đó.
Khi Trung Quốc thay đổi trọng tâm, sự phát triển kinh tế của họ gây ra ít rủi ro cho nền sản xuất của Mỹ, và sẽ phụ thuộc lớn hơn vào bí quyết của phương Tây trong việc thay đổi nhanh chóng các lĩnh vực công nghệ. Điều đó sẽ tạo động lực mới cho cho doanh nghiệp Mỹ kiếm lợi và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển và thúc đẩy thị trường cổ phiếu và tăng trưởng của Mỹ.
Peter Morici, giáo sư tại trường kinh doanh Robert H. Smith Đại học Maryland, là một chuyên gia nổi tiếng về chính sách kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế. Trước đó, ông là giám đốc của Văn phòng Kinh tế tại Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ. Theo dõi ông trên Twitter tại  @pmorici1.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.