Tổng thống Mỹ Obama đến viếng vùng phi quân sự giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên ngày 25/03/2012.
Đức Tâm
Ngày hôm qua, 25/03/2012, trong cuộc họp báo tại Seoul, tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng khó biết rõ ai là “người giật dây “, điều khiển ở bên trong chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên, mặc dù về mặt chính thức, ông Kim Jong Un là lãnh đạo tối cao. Nguyên thủ Mỹ đặt ra câu hỏi này vào lúc Bình Nhưỡng chuẩn bị phóng một vệ tinh quan sát lên quỹ đạo.
Tổng thống Mỹ tuyên bố : « Thật là khó có được một nhận định về Kim Jong Un, một phần bởi vì tình hình tại Bắc Triều Tiên dường như xáo trộn. Người ta không thể biết một cách chắc chắn ai là người giật dây và các mục tiêu về lâu về dài của họ là gì ». Tuy nhiên, ông Obama cảnh báo là Bắc Triều Tiên sẽ càng bị cô lập, nếu thực hiện chương trình phóng vệ tinh, được dự kiến vào giữa tháng Tư. Ông cũng cam kết sẽ ngăn cản « hành vi đáng chê trách » và ý đồ « khiêu khích » của Bình Nhưỡng.
Ông Kim Jong Un chưa đầy 30 tuổi, đã lên thay cha, cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il vào giữa tháng 12 năm ngoái, để lãnh đạo một quốc gia có vũ khí nguyên tử. Nhân vật này cũng như chế độ Bình Nhưỡng vẫn là một ẩn số. Cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao những bước đi đầu tiên của tân lãnh tụ Bắc Triều Tiên, để cố gắng tìm hiểu ý đồ và vai trò của những nhân vật chính yếu trong chế độ Bình Nhưỡng.
Động thái gần đây nhất của Bắc Triều Tiên làm cho phương Tây càng khó hiểu : Chỉ vài ngày sau khi cam kết tạm ngưng các vụ bắn thử tên lửa đạn đạo và thử nghiệm hạt nhân, để có được viện trợ lượng thực của Mỹ, chính quyền Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tiến hành phóng tên lửa tầm xa, đưa lên quỹ đạo một vệ tinh quan sát, với mục đích dân sự. Thông báo của Bắc Triều Tiên gây ngạc nhiên. Hoa Kỳ và phương Tây tố cáo đây là một vụ phóng tên lửa tầm xa trá hình, vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Hội nghị Thượng đỉnh tại Seoul khai mạc ngày hôm nay, có mục đích chính là thảo luận các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các chất phóng xạ, ngăn chặn và đề phòng những nguyên liệu này lọt vào tay những kẻ khủng bố. Hồ sơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran không nằm trong chương trình nghị sự, nhưng nỗi lo ngại về việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm xa đã bao trùm lên bầu không khí Hội nghị.
Từ năm 2003, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã mở vòng đàm phán tại Bắc Kinh nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, đổi lại, quốc tế sẽ viện trợ lương thực và năng lượng cho nước này. Tuy nhiên, vòng đàm phán sáu bên đã rơi vào bế tắc từ tháng 12 năm 2008.
Hồi tháng Hai vừa qua, hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên dường như đã có được một bước tiến khi Mỹ và Bắc Triều Tiên đạt được thỏa thuận theo đó, Bình Nhưỡng tạm ngưng chương trình hạt nhân để có được viện trợ lương thực. Thế nhưng, thông báo của Bắc Triều Tiên về kế hoạch phóng vệ tinh đã làm tiêu tan mọi hy vọng. Bất chấp những lời cảnh báo của phương Tây và Mỹ, hôm thứ Bẩy, 24/03, Bình Nhưỡng tuyên bố là việc chuẩn bị phóng vệ tinh đi vào giai đoạn cuối. Theo chính quyền Seoul, thì phần chính của tên lửa đạn đạo đã được đưa đến bệ phóng, ở Tongchang-ri, phía tây bắc Bắc Triều Tiên.
Công bằng mà nói, do Bắc Triều Tiên là một quốc gia khép kín từ nhiều thập niên qua, do vậy, không phải chỉ có Hoa Kỳ mà hầu như cả cộng đồng quốc tế rất ít hiểu biết về Bắc Triều Tiên, ngoại trừ Trung Quốc, đồng minh thân cận duy nhất của chế độ Bình Nhưỡng.
Mặc dù tổng thống Obama chỉ trích là trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, cách tiếp cận vấn đề của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng không có hiệu quả, không làm cho Bắc Triều Tiên thay đổi về cơ bản cách ứng xử, thế nhưng, Hoa Kỳ không biết làm thế nào hơn là vẫn phải quay sang thúc giục Trung Quốc. Đây cũng là nội dung chính trong cuộc hội đàm ngày hôm nay, ở Séoul, giữa tổng thống Barack Obama và chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Theo RFI
Ông Kim Jong Un chưa đầy 30 tuổi, đã lên thay cha, cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il vào giữa tháng 12 năm ngoái, để lãnh đạo một quốc gia có vũ khí nguyên tử. Nhân vật này cũng như chế độ Bình Nhưỡng vẫn là một ẩn số. Cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao những bước đi đầu tiên của tân lãnh tụ Bắc Triều Tiên, để cố gắng tìm hiểu ý đồ và vai trò của những nhân vật chính yếu trong chế độ Bình Nhưỡng.
Động thái gần đây nhất của Bắc Triều Tiên làm cho phương Tây càng khó hiểu : Chỉ vài ngày sau khi cam kết tạm ngưng các vụ bắn thử tên lửa đạn đạo và thử nghiệm hạt nhân, để có được viện trợ lượng thực của Mỹ, chính quyền Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tiến hành phóng tên lửa tầm xa, đưa lên quỹ đạo một vệ tinh quan sát, với mục đích dân sự. Thông báo của Bắc Triều Tiên gây ngạc nhiên. Hoa Kỳ và phương Tây tố cáo đây là một vụ phóng tên lửa tầm xa trá hình, vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Hội nghị Thượng đỉnh tại Seoul khai mạc ngày hôm nay, có mục đích chính là thảo luận các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các chất phóng xạ, ngăn chặn và đề phòng những nguyên liệu này lọt vào tay những kẻ khủng bố. Hồ sơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran không nằm trong chương trình nghị sự, nhưng nỗi lo ngại về việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm xa đã bao trùm lên bầu không khí Hội nghị.
Từ năm 2003, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã mở vòng đàm phán tại Bắc Kinh nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, đổi lại, quốc tế sẽ viện trợ lương thực và năng lượng cho nước này. Tuy nhiên, vòng đàm phán sáu bên đã rơi vào bế tắc từ tháng 12 năm 2008.
Hồi tháng Hai vừa qua, hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên dường như đã có được một bước tiến khi Mỹ và Bắc Triều Tiên đạt được thỏa thuận theo đó, Bình Nhưỡng tạm ngưng chương trình hạt nhân để có được viện trợ lương thực. Thế nhưng, thông báo của Bắc Triều Tiên về kế hoạch phóng vệ tinh đã làm tiêu tan mọi hy vọng. Bất chấp những lời cảnh báo của phương Tây và Mỹ, hôm thứ Bẩy, 24/03, Bình Nhưỡng tuyên bố là việc chuẩn bị phóng vệ tinh đi vào giai đoạn cuối. Theo chính quyền Seoul, thì phần chính của tên lửa đạn đạo đã được đưa đến bệ phóng, ở Tongchang-ri, phía tây bắc Bắc Triều Tiên.
Công bằng mà nói, do Bắc Triều Tiên là một quốc gia khép kín từ nhiều thập niên qua, do vậy, không phải chỉ có Hoa Kỳ mà hầu như cả cộng đồng quốc tế rất ít hiểu biết về Bắc Triều Tiên, ngoại trừ Trung Quốc, đồng minh thân cận duy nhất của chế độ Bình Nhưỡng.
Mặc dù tổng thống Obama chỉ trích là trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, cách tiếp cận vấn đề của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng không có hiệu quả, không làm cho Bắc Triều Tiên thay đổi về cơ bản cách ứng xử, thế nhưng, Hoa Kỳ không biết làm thế nào hơn là vẫn phải quay sang thúc giục Trung Quốc. Đây cũng là nội dung chính trong cuộc hội đàm ngày hôm nay, ở Séoul, giữa tổng thống Barack Obama và chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Theo RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét